Mụn cóc ở chân mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây khó khăn khi đi lại và có khả năng lây lan cho người khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết mụn cóc ở chân, cách chữa trị cũng như phòng tránh hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho bạn thân.

Mụn cóc là gì

Mụn cóc hay mụn cơm là một loại mụn mọc trên da do loại virus có tên Human Papillomavirus (HPV) gây ra. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi giới tính nhưng tỷ lệ trẻ em và người già mắc bệnh sẽ thấp hơn nhiều so với người trẻ tuổi trung niên.

Mụn cóc có hình dạng như những cục sần trên da, bề mặt sần sùi, kích thước khoảng 2mm đến 10mm. Mụn có khả năng lây nhiễm cho những người xung quanh nên việc điều trị cho người bệnh là điều vô cùng cần thiết.

Nguyên nhân xuất hiện mụn cóc

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mụn cóc đó là virus Human Papillomavirus (HPV). Loại loại virus này bao gồm 100 týp vi rút, trong đó có đến hơn 40 tuýp gây bệnh ở đường sinh dục và số còn lại gây bệnh da liễu. Mụn cóc có khả năng lây lan, lây nhiễm từ những phương thức chủ yếu như:

  • Tiếp xúc trực tiếp: Virus HPV xuất hiện trên những nốt mụn cóc, vì vậy nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc của người bệnh thông qua những hành động bắt tay, ôm hoặc cọ xát làn da sẽ khiến virus lây lan. Ngoài ra, người sờ vào nốt mụn cóc sau đó chạm đến các bộ phận khác trên cơ thể cũng kéo theo virus.
  • Tiếp xúc gián tiếp: Ngoài tiếp xúc trực tiếp thì chúng ta cũng dễ dàng bị nhiễm mụn cóc nếu sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh. Chẳng hạn như những đồ dùng như giày dép, khăn rửa mặt, khăn tắm, găng tay, tất, có thể chứa virus HPV gây hại.
  • Tổn thương da: Virus HPV có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua bề mặt da bị tổn thương, điển hình như những vết trầy xước do chấn thương, vết cào, vết thương hở,…
Mun Coc
Mụn cóc dễ dàng lây lan khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mụn cóc của người bệnh

Đặc điểm của mụn cóc

Mụn cóc có nhiều loại, mỗi loại lại có đặc điểm khác nhau tùy thuộc vào type virus HPV gây bệnh. Mụn cóc ở chân xuất hiện là do virus HPV type 1, những nốt mụn này chỉ xuất hiện ở lòng bàn chân của người bệnh giống như tên gọi của chúng.

  • Mụn cóc tay: do vi rút HPV type 24, 27 hoặc 29 gây nên, đặc điểm nhận diện là những nốt nhỏ, tròn nhô khỏi bề mặt da, bề mặt sần sùi và thô ráp. Người bệnh sẽ cảm thấy đau rát khi bóp hoặc nhấn vào nốt mụn cóc tay.
  • Mụn cóc chân: Khác với mụn cóc tay,, mụn cóc ở lòng bàn chân sẽ không nhô cao hoàn toàn khỏi bề mặt da mà nằm ẩn bên dưới. Bề mặt nốt mụn có các gai nhỏ và xung quanh là viền dày màu vàng. Khi chạm vào những nốt mụn này, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức và khó khăn khi đi lại, ma sát bàn chân với mặt phẳng nào đó.
  • Mụn cóc phẳng: Cơ thể bị nhiễm virus HPV type 3, 10, 28 và 49 dẫn đến mụn cóc phẳng. Loại này kích thước nhỏ, khi sờ vào cảm giác hơi nổi nhẹ trên bề mặt da chứ không sần sùi như hai loại trên. Mụn cóc phẳng có thể mọc cùng lúc tới vài trăm nốt và trải dài ở những bộ phận như cổ, ngực, mặt, bàn tay, bắp chân, cẳng chân,… Đặc biệt nếu người bệnh gãi vào những nốt mụn này sẽ khiến mụn lan rộng sang những vùng da bình thường khác.
  • Mụn cóc sinh dục: Mụn cóc sinh dục hay còn gọi là sùi mào gà thường mọc thành cụm hình dạng như mào gà, loại này rất nguy hiểm và khó chữa trị dứt điểm. Bệnh có thể diễn biến thành nhiều giai đoạn, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục, gánh nặng tâm lý và làm suy giảm sức khỏe sinh sản của người bệnh.

Mụn cóc ở chân

Mụn cóc chân thường xuất hiện ở những vị trí như ngón chân, gót chân, lòng bàn chân, mắt cá chân. Đặc biệt lòng bàn chân là nơi phát triển mụn thuận lợi nhất bởi sự di chuyển hàng ngày và virus HPV thường xâm nhập vào vùng này. Triệu chứng mụn cóc ở chân ban đầu rất dễ bị nhầm với vết chai sạn thông thường trên chân. Tuy nhiên bạn cần lưu ý mụn cóc sẽ có chấm đen nhỏ li ti trên bề mặt, còn vết chai sạn sẽ không có mao mạch máu mà mang màu ngả vàng.

Mun Coc O Chan
Mụn cóc ở chân

Tùy vào kích thước và số lượng mụn mà có thể đánh giá tình trạng tổn thương người bệnh gặp phải. Mụn cóc chân càng phát triển sẽ ăn sâu vào da, khiến người bệnh cảm thấy như nhẫm lên một viên sỏi sắc nhọn, đau đớn, khó chịu và thậm chí là bị hạn chế khả năng đi lại.

Cách chữa mụn cóc ở chân

Mụn cóc ở chân có thể tự động biến mất sau một thời gian, nhưng đa phần đều phát triển to lên, gây nhiều đau đớn và cản trở việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chính vì vậy cần phát hiện kịp thời cũng như điều trị mụn cóc ở chân dứt điểm bằng những biện pháp an toàn, hiệu quả nhất. Một số cách có thể dùng chữa trị mụn cóc ở chân cụ thể như:

  • Chấm dung dịch Acid Salicylic: Dung dịch này có khả năng phá hủy những tế bào sừng và virus HPV bằng cách làm bong tróc những tế bào bệnh. Acid Salicylic cũng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh để chống lại sự hình thành mụn cóc trên những vùng da khác. Cách làm này tiết kiệm chi phí và ít gây đau đớn nhưng hiệu quả khá chậm, nốt mụn cóc có thể sau vài tuần mới biến mất.
  • Áp lạnh: Phương pháp sử dụng chất lỏng lạnh nitơ để đóng băng nốt mụn cóc ở chân, thường kết hợp cùng acid salicylic cho đến khi mụn cóc ở chân được loại bỏ hoàn toàn. Ưu điểm của cách này là hạn chế virus xâm lấn sang những vùng khác nhưng sẽ để lại sẹo sau khi kết thúc điều trị.
  • Tiểu phẫu: Với những nốt mụn cóc to ở chân thường được ưu tiên áp dụng phương pháp tiểu phẫu. Các bác sĩ sẽ sử dụng kim điện để lấy những hạt mụn cóc ở chân ra khỏi cơ thể kết hợp với Acid Salicylic để tiêu diệt virus.
  • Đốt điện: Với những nốt mụn cóc ở chân có kích thước nhỏ hơn 1cm và xuất hiện ở những vị trí khó phẫu thuật thì có thể lựa chọn phương pháp đốt điện. Phương pháp này sử dụng dòng điện có tần số cao thể tiêu diệt ổ mụn và virus nên rất nhanh gọn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng đốt điện sẽ làm tổn thương lớp biểu bì, gây đau đớn và mất rất nhiều thời gian để hồi phục hoàn toàn. Vì vậy sau khi đốt điện, người bệnh cần chăm sóc vết thương kỹ lưỡng để tránh nhiễm trùng.
  • Laser: Phương pháp điều trị mụn cóc ở chân hiện đại nhất ngày nay là sử dụng ánh sáng laser loại bỏ các mô bị tổn thương và sau một thời gian nốt mụn sẽ rụng đi. Phương pháp này có thể áp dụng cho những trường hợp tổn thương sâu, nốt mụn to trên 1cm và xuất hiện ở những vị trí có bề mặt phẳng như lòng bàn chân, gót gân. Tia laser ít gây đau đớn cho người bệnh hơn so với đốt điện nên thời gian hồi phục vết thương sau khi trị liệu khá nhanh, việc chăm sóc vết thương cũng đơn giản. Tuy nhiên người bệnh cần bỏ ra chi phí lớn và khả năng tái phát sau điều trị là không tránh khỏi.
Cach Tri Mun Coc Tai Nha
Trị mụn cóc ở chân bằng Acid Salicylic là phương pháp đơn giản nhất

Cách phòng tránh mụn cóc ở chân

Để phòng tránh lây nhiễm virus HPV cũng như việc xuất hiện mụn cóc ở chân thì chúng ta cần áp dụng những lời khuyên sau đây:

  • Giữ gìn vệ sinh đôi chân sạch sẽ, luôn khô ráo, không đi chân trần và tránh tiếp xúc những nơi ẩm ướt hoặc có khả năng lây nhiễm virus HPV.
  • Vệ sinh giày dép thường xuyên, thay tất thường xuyên và không đi chung giày dép hay tất của người khác.
  • Sát khuẩn bàn tay với xà phòng sau khi đụng chạm vào nốt mụn, đồng thời hạn chế chạm vào nốt mụn hoặc những bộ phận khác trên cơ thể để tránh lây lan.
  • Không tự ý nặn mụn hay chọc vào nốt mụn mà phải đến cơ sở y tế để điều trị an toàn, dứt điểm.
  • Không cắn móng tay và không sử dụng chung dụng cụ cắt móng tay, đồ vệ sinh cá nhân của người khác.
Woman Applying Cream On Legs
Chú ý sức khỏe bàn chân để phòng ngừa mụn cóc

Mụn cóc ở chân rất dễ lây nhiễm và khó điều trị dứt điểm nên khi nhận thấy bất cứu dấu hiệu nào của bệnh thì cần phải đến ngay cơ sở y tế đê thăm khám và chữa trị kịp thời. Đặc biệt, phương pháp tiêm phòng virus HPV đang được khuyến nghị để ngăn ngừa mắc phải virus HPV cũng như giảm thiểu những bệnh lý như mụn cóc ở chân, sùi mào gà, ung thư cổ tử cung. Hy vọng rằng những thông tin GDV Sport có thể giúp bạn hiểu rõ về mụn cóc ở chân để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.

Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh ở chân, bạn có thể tìm mua cho mình một chiếc máy massage chân. Được tích hợp những công nghệ chăm sóc sức khỏe, xoa bóp day ấn huyệt đạo, chiếc máy này sẽ chăm sóc đôi chân ngày càng khỏe đẹp hơn. Đồng thời, máy có khả năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm với sức khỏe.

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)