Nhuyễn xương là kết quả từ khiếm khuyết trong quá trình tạo xương trong cơ thể. Ở mức độ nhẹ, biểu hiện của nhuyễn xương sẽ rất nghèo nàn và thường bị bỏ qua giống như còi xương ở trẻ em. Tuy nhiên ở mức độ nặng, nó có thể gây ra đau xương, yếu cơ và khiến quá trình vận động trở nên khó khăn hơn. Dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này để giúp bạn có cái nhìn khái quát nhất.

Xem thêm: Loãng xương ở người trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

Nhuyễn xương là gì? 

Nhuyễn xương là gì?

Bệnh nhuyễn xương là sự suy yếu của xương, thường do cơ thể thiếu vitamin D trầm trọng. Chứng nhuyễn xương thường xảy ra ở đối tượng người trưởng thành. Khi tình trạng này xảy ra ở trẻ, nó sẽ được gọi là còi xương. Chứng nhuyễn xương thường xảy ra nhiều hơn ở phụ nữ, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai.

Nguyên nhân gây nhuyễn xương

Bệnh nhuyễn xương có thể xảy ra khi cơ thể không có đủ canxi, photphat để tạo thành xương. Vấn đề này có thể do nhiều nguyên nhân và thường gặp nhất là các nguyên nhân sau:

  • Ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: Ánh sáng mặt trời sẽ chuyển hóa tiền tố vitamin D thành vitamin D trong cơ thể, đây là quy trình quan trọng để hấp thụ canxi. Do đó người sống ở những khu vực ít ánh sáng mặt trời hoặc ít tiếp xúc với nắng sẽ có nguy cơ nhuyễn xương cao hơn.
  • Thiếu cung cấp vitamin D: Chế độ ăn nghèo vitamin D là nguyên nhân phổ biến dẫn tới cả loãng xương và nhuyễn xương trên toàn cầu. Vitamin D vốn là loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ canxi, phosphat.
  • Phẫu thuật đường tiêu hóa: Những loại phẫu thuật như cắt dạ dày, cắt ruột non sẽ có thể làm giảm sự hấp thu vitamin D.
  • Bệnh Celiac: là bệnh tự miễn gây tổn thương niêm mạc ruột non do ăn phải thực phẩm có chứa gluten. Điều này sẽ ngăn cản ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng như vitamin D phenytoin và phenobarbital. Từ đó gây nhuyễn xương.
  • Tác động của thuốc: Một số loại thuốc như phenytoin, phenobarbital được sử dụng để điều trị động kinh sẽ có nguy cơ gây nhuyễn xương.

Biểu hiện của bệnh nhuyễn xương

Bệnh nhuyễn xương ở trẻ em thường sẽ biểu hiện là còi xương, chậm lớn. Ở người lớn, biểu hiện của bệnh nhuyễn xương sẽ không rõ ràng nhưng có thể bao gồm các triệu chứng cùng biểu hiện sau:

Đau ở phần trên đùi, đầu gối là triệu chứng điển hình ở người bị nhuyễn xương
  • Đau xương là tình trạng phổ biến nhất, đặc biệt là ở vùng chân, đùi, đầu và đầu gối.
  • Đau cơ ở vai, mông, chân. Đôi khi còn xảy ra hiện tượng co thắt.
  • Việc đi lại khó khăn hơn.
  • Xương nhạy cảm với những cú sốc kể cả những cú sốc nhỏ. Thường dấu hiệu gãy xương khó phát hiện, đặc biệt là ở xương chân nơi chịu phần lớn trọng lượng cơ thể.

Chẩn đoán bệnh nhuyễn xương

Dưới đây là một số phương pháp giúp chẩn đoán nhuyễn xương thường được áp dụng hiện nay, cụ thể:

  • Biểu hiện lâm sàng: Tùy thuộc vào độ tuổi của người bệnh cùng mức độ nặng của bệnh mà sẽ có những biểu hiện khác nhau. Giai đoạn đầu ở người trưởng thành thì bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng nhưng càng về sau thì càng dễ xuất hiện tình trạng yếu cơ, đau xương. Gãy xương do chấn thương nhẹ hoặc do tự phát cũng là một dấu hiệu cần đặc biệt chú ý.
Xét nghiệm và khám lâm sàng để có thể đưa ra chẩn đoán được chính xác bệnh nhuyễn xương
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: Những xét nghiệm cơ bản này sẽ giúp đánh giá mức độ calci, phospho, PTH (hormone tuyến giáp), phosphatase kiềm, 25(OH)2D3 (dạng hoạt động của vitamin D) trong cơ thể. Các chỉ số này đồng thời cũng sẽ cung cấp các thông tin về sự cân bằng khoáng chất liên quan đến xương.
  • Đo tỷ trọng xương: Phương pháp này sẽ đánh giá mức độ thiểu sản xương.
  • X-quang: Kỹ thuật này cho thấy các vết nứt nhẹ trong xương, được gọi là nới lỏng khu chuyển đổi.
  • Sinh thiết xương: Kỹ thuật viên lúc này sẽ dùng kim mảnh chèn qua da vào xương để thu lấy mẫu nhỏ cho việc kiểm tra dưới kính hiển vi. Mặc dù sinh thiết xương rất chính xác trong quá trình phát hiện nhuyễn xương nhưng không cần thiết trong mọi trường hợp và thường sẽ chỉ được thực hiện khi cần đặt ra những nghi ngờ về chẩn đoán.

Các biến chứng có thể gây ra bởi nhuyễn xương

Bệnh nhân nhuyễn xương có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được nhận biết và điều trị kịp thời. Cụ thể như:

Đối với trường hợp bệnh nhẹ

Trong những trường hợp nhẹ, triệu chứng đau, khó chịu thường gặp ở một số nhóm xương, khớp gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Khả năng bị vẹo cột sống, gù lưng sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn ảnh hưởng cả tính thẩm mỹ. Xương sườn và chân sẽ có nguy cơ bị biến dạng cao nhất.

Đối với trường hợp bệnh tiến triển phức tạp 

Ở những bệnh nhân bị nhuyễn xương kết hợp cùng với loãng xương. Điều này sẽ dẫn đến những triệu chứng vô cùng khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh, cũng như chất lượng cuộc sống sinh hoạt và làm việc hằng ngày. Ngoài ra, do bị nhuyễn xương vùng đùi nên sau 6 tháng sẽ rất dễ tử vong hoặc nguy cơ không thể đi lại là tương đối cao.

Cách điều trị bệnh nhuyễn xương

Bổ sung vitamin D bằng đường uống để giảm thiểu sự thiết hụt canxi trong cơ thể

Bệnh nhuyễn xương có thể được chữa khỏi, nhưng phải kéo dài trong khoảng thời gian vài tháng (chừng 6 tháng). Một trong những yêu cầu quan trọng nhất trong điều trị bệnh nhuyễn xương đó chính là đảm bảo rằng người bệnh nhận được lượng chất dinh dưỡng cần thiết để có thể hỗ trợ quá trình khoáng hóa xương. Bổ sung vitamin D, canxi và phospho qua đường uống sẽ được chỉ định. Trong một số ít trường hợp, bạn cũng có thể được chỉ định bổ sung vitamin D dưới dạng tiêm thông qua da hoặc tiêm tĩnh mạch tại cánh tay.

Các biện pháp phòng tránh nhuyễn xương

Tham khảo ngay một số cách hữu ích dưới đây để bảo vệ sức khỏe xương cũng như ngăn chặn bệnh hiệu quả nhất:

  • Tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng mặt trời tự nhiên: Dành khoảng 15 phút vài lần mỗi tuần dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp để kích thích sản xuất vitamin D trong cơ thể. Điều này sẽ giúp hấp thụ canxi và phosphat cùng những khoáng chất quan trọng cho sức khỏe xương.
  • Tăng cường tiêu thụ thực phẩm có chứa vitamin D: Bổ sung vitamin D thông qua khẩu phần ăn là cách hiệu quả để đảm bảo cung cấp đủ chất cho cơ thể. Thực phẩm nên bổ sung gồm: ngũ cốc, dầu cá, lòng đỏ trứng, sữa và bánh mì.
  • Viên uống bổ sung vitamin D: Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ có thể kê đơn bổ sung vitamin D dưới dạng thuốc. Điều này thường được áp dụng cho những người không thể có đủ thời gian hoặc điều kiện để tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Chăm sóc sức khỏe tổng thể: Bảo đảm một chế độ ăn uống cân đối, giàu canxi và khoáng chất quan trọng. Rau xanh, sữa và sản phẩm từ sữa, cá… sẽ là những nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe xương khớp. Kết hợp với đó là các hoạt động thể dục như đạp xe, tập thể dục chịu lực, đi bộ,… giúp tăng cường sức mạnh cơ – xương – khớp cũng như duy trì khả năng cân bằng và nâng cao thể trạng.
  • Massage chăm sóc xương khớp: Ghế massage được xem là một lựa chọn điều trị hỗ trợ có lợi cho bệnh nhân nhuyễn xương, bởi nó không chỉ giúp tăng cường cấu trúc mô xương mà nó còn có thể hỗ trợ quá trình phục hồi sau chấn thương. Đối với những người mắc bệnh nhuyễn xương, massage có thể mang lại lợi ích bằng cách giảm cứng cơ, từ đó giảm bớt triệu chứng đau nhức hiệu quả.
Tiếp xúc ánh sáng mặt trời kết hợp cùng với tập thể dục để phòng ngừa nhuyễn xương

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh lý nhuyễn xương. Các thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, do đó người bệnh nên thăm khám và tuân thủ theo đúng chỉ định từ bác sĩ để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả nhất. 

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)