Rau má thường xuất hiện nhiều trong bữa ăn của những người sống ở miền quê. Loại rau này được chế biến thành các món ăn bổ dưỡng và thức uống thanh lọc cơ thể. Không chỉ vậy, có rất nhiều người bất ngờ với tác dụng chữa bệnh từ loại cây này. Vậy rau má có tác dụng gì đối với sức khỏe? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của GDV Sport để tìm hiểu về chúng nhé.

>>> Xem thêm: Rau ngổ có tác dụng gì? Cách sử dụng rau ngổ trong điều trị bệnh

Rau má là gì

Loại rau này có tên khoa học là Centella Asiatica, được biết đến với tên gọi khác là liên tiền thảo hoặc tích tuyết thảo. Chúng ưa những nơi ẩm ướt, râm mát như mương, thung lũng, các vùng khí hậu nhiệt đới. Có thể nhận biết cây rau má thông qua những đặc điểm hình thái sau

  • Rễ cây màu trắng kem, bao gồm rễ chùm ở gốc cây và rễ đốc mọc ở các đốt thân. Rễ được bao phủ bởi một lớp lông tơ mịn.
  • Thân cây thuộc loại bò lan, nhẵn, gầy, màu xanh lục, có rễ ở các đốt.
  • Lá cây màu xanh, cuống dài, đỉnh lá tròn, mặt lá trơn nhẵn, nhiều gân dạng lưới giống như hình chân vịt.
  • Hoa có màu trắng hoặc màu đỏ nhạt tùy vào khí hậu, hoa mọc thành các cụm nhỏ trên thân. 
  • Quả hình mắt lưới dày đặc, khi chín màu tím, được thu hái cùng toàn bộ lá, thân cây và rễ.
Rau Ma
Cây rau má

Rau má có tác dụng gì

Rau má có tác gì trong việc chữa bệnh

Chữa các bệnh về đường tiêu hóa

Rau má có tác dụng gì? Hoạt chất chống oxy hóa beta caroten được tìm thấy trong rau má có khả năng cải thiện sức khỏe đường ruột và đại tràng. Bên cạnh đó là glucose, các vitamin nhóm B, vitamin nhóm C trong rau má cũng giúp cải thiện tình trạng táo bón ở cả người lớn và trẻ em.

Vì vậy bạn có thể thêm món rau má vào thực đơn ăn uống hằng ngày giúp phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa.

Rau Ma 1
Rau má có tác dụng gì – Chữa trị và phòng tránh các bệnh lý về đường tiêu hóa

Giúp vết thương nhanh lành 

Rau má có tác dụng gì mà được nhiều chị em sử dụng đến vậy? Thành phần triterpenoids trong rau má được chứng minh có khả năng rút ngắn thời gian làm lành vết thương. Chính vì vậy rất nhiều loại kem dưỡng da nổi tiếng trên thị trường hiện nay đều có chiết suất từ rau má. Những sản phẩm này đều có tác dụng điều trị mụn, chống viêm, làm dịu vết thương và phục hồi da. 

Nếu bạn yêu thích phương pháp làm đẹp thiên nhiên, đừng quên đắp mặt nạ rau má thường xuyên để làm da sáng mịn nhé.

Tốt cho người mắc các bệnh liên quan đến tĩnh mạch

Các nhà khoa học đã chứng minh tác dụng của rau má đối với người mắc bệnh liên quan đến tĩnh mạch. Trong đó những người bệnh sử dụng giả dược từ rau má trong vòng 1 tháng cho thấy kết quả là các triệu chứng như mệt mỏi, phù nề tay chân, chuột rút, đau mỏi giảm thiểu rõ rệt.

Đây là do thành phần của rau má có khả năng giảm sưng và lưu thông khí huyết trong cơ thể. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ăn rau má thường xuyên giúp hỗ trợ kiểm soát huyết áp ở mức ổn định.

Giải nhiệt, hạ sốt, mát gan

Theo y học cổ truyền, loại rau này có tính hàn, hơi cay và đắng nên thường được dùng để thanh nhiệt giải độc, dưỡng gan. Nếu bạn bị dị ứng với thành phần của thuốc hạ sốt có thể sử dụng ra má để hạ nhiệt nhanh chóng. Đặc biệt vào những ngày hè oi bức, uống một ly nước rau má mát lạnh sẽ giúp cơ thể dễ chịu và cực kỳ sảng khoái đấy.

Rau má có tác dụng gì trong việc tăng cường sức khỏe

Hỗ trợ hệ tuần hoàn

Rau má chứa các khoáng chất quan trọng như canxi, sắt, phốt pho,… đây đều là những chất có lợi cho hệ tuần hoàn với vai trò kích thích máu lưu thông và tăng cường dưỡng chất đến các cơ quan nội tạng. Nhờ vậy những người thường xuyên sử dụng rau má có thể phòng ngừa được một số bệnh lý nguy hiểm như tắc nghẽn mạch máu, xuất huyết,…

Thanh lọc cơ thể

Nước ép rau má được xem như một loại nước detox cơ thể, giúp loại bỏ các chất độc hại, thậm chí là cả mỡ dư thừa thông qua quá trình bài tiết. Rau má sau khi được thu hoạch vừa có thể sử dụng trực tiếp làm nước ép, vừa có thể đem phơi khô sau đó hãm lấy nước uống hàng ngày.

Nuoc Rau Ma Kho
Uống nước rau má khô và nước rau má tươi giúp thanh lọc cơ thể

Tăng cường trí nhớ, thị lực

Dân gian thời xưa đã biết được rau má có tác dụng gì và lưu truyền bài thuốc sử dụng bột rau má khô pha với sữa để tăng cường thị lực và trí nhớ. Mặc dù tác dụng này của rau má chưa được khoa học chứng minh cụ thể nhưng chúng ta có thể nhận thấy những thành phần có trong rau má rất lành tính và cải thiện nhiều hệ cơ quan trong cơ thể.

Cong Dung Cua Rau Ma 03 768x485 1
Sử dụng bột rau má tăng cường trí nhớ

Ăn rau má như thế nào thì tốt

Sau khi biết được rau má có tác dụng gì, bạn cũng cần tìm hiểu cách ăn rau má tốt nhất cho sức khỏe. Các chuyên gia khuyến cáo rằng không nên ăn rau má liên tục trong 6 tuần nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Thay vì lạm dụng chúng, mỗi ngày bạn chỉ nên uống một cốc rau má khoảng 40g để cải thiện sức khỏe. Đối với những trường hợp mắc bệnh liên quan đến tuần hoàn máu, suy giãn tĩnh mạch uống khoảng 50-180mg chiết xuất rau má/1 ngày.

Đồng thời, tùy thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe khác nhau mà có thể ăn ít hay nhiều rau má hơn.

Một số bài thuốc dân gian từ rau má

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian trị bệnh từ cây rau má:

  • Chữa đầy hơi, táo bón: Giã một nắm rau má tươi và đắp vào rốn trong khoảng 20 phút sau đó rửa sạch.
  • Chữa đau bụng, tiêu chảy: Chuẩn bị 30g rau má tươi, lấy cả thân cây và lá. Sau đó thêm muối, có thể ăn sống hoặc luộc chín.
  • Chữa đi tiểu ra máu Chuẩn bị một nắm rau má, một nắm ích mẫu thảo. Đem rửa sạch, giã nát rồi lọc lấy nước uống.
  • Chữa vàng da do thấp nhiệt: Sắc 20g rau má với 20g đường phèn uống trong vòng một tuần.
  • Chữa đau bụng kinh, đau lưng: Rau má đang ra hoa đem đem rửa sạch, phơi khô rồi tán nhỏ. Pha bột rau má uống này 1 lần vào buổi sáng, mỗi lần dùng 1 thìa cà phê.
  • Chữa lở loét: Rau má rửa sạch, xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt rồi trộn cùng bột nếp thu được hỗn hợp sánh mịn thoa lên vùng da lở loét,
  • Chữa mụn nhọt: Chuẩn bị một nắm rau má, rửa sạch, giã mịn và đắp lên vùng da bị tổn thương.
  • Chữa ngộ độc: Nước cốt rau má tươi kết hợp với đường phèn giúp làm sạch đường ruột và thải độc hiệu quả.
  • Giảm viêm, sưng do chấn thương phần mềm: Giã nát 30g rau má tươi, vắt lấy nước hòa cùng 1 ly rượu trắng để uống.
  • Chữa viêm họng: Nước rau má tươi hòa pha cùng nước nóng giúp làm dịu họng, giảm ho.
  • Chữa xuất huyết: Rau má tươi sắc  lấy nước uống hoặc uống nước cốt rau má.
  • Trị cảm nắng: Nước cốt rau má thêm vài hạt muối để uống kết hợp dùng phần bã rau má đắp lên trán giảm cảm giác chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn.
  • Mát gan lợi tiểu: Xay nhuyễn rau má tươi, thêm nước và một chút đường phèn để uống giải nhiệt hàng ngày.
  • Giúp trẻ ăn ngon miệng: Rễ rau má rửa sạch, để ráo nước, đem xay mịn sau đó trộn cùng gạo nấu cơm hoặc quấy bột.
  • Trị sẹo: Rau má tươi rửa sạch, xay mịn rồi dùng rây lọc sạch bã. Sau đó sử dụng phần tinh chất rau má thu được thoa đều lên vùng da bị sẹo và thư giãn khoảng 15-20 rồi rửa sạch với nước. Bài thuốc trị sẹo bằng mặt nạ rau má có tác dụng tốt đối với những vết thẹo nông, mới hình thành.
3 Cach Tri Mun Tham Bang Rau Ma Rat Hay Va Hieu Qua Cho Phu Nu
Khỏe đẹp hơn nhờ những bài thuốc từ cây rau má

Tác dụng phụ

Cây rau má lành tính tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Rối loạn hệ tiêu hóa: Những loại rau có tình hàn như rau má dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy, nhiều người bụng yếu ăn rau má sống bị rối loạn tiêu hóa.
  • Giảm khả năng sinh sản: Phụ nữ ăn nhiều rau má trong một thời gian dài khiến cơ thể khó thụ thai, nghiêm trọng hơn là có thể gây sảy thai nếu bạn đang trong thai kỳ.
  • Tổn thương gan: Rau má không có lợi cho những người mắc bệnh về gian như viêm gan, suy gan bởi sẽ làm bệnh tình trầm trọng hơn.
  • Gây buồn ngủ: Sử dụng một lượng lớn rau má có thể gây buồn ngủ nên không dùng chung với thuốc an thần.

Một số lưu ý khi sử dụng rau má

Lưu ý khi dùng rau má

Không uống quá nhiều nước ép rau má trong một ngày hoặc lạm dụng các bài thuốc chữa bệnh từ cây rau má. Những bài thuốc từ cây rau má chỉ nên thực hiện trong vòng 1 tháng sau đó ngưng ít nhất nửa tháng để hồi phục cơ thể.

Nếu cơ thể xuất hiện những phản ứng như dị ứng, mẩn ngứa, phát ban, đau bụng, buồn nôn khi sử dụng rau mà thì cần ngừng sử dụng ngay.

Rau má có tác dụng gì? Ai không nên sử dụng

  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú, những người đang có dự định mang thai.
  • Những người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng rau má vì có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên. 
  • Những người đang sử dụng thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm theo liều không nên ăn rau má vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc trị bệnh.
  • Những người đang chuẩn bị thực hiện phẫu thuật, người mắc các bệnh về gan.
Mot So Luu Y Khi Mang Thai
Không dùng bài thuốc từ cây rau má cho phụ nữ có thai và cho con bú

Qua bài viết trên cả GDV Sport, chắc hẳn bạn đã nắm được rau má có tác dụng gì rồi đúng không nào. Rau má có giá thành rẻ, dễ dàng tìm kiếm cũng như chế biến thành các món ăn ngon bồi bổ sức khỏe nên hãy ăn chúng thường xuyên nhé.

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)