Ý dĩ là một loại dược liệu có tuổi thọ lâu đời và được dùng phổ biến trong Đông y. Thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh ho, sỏi, ung thư và một số bệnh lý khác. Cùng giadungviet.vn tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này qua bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về ý dĩ

Ý dĩ hay còn gọi là hạt cườm, co đuôi, may pít, bo bo và có tên khoa học là Coix lachryma-jobi L, thuộc họ Poaceae – Hòa thảo. 

Đặc điểm

Ý dĩ là một loài cây sống lâu năm, có chiều cao từ 1m – 2m. Thân cây nhẵn bóng, không có lông, có vách dọc. Lá có hình mác to và dài khoảng 10 – 40cm, rộng khoảng 3cm. Trên lá còn có các đường gân nổi rõ, gân ở giữa to. 

Ý dĩ có hoa đơn tính, mọc ở kẽ lá thành bông. Hoa thường mọc ở phía trên và hoa cái thường mọc ở phía dưới, trên hoa đực có 3 nhị. Quả ý dĩ được bao bọc bởi bẹ của lá bắc. 

Cây ý dĩ
Cây ý dĩ

Phân bố

Ý dĩ thường mọc ở miền núi có khí hậu mát mẻ, đặc biệt là tại các ven suối. Ở nước ta, chúng mọc tập chung ở các tỉnh Nghệ An, Lai Châu, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Cho tới nay thì số lượng mọc hoang đã không đủ và khi thu hoạch cần tốt rất nhiều công sức. Vậy nên, nhiều nơi đã trồng ý dĩ. 

Bố phận dùng 

Phần hạt chính là bộ phận dùng chủ yếu của cây, đặc biệt là các hạt có màu trắng thì có nhiều lợi ích trong việc làm thuốc. Ngoài ra, phần rễ của cây cũng được tận dụng sử dụng trong một số bài thuốc. 

Thu hái và sơ chế

Người ta thường thu hoạch quả khi đã chín già, trong thời gian từ tháng 8 – tháng 10. Sau khi cắt cây, người dân sẽ đập lấy quả rồi thu lấy nhân trắng, đem phơi hoặc sấy khô. Còn rễ của cây sẽ được cắt ra rồi đem đi rửa sạch, phơi đến khi khô. 

Dược liệu có thể dùng sống, sao vàng hoặc sao đen. Cần bảo quản trong nơi khô ráo, thoáng mát để tránh khỏi tình trạng bị ẩm mốc, mối mọt.

>>> Xem thêm: Tác dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ đăng tâm thảo 

Thành phần hóa học 

Trong hạt ý dĩ có chữa các thành phần hóa học như:  65% chất hydrocacbon, 5.4% chất béo, 13.7% chất protit, các axit amin như leuxin, lysin, acginin, tyrosin, histidin, chất coixin và axit glutamic.

Trong rễ ý dĩ có chứa các thành phần như: 17.6% chất protein, 7.2% chất béo, 52% tinh bột, C8H703N (6 – metoxy benzolon).

Hạt và rễ của cây ý dĩ đều chứa các thành phần thiết yếu
Hạt và rễ của cây ý dĩ đều chứa các thành phần thiết yếu

Tác dụng của ý dĩ đối với sức khỏe

Tác dụng theo y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền, ý dĩ có vị ngọt, tính hơi hàn, quy kinh vào kinh Tỳ, Phế, Thận. Có thể giúp bồi bổ cơ thể, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ. Dược liệu cũng có thể dùng để trị khí hư nhiều, kinh nguyệt không thông ở phụ nữ, giúp tăng tiết sữa, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh.

Ngoài ra, còn được dùng để chữa rối loạn tiêu hóa, bí tiểu, phù thũng, đau bụng, sốt cao, tả lỵ, viêm khớp, phong thấp lâu ngày không khỏi, béo phì và một số bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Song, chúng cũng được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh do toxoplasmosis gây ra bởi ký sinh trùng.

>>> Xem thêm: Xích thược – Dược liệu trong dân gian với nhiều giá trị tuyệt vời

Tác dụng theo y học hiện đại

  • Đối với hệ hô hấp: Dầu từ hạt ý dĩ có tác dụng lên hệ hô hấp, gây kích thích hô hấp. Liều thuốc thấp sẽ gây kích thích hô hấp, còn liều thuốc cao có thể gây ức chế hô hấp. Ngoài ra, dược liệu cũng có tác dụng làm giãn phế quản.
  • Đối với tế bào khối u: Một số nghiên cứu đã cho rằng hạt ý dĩ có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. 
  • Tác dụng trên cơ vân: Từ lâu, đã có một thí nghiệm được thực hiện trên ếch, cho thấy dầu từ ý dĩ có tác dụng làm cho cơ vân giảm và ngưng co bóp. Tác dụng này có liên hệ với cơ trơn nhưng không làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Chất coixol trong hạt ý dĩ cũng có tác dụng thư giãn đối với cơ trơn. 
  • Giảm chất béo và cholesterol: Nghiên cứu đã được thực hiện trên người và cho thấy chất xơ trong ý dĩ có thể làm giảm chất béo và cholesterol mà cơ thể hấp thụ. 
Ý dĩ có nhiều tác dụng trong y học cổ truyền và y học hiện đại
Ý dĩ có nhiều tác dụng trong y học cổ truyền và y học hiện đại

Các bài thuốc trong dân gian có ý dĩ

Bài thuốc dùng để trị ung thư phổi, dạ dày, đại tràng: Đem sao vàng 100g hạt ý dĩ, dùng để sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang. 

Bài thuốc trị răng đau, răng sâu: Nghiền nát hạt ý dĩ cùng cát cánh thành bột nhuyễn rồi nhét vào chỗ răng bị đau. 

Bài thuốc trị cơ thể đau nhức do phong thấp: Chuẩn bị 40g ý dĩ, 40g cam thảo,120g ma hoàng, 30 hột hạnh nhân đun cùng 4 chén nước đến khi còn 1.5 chén, gạn lấy nước để riêng. Tiếp tục cho thêm 3 chén nước đun còn 1 chén rồi hợp 2 chén thuốc lại sắc còn 1 chén, chia đều làm 3 lần uống hết trong ngày. 

Bài thuốc trị đờm, ho: Dùng 120g bột ý dĩ, 80g cam thảo, 40g cát cánh. Trộn đều với nhau, mỗi lần dùng 20g cùng một ít gạo nếp, nấu uống sau bữa ăn. 

Bài thuốc trị chứng tiểu ra sỏi, bệnh phổi nôn ra máu: Sắc 30 – 40g ý dĩ cùng với 500ml nước đến khi còn 250ml rồi chia làm 2 lần uống hết trong ngày. Uống liên tục trong 1 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả.

Bài thuốc trị chứng tỳ hư, tiêu hóa kém: Lấy 200g đương quy, 16g thần khúc, 100g gạo nếp, hoài sơn, ý dĩ, bạch biển đậu mỗi loại 40g, liên nhục, sơn tra, sử quân tử mỗi loại 30g. Đem tất cả đi sao vàng rồi tán thành bột mịn, chia ngày 2 lần, mỗi lần dùng 12 – 16g, uống cùng với nước ấm. 

Bài thuốc trị vàng da: Đem sắc 40g rễ cây, lấy nước uống hàng ngày.

Bài thuốc chữa phụ nữ kinh nguyệt không thông: 30g rễ cây ý dĩ tươi hoặc 12g rễ cây khô, đem đi sắc lấy nước uống trong ngày. Uống trước mỗi chu kỳ khoảng 3 – 5 thang. 

Bài thuốc cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, tiểu đục: Dùng 12g hạt ý dĩ, 10g hoài sơn đồ sao tán bột. Mỗi lần dùng 6 – 7g hòa cùng với nước cơm, cho trẻ ăn 2 – 3 lần/ngày. 

Cách dùng ý dĩ để làm đẹp:

Dùng để dưỡng da thay sữa rửa mặt: Chuẩn bị 1kg hạt ý dĩ, đem tán thành bột mịn rồi cất vào lọ kín để dùng dần. Mỗi lần dùng khoảng 50g đem ngâm với nước ấm trong một đêm để bột ý dĩ lên men. Dùng vào buổi sáng, bạn chỉ cần thoa đều bột này lên mặt rồi rửa lại bằng nước sạch là được, thực hiện liên tục 1 tuần. 

Dùng để làm mặt nạ và điều trị tàn nhang: Lấy 1 thìa cà phê bột ý dĩ trộn đều cùng 2 cà phê mật ong để được một hỗn hợp. Dùng hỗn hợp này thoa đều lên mặt, cổ, vai, ngực và các vùng da mà bạn có ý định dưỡng trắng hoặc các vùng bị tàn nhang. 

Dùng để giảm béo: Đem 10g hạt ý dĩ, 10g lá sen khô, 10g táo sắc cùng với 1 lít nước, uống hết trong ngày. Sử dụng liên tục trong 1 tháng cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập thể thao thường xuyên sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả. 

Trường hợp nào không nên sử dụng ý dĩ

  • Tránh dùng cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú 
  • Không dùng khi có dấu hiệu dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong ý dĩ hoặc các loại thảo mộc
  • Người bị táo bón, hàn nhập vào gân, hơi thở ngắn cũng không được dùng
  • Thận trọng khi dùng với thuốc tiểu đường, bởi có thể làm giảm lượng đường trong máu nhanh hơn. Cụ thể là các loại thuốc như: glyburide, tolbutamide, glipizide, glimepiride,…

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về bạch linh – Công dụng và các bài thuốc chữa bệnh

Sử dụng ý dĩ tuy đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có chứa một số tác dụng phụ khi bạn sử dụng sai cách. Vậy nên, người dùng cần hết sức thận trọng khi sử dụng, tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn chi tiết về liều dùng và cách dùng, đem lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất. 

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)