Đột quỵ là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, xảy ra đột ngột, có tỉ lệ tử vong cao hoặc để lại những di chứng nặng nề. Trong cấp cứu đột quỵ, thời gian là yếu tố quyết định nên nếu nhận biết dấu hiệu đột quỵ sớ có thể giảm thiểu nguy cơ tử vong và hạn chế nhiều hậu quả đáng tiếc.

>>> Xem thêm: Đột quỵ là gì? Nguyên nhân, tác hại và cách xử lý khi bị đột quỵ

Nhận biết đột quỵ thông qua các dấu hiệu

Đối với đột quỵ, thời gian là vàng bởi cứ mỗi phút lại có hàng triệu tế bào não chết do không được cung cấp oxy và dinh dưỡng. Lúc này can thiệp y tế nhanh chóng sẽ giúp khôi phục tuần hoàn máu não và gia tăng khả năng phục hồi. Do đó nhận biết dấu hiệu đột quỵ sớm vô cùng quan trọng.

Dấu hiệu về thị lực

Hầu hết các trường hợp đột quỵ đều bị ảnh hưởng đến thị lực, người bệnh bị mờ một mắt hoặc cả hai bên mắt. Tuy nhiên dấu hiệu đột quỵ về thị lực không rõ ràng vì chỉ có bản thân người bệnh cảm thấy. Thêm vào đó là những dấu hiệu đột quỵ khác diễn ra cùng lúc nên rất khó để bệnh nhân tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác.

Dấu hiệu ở mặt

Bệnh nhân và người nhà có thể phát hiện sớm bệnh đột quỵ dễ dàng nhất thông qua những dấu hiệu ở mặt. Quan sát mặt người bệnh sẽ có biểu hiện như hai bên mặt thiếu cân xứng, nhân trung hơi lệch về một phía, méo miệng và nếp mũi má một bên bị rũ xuống. Đây là hậu quả của tổn thương não do đột quỵ, nhất là mỗi khi bệnh nhân nói hoặc cười sẽ thấy rõ những dấu hiệu này hơn.

Dau Hieu Dot Quy

Dấu hiệu ở giọng nói

Người bệnh đột quỵ khó phát âm rõ ràng do gặp tình trạng khó nói, cơ miệng tê cứng, khó mở miệng khiến phát. Để kiểm tra xem bản thân có gặp phải tình trạng này không, bạn chỉ cần đọc lặp đi lặp lại một cụm từ, nếu nói líu lưỡi hoặc không thể phát âm thì khả năng cao đây là dấu hiệu sớm cảnh báo đột quỵ.

Dấu hiệu đột quỵ: yếu chân tay

Yêu chân tay ở bệnh đột quỵ thường khiến một bên cơ thể có cảm giác suy yếu và tê bì rõ ràng. Đối với đột quỵ gây tổn thương vùng não phải sẽ ảnh hưởng đến tay chân bên trái và tổn thương vùng não trái sẽ ảnh hưởng đến tay chân bên phải.

Để kiểm tra khả năng vận động của người bệnh, có thể thực hiện các động tác đơn giản như nhấc chân, nhấc tay, dang rộng cánh tay trong khoảng 10 giây nếu một bên tay không giữ được thăng bằng và rơi xuống thì khả năng cao là dấu hiệu của đột quỵ.

Dau Hieu Dot Quy 1

Dấu hiệu về nhận thức

Tế bào não không được cung cấp oxy và dưỡng chất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, dấu hiệu đột quỵ về nhận thức là: rối loạn trí nhớ, mất nhận thức, ù tai,…

Dấu hiệu về thần kinh

Một trong những triệu chứng xuất hiện rõ ràng nhất mà người bệnh không thể lơ là đó là cơn đau đầu dữ dội khiến người bệnh mất thăng bằng, buồn nôn, nôn mửa,…Ngoài ra tùy vào vùng não bị tổn thương mà có thể xuất hiện những dấu hiệu đột quỵ về thần kinh khác như chóng mặt đột ngột, một bên cơ mặt yếu, khó thở, tim đập nhanh,…

Những dấu hiệu khác của bệnh đột quỵ

Ngoài dấu hiệu đột quỵ thường gặp kể trên thì những dấu hiệu sau đây có thể xảy ra riêng biệt:

  • Khó nuốt.
  • Mất cảm giác ở mặt, tay chân.
  • Té ngã mà không biết lý do.
  • Mất thị lực cả cả một hoặc hai bên mắt.
  • Cơn nhức đầu bất chợt hoặc theo chu kỳ không thể lý giải.

Trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu đột quỵ nhưng bạn không thể nhận biết và xử lý kịp thời, tiến hành sơ cứu đột quỵ ngay tại chỗ đúng cách để giảm thiểu hệ quả không mong muốn về sức khỏe.

Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ

Những biến chứng của đột quỵ vô cùng nặng nề, thậm chí có thể bất ngờ cướp đi tính mạng của người bệnh. Đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao như người cao tuổi, người mắc bệnh tim mạch, béo phì, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, tiểu đường,… Do đó, bạn có thể chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Kiểm soát lượng đường huyết: Bệnh tiểu đường dẫn đến các mảng xơ vữa động mạch, gây gián đoạn quá trình vận chuyển máu đến não, tránh đường huyết tăng cao đột ngột gây đột quỵ.
  • Theo dõi huyết áp thường xuyên: Người mắc bệnh huyết áp cao cần đo huyết áp hàng ngày bởi đây là nguyên nhân chính gây đứt mạch máu não dẫn đến đột quỵ.
  • Giảm cholesterol trong máu: Giúp điều trị cũng như phòng tránh bệnh huyết áp, tiểu đường, tim mạch, đột quỵ.
  • Kiểm soát cân nặng: phòng tránh thừa cân, béo phì.
  • Ăn uống theo chế độ lành mạnh: Tăng cường bổ sung rau củ quả và hạn chế các thực phẩm nhiều đường, thực phẩm dầu mỡ, thực phẩm nhiều muối, kiêng rượu bia,…

>>> Xem thêm: Bệnh đột quỵ nên ăn gì? Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh

  • Bỏ thuốc lá: Thuốc lá chứa nhiều chất kích thích gây bệnh mạch máu não và xơ vữa động mạch. Vì vậy bỏ thuốc lá giúp giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: giúp phát hiện và điều trị các bệnh lý kịp thời.
  • Rèn luyện cơ thể hàng ngày: thông qua các hoạt động thể dục thể thao và sử dụng các thiết bị chăm sóc sức khỏe.

>>> Xem thêm: Ghế mát xa toàn thân giúp tăng cường lưu thông máu, phòng tránh nguy cơ đột quỵ

Trung bình mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, trong đó tỷ lệ tử vong chiến hơn 50% và chỉ 10% có khả năng bình phục hoàn toàn sau khi được cứu sống. Vì vậy việc phát hiện sớm và phòng ngừa đột quỵ là điều rất cần thiết để hạn chế những hậu quả đáng tiếc. Hy vọng rằng thông qua bài viết của GDV Sport, bạn đã có thể nhận biết dấu hiệu đột quỵ sớm cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)