Áp xe hậu môn hay còn được gọi là bệnh mạch lương, xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Cảm giác khó chịu khi mắc phải khiến người bệnh luôn bồn chồn, mệt mỏi và không thể tập trung. Để tránh những ảnh hưởng không tích cực, việc cập nhật và tìm hiểu những thông tin liên quan đến tình trạng bệnh là vô cùng cần thiết.
Xem nhanh nội dung
Tổng quan về bệnh Áp xe hậu môn
Apxe hậu môn là tình trạng các mô mềm quanh ống hậu môn viêm nhiễm lâu ngày tạo mủ và hình thành các ổ apxe. Nếu không được can thiệp và xử lý kịp thời, các ổ áp xe này sẽ tiếp tục lan rộng ra các bộ phận cùng các cơ quan xung quanh khiến cho người bệnh đau đớn, gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
Hiện nay áp xe hậu môn được chia thành 4 loại, bao gồm:
- Áp xe niêm mạc
- Áp xe chậu hông trực tràng
- Áp xe hố ngồi trực tràng
- Áp xe giữa lớp cơ và áp xe dưới da
Xem thêm: Ung thư hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nguyên nhân gây ra bệnh áp xe hậu môn
Có rất nhiều nguyên nhân gây khởi phát tình trạng bệnh áp xe hậu môn, trong đó những nguyên nhân thường gặp nhất là:
- Viêm nhiễm hậu môn: Đây là nguyên nhân phổ biến gây bệnh áp xe hậu môn. Việc vệ sinh không sạch sẽ, sức đề kháng suy giảm hay chỉ thực hiện một vài thủ thuật ở hậu môn nhưng không đảm bảo an toàn cũng sẽ khiến cho hậu môn bị viêm nhiễm. Tình trạng này nếu để lâu, kéo dài sẽ trở thành bệnh mãn tính và đồng thời gây tích tụ mủ tạo thành các ổ áp xe.
- Hệ miễn dịch thấp: Nguyên nhân gây áp xe hậu môn này thường sẽ gặp nhiều ở trẻ nhỏ, do cơ quan hậu môn của bé phát triển chưa hoàn thiện. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của trẻ cũng vẫn còn yếu, cơ thể chưa đủ khả năng để chống lại các hiện tượng nhiễm trùng phát sinh.
- Tiểu phẫu tại hậu môn, trực tràng: Việc thực hiện một số tiểu phẫu ở hậu môn, trực tràng, chẳng hạn như cắt trĩ, phẫu thuật polyp hậu môn… khi không được đảm bảo vô trùng sẽ dễ gây viêm nhiễm và dẫn đến hình thành các ổ áp xe chứa nhiều mủ bên trong.
- Tác dụng phụ của thuốc: Các nghiên cứu cho thấy, một số loại thuốc chữa bệnh có thể gây tình trạng kích ứng và gây ngứa ngáy hậu môn hay các biểu mô hậu môn. Nếu không có các biện pháp khắc phục kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ đối mặt với tình trạng viêm nhiễm, thậm chí là nhiễm trùng hậu môn cũng như dẫn tới hình thành các cổ áp xe tại khu vực này.
Ngoài ra, những tổn thương ở vùng hậu môn do qua trình quan hệ tình dục không đúng cách, do các bệnh lý lây qua đường tình dục hoặc do bị tắc tuyến hậu môn cũng được xem là nguyên dẫn đến ình hthành apxe hậu môn. Ngoài ra, vẫn có một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ở nhiều người như: Viêm đại tràng, viêm ruột thừa, người mắc bệnh tiểu đường, viêm loét đại tràng,…
Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết áp xe hậu môn
Khi mắc áp xe hậu môn, người bệnh sẽ xuất hiện hội chứng nhiễm khuẩn cùng với các biểu hiện đặc trưng như sốt, môi khô, lưỡi bẩn, phân có máu, nhầy mủ. Ngoài ra, một số triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện kèm gồm:
- Ngứa ngáy: Do sự kích thích của dịch nhầy nằm ở bên trong hậu môn và dịch mủ bên ngoài tăng lên khiến cho vùng da quanh khu vực này luôn trong tình trạng ẩm ướt, ngứa ngáy.
- Xuất hiện khối cứng sưng tấy: Thời kỳ đầu của bệnh, bệnh nhân áp xe hậu môn sẽ xuất hiện 1 khối cứng và sưng quanh hậu môn. Khối cứng này dần dần sẽ to lên và nếu để lâu thì có thể tự vỡ.
- Đau đớn: Là triệu chứng thường thấy nhất của người bệnh apxe hậu môn, mức độ đau này sẽ ngày càng nặng hơn và thậm chí là đau đến nỗi không ngồi được.
- Sưng viêm: Rìa hậu môn sẽ có dấu hiệu sưng thành cục, nếu ổ apxe phát viêm cấp tính mà không dẫn lưu mủ thì nó càng sưng to hơn.
- Chảy mủ: Ổ ap-xe mới hình thành hoặc bị viêm cấp tính thường có chứa mủ nhiều bên trong với mùi hôi đặc trưng, dịch mủ vàng và đặc.
Các bác sĩ khuyến cáo, bạn cần lưu ý đến các triệu chứng điển hình của bệnh áp xe hậu môn để sớm phát hiện cũng như điều trị bệnh ngay khi có dấu hiệu khởi phát. Từ đó mới có thể tránh được những ảnh hưởng tiêu cực do bệnh gây nên.
Đối tượng có nguy cơ mắc áp xe hậu môn
Những người có nguy cơ cao mắc áp xe hậu môn hầu hết đều đã từng mắc một số những bệnh lý liên quan đến hậu môn trực tràng và dẫn đến biến chứng. Cụ thể như:
- Những người đã và đang bị bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn: Khi mắc các bệnh lý này mà không được chữa trị kịp thời và dứt điểm, người bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng viêm nhiễm xung quanh hậu môn, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các ổ apxe hậu môn.
- Người mắc các bệnh viêm loét: Những người mắc viêm loét đại tràng hay suy nhược cơ thể, sức đề kháng kém, thiếu máu, thiếu dinh dưỡng, … cũng sẽ là đối tượng dễ mắc apxe hậu môn.
- Những người đang dùng thuốc điều trị bệnh trực tràng: Người bị bệnh trực tràng sẽ phải sử dụng thuốc điều trị thường xuyên, trong thuốc đó sẽ có các thành phần thuốc gây kích thích, hoại tử các mô và dần dẫn đến apxe hậu môn.
- Người có tiền sử phẫu thuật hậu môn trực tràng: Với những người đã tiến hành phẫu thuật trực tràng, vùng xương cụt, vùng đáy chậu, niệu đạo, trĩ…. nếu không được vệ sinh, chăm sóc đúng cách thì sẽ tạo điều kiện cho viêm nhiễm xâm nhập và gây biến chứng apxe hậu môn.
Biến chứng của bệnh
Áp xe hậu môn tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng, bệnh sẽ không có khả năng tự khỏi nếu không điều trị và thậm chí nó còn có thể gây ra nhiều biến chứng sức khỏe khó lường, làm ảnh hưởng đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Cụ thể một số biến chứng của áp xe hậu môn có thể kể đến như:
- Rò hậu môn: Viêm nhiễm lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho các ổ vi khuẩn ăn sâu vào bên trong của ống hậu môn, các khối áp xe vỡ ra sẽ hình thành lỗ rò nhiễm trùng gây lở loét, chảy mủ, đại tiện khó khăn…
- Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ: Cảm giác đau rát, chảy máu do áp xe hậu môn sẽ khiến người bệnh có xu hướng nhịn đại tiện. Lâu ngày sẽ mất phản xạ về nhu cầu đại tiện, phân không được đào thải khỏi cơ thể sẽ trở nên khô cứng, tích tụ trong đại trực tràng và dần làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Viêm nang lông: Tình trạng chảy mủ và dịch vàng từ khối áp xe đã vỡ sẽ gây nên kích ứng mạnh đến nang lông và gây nhiễm trùng và phát sinh viêm nang lông.
- Ung thư trực tràng: Số lượng lỗ rò áp xe hậu môn nếu ngày càng tăng lên và viêm nhiễm lây lan ở nhiều vị trí khác như bàng quang, âm đạo, trực tràng, niệu đạo… sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là nó sẽ còn làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng.
- Nhiễm trùng huyết: Nhiễm trùng sẽ lây lan đến khắp cơ thể khi các khối áp xe hậu môn không được xử lý đúng cách ngay từ đầu. Nguy hiểm nhất là tình trạng nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng con người.
- Viêm nhiễm cơ quan sinh dục: Hậu môn và cơ quan sinh dục cả nam lẫn nữ đều nằm ở vị trí gần sát nhau. Hiện tượng viêm nhiễm do áp xe hậu môn sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm lây lan sang cơ quan sinh dục và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh lý, sinh sản về sau này.
- Hội chứng Fournier: Dạng nhiễm trùng này khá hiếm gặp nhưng nếu đã xảy ra thì thường sẽ rất nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng.
- Suy giảm chất lượng cuộc sống: Sự hiện diện của những khối áp xe hậu môn khiến cho bệnh nhân không thể thực hiện các chức năng sinh lý bình thường như ngồi, nằm hay quan hệ tình dục, đại tiện, kéo theo đó là những ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm sinh lý, hạnh phúc gia đình…
Theo các chuyên gia, bản chất của khối u áp xe hậu môn là lành tính, nhưng sự tồn tại của nó trong thời gian dài sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất cũng như chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, tiên lượng của hầu hết những trường hợp áp xe đều tương đối tốt, chỉ cần được phát hiện sớm và điều trị loại bỏ kịp thời thì các tổn thương và biến chứng đó sẽ được kiểm soát tích cực.
Biện pháp chẩn đoán tình trạng áp xe hậu môn
Đối với tình trạng áp xe hậu môn, ban đầu bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi liên quan đến mức độ của cơn đau cũng thời gian xuất hiện triệu chứng… để hỗ trợ lên kế hoạch điều trị thích hợp nhất. Sau đó, một vài phương pháp chẩn đoán có thể được chỉ định tiến hành, bao gồm:
- Nội soi: Sử dụng ống soi để có thể quan sát bên trong ống hậu môn và trực tràng dưới (với trường hợp áp xe không xuất hiện trên bề mặt da tại khu vực xung quanh hậu môn).
- Xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Chẩn đoán hình ảnh: chụp CT, chụp MRI, chụp X-quang, siêu âm, trong đó MRI có cản từ là phương tiện được chẩn đoán tốt nhất.
Phương pháp điều trị áp xe hậu môn
Phương pháp điều trị đơn giản và phổ biến nhất đối với tình trạng áp xe hậu môn đó là hút mủ ra khỏi vùng bị nhiễm trùng. Cụ thể, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê rồi sau đó tiến hành hút để giảm thiểu tình trạng đau nhức, khó chịu và làm lành các mô.
Nếu áp xe có kích thước lớn, người bệnh có thể sẽ được chỉ định phẫu thuật gây mê. Sau dẫn lưu, vết thương sẽ để hở và không cần phải khâu. Với trường hợp người bệnh đang bị tiểu đường hoặc suy giảm hệ miễn dịch, bác sĩ có thể yêu cầu ở lại bệnh viện để theo dõi nhiễm trùng (nếu có). Ngoài ra, có một số phương pháp điều trị sau dẫn lưu gồm:
- Dùng thuốc kháng sinh với trường hợp người bệnh bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc bị nhiễm trùng lan rộng.
- Dùng thuốc nhuận tràng hoặc bổ sung thêm chất xơ để tránh tình trạng táo bón.
- Tắm nước ấm để giảm sưng.
- Tái khám định kỳ theo đúng chỉ định của bác sĩ để theo dõi tình trạng tái phát của bệnh.
- Tình trạng áp xe hậu môn hình móng ngựa, trên cơ nâng, lan qua lỗ bịt, hoại tử Fournier sẽ cần được phẫu thuật và có hướng điều trị riêng.
Biện pháp phòng ngừa bệnh Áp xe hậu môn
Áp xe hậu môn hoàn toàn có thể được đẩy lùi nhanh chóng cũng như giảm nguy cơ tái phát với các thói quen sinh hoạt lành mạnh sau đây:
- Tăng cường khả năng miễn dịch và sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Tích cực vận động tập thể dục hàng ngày cũng như nghỉ ngơi và thư giãn thoải mái.
- Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ, nhất là sau mỗi lần đi vệ sinh để có thể loại bỏ vi khuẩn cũng như tạo môi trường khô thoáng để chúng không phát triển gây viêm nhiễm, áp xe.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát với chất liệu thấm hút tốt để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập.
- Không quan hệ qua đường hậu môn, vệ sinh kỹ lưỡng trước và sau khi quan hệ để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
- Trường hợp mắc một số bệnh lý nhiễm trùng tại vùng niệu đạo, trực tràng, xương chậu… thì cần thăm khám và điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt để có thể ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng lây lan và hình thành áp xe.
- Không tự ý dùng thuốc có khả năng gây kích ứng mạnh để hạn chế tác dụng phụ ngoài ý muốn như mưng mủ, hình thành áp xe hậu môn, viêm nhiễm,…
- Thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc khám bệnh ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường ở hậu môn để kịp thời xử lý cũng như ngăn ngừa biến chứng.
Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến bệnh lý áp xe hậu môn. Hy vọng với những chia sẻ này, người bệnh đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chủ động phòng ngừa, theo dõi và điều trị hiệu quả.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn