>>> Xem thêm: Bệnh alzheimer ở người trẻ tuổi: Chuẩn đoán và điều trị như thế nào?
Xem nhanh nội dung
Bệnh alzheimer là bệnh gì?
Alzheimer là một bệnh lý về não gây suy giảm trí nhớ, tác động đến suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Đặc trưng của bệnh là sự suy giảm các nổn thần kinh, synap trong vỏ não và một số vùng dưới vỏ não. Khi bệnh tiến triển nặng dần sẽ tác động xấu đến công việc và cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Bệnh Alzheimer thường xuất hiện ở người già trên 65 tuổi, tuy nhiên nhiều trường hợp trung niên 50-65 tuổi vẫn có thể mắc bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh alzheimer
Y học hiện nay vẫn chưa xác định rõ ràng nguyên nhân gây bệnh alzheimer. Tuy nhiên các nghiên cứu khoa học đưa ra một số giả thiết về yếu tố dẫn đến Alzheimer như sau:
- Sự tích tụ của một loại protein trong não khiến các tế bào não lão hóa và chết dần.
- Quá trình lão hóa tự nhiên khiến các myelin bị phá hủy, làm giảm quá trình dẫn truyền tế bào thần kinh và các tế bào thần kinh chết dần.
- Sự rối loạn quá trình sản xuất và hoạt động của các chất oxy hóa trong cơ thể.
Triệu chứng thường gặp của bệnh alzheimer
Người mắc alzheimer sẽ trải qua những triệu chứng phụ thuộc vào phần não nào bị tổn thương nhiều hơn. Các triệu chứng alzheimer chủ yếu bao gồm:
Sa sút trí nhớ, giảm khả năng nhận thức
Người bệnh Alzheimer ở giai đoạn đầu không nhớ được các thông tin thu thập trong thời gian gần. Tuy nhiên trí nhớ dài hạn cũng sẽ bị ảnh hưởng sau đó và họ sẽ quên đi các sự kiện đã xảy ra từ lâu. Cùng với đó là khả năng tư duy, việc kết nối những trải nghiệm từ quá khứ và hiện tại trở nên khó khăn hơn. Giai đoạn cuối người bệnh sẽ mất đi khả năng đưa ra quyết định mình phải làm gì trước một thông tin, bối cảnh nào đó.
Trong khi đó những người bình thường, mặc dù vẫn trải qua quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể khiến trí nhớ kém đi nhưng họ vẫn có thể lưu giữ phần lớn kiến thức tiếp thu được trong nhiều năm và có một suy nghĩ, quyết định độc lập.
Diễn đạt bằng ngôn ngữ trở nên khó khăn
Alzheimer khiến người bệnh gặp khó khăn khi tham gia một cuộc trò chuyện bởi họ có xu hướng lặp lại những câu chuyện đã nói trước đó, họ không có ý tưởng để tiếp tục trò chuyện hoặc có thể dừng lại khi đang trò chuyện.
Khi bệnh tiến triển nặng hơn, khả năng nhớ đúng các từ trở nên khó khăn và người bệnh có thể sử dụng các câu từ không phù hợp với ngữ cảnh. Điều này khiến bệnh nhân khó tiếp nhận các cuộc trò chuyện cũng như người khác khó hiểu họ.
Thay đổi hành vi, tâm trạng, tính cách
Một trong những biểu hiện chủ yếu của bệnh là sự thay đổi rõ rệt trong tâm trạng, tính cách, hành vi. Họ có thể dễ dàng nổi nóng ở mọi nơi hoặc khi tiếp xúc với người khiến họ cảm thấy không thoải mái. Đặc biệt người bệnh thường cảm thấy chán nản, rối rối, nghi ngờ và lo lắng, sợ hãi.
Với những sự thay đổi này thì người bệnh có xu hướng ngại giao tiếp xã hội hoặc đôi khi cảm thấy mệt mỏi vì gia đình và công việc. Bên cạnh đó một số thói quen sẽ dần trở nên xa lạ đối với người bệnh, ví dụ nhu khả năng lên kế hoạch, sự nhạy bén với các con số,…
Nhầm lẫn về thời gian, địa điểm
Ngoài sự thay đổi tính cách thì người bệnh alzheimer còn gặp tình trạng quên mất ngày tháng và sự thay đổi của thời gian. Chẳng hạn như đang đứng ở một địa điểm nhưng họ không nhớ mục đích khi đến đây hoặc đến bằng cách nào. Ngoài ra, người bệnh cũng gặp khó khăn để tiếp nhận một sự kiện xảy ra tức thời.
Đặt đồ sai vị trí, không thể nhớ lại mình đã làm gì
Trí nhớ bị ảnh hưởng còn kéo theo tình trạng bệnh nhân đặt đồ vật ở sai vị tí và không thể nhớ ra mình đã để đâu. Không ít trường hợp người bệnh cho rằng có ai đó đã ăn cắp đồ của mình. Việc này sẽ xảy ra ngày càng nhiều hơn và thậm chí họ trở nên nghi ngờ những người xung quanh.
Chẩn đoán và điều trị bệnh alzheimer như thế nào?
Chẩn đoán bệnh
Để xác định một người mắc Alzheimer cần căn cứ vào tình trạng bệnh và loại trừ những bệnh lý có biểu hiện tương tự. Dựa trên quá trình theo dõi của bác sĩ, người bệnh chỉ được chẩn đoán mắc alzheimer khi các triệu chứng đã kéo dài hơn 6 tháng.
Thông qua việc thăm khám với bác sĩ chuyên khoa thần kinh và thực hiện các biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng như xét nghiệm, chụp chiếu có thể phát hiện sớm bệnh, từ đó có hướng điều trị hiệu quả.
Phương pháp điều trị bệnh
Hiện nay chưa có phương pháp nào chữa khỏi bệnh alzheimer, vậy nên mục tiêu chính của việc điều trị là giảm nhẹ các triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Điều này giúp bệnh nhân đối mặt với các triệu chứng alzheimer một cách dễ dàng hơn cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.
Phổ biến nhất là phương pháp sử dụng thuốc duy trì chức năng tâm thần và thuốc kiểm soát hành vi. Khi đến thăm khám tại chuyên khoa thần kinh, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định và kê đơn thuốc phù hợp. Tuy nhiên, sử dụng thuốc có thể không hiệu quả đối với một số người và có chỉ tác dụng trong một thời gian giới hạn.
Song song với sử dụng thuốc, bệnh nhân cần được người thân trong gia đình đồng hành để vượt qua bệnh tật. Càng ở giai đoạn nặng, trí nhớ càng suy giảm nên họ càng cần đến sự chăm sóc và trợ giúp của người khác. Đặc biệt, sự khích lệ của người thân có thể giúp người bệnh vui vẻ, lạc quan khi điều trị bệnh.
>>> Xem thêm:
- Phương pháp ngăn ngừa bệnh Alzheimer hiệu quả nhất
- Giải đáp: Bệnh alzheimer sống được bao lâu? Cách chăm sóc người bệnh đúng nhất
Bệnh Alzheimer sẽ âm thầm tấn công khiến người bệnh suy giảm nhận thức và thay đổi trong suy nghĩ, hành vi của mình. Nếu người nhà bạn mắc Alzheimer, hãy chuẩn bị sức khỏe, tâm lý cũng như trang bị thêm các kiến thức để chăm sóc người bệnh tốt nhất nhé.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn