Hiện nay, ở nước ta số ca được chẩn đoán mắc bệnh tử đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ngoài trẻ nhỏ, bệnh tự kỷ còn có thể xảy ra ở người lớn. Vậy bệnh tự kỷ ở người lớn là gì? Những dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở người lớn ra sao? Để có câu trả lời chi tiết nhất mời bạn cùng đọc tiếp nội dung bên dưới đây. 

>>> Xem thêm: Bệnh trầm cảm [Nguyên nhân][Dấu hiệu][Cách chữa]

Bệnh tự kỷ ở người lớn là một chứng rối loạn phức tạp về hệ thần kinh, có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ. Khiến người bệnh thể hiện những khiếm khuyết về quan hệ nhân sinh, khó khăn trong giao tiếp, sở thích, kiểm soát hành động và suy nghĩ. 

Bệnh tự kỷ ở người lớn là một rối loạn phức tạp về hệ thần kinh, ảnh hưởng tới não bộ

Tử kỷ ở người lớn bao gồm nhiều triệu chứng, những hành vi và mức độ suy giảm của chúng. Từ việc chỉ là một số khuyết tập nhỏ có thể gây ra những hạn chế trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày đến những triệu chứng suy nhược nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế. 

Những dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở người lớn còn tùy thuộc vào từng trường hợp và nguyên nhân gây nên bệnh. Tuy nhiên, chuyên gia cho biết tất cả người bệnh tử kỷ đều có chung một số biểu hiện như sau:

Đối với các mối quan hệ xung quanh mình người bệnh tự kỷ thường có những biểu hiệu như:

  • Bất thường rõ ràng về khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh, cụ thể là về nét mặt thiếu sự biểu cảm, tư thế cơ thể không được tự nhiên. 
  • Thiếu sự đồng cảm với mọi người xung quanh. Người bệnh sẽ khó có thể thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc của người khác, chẳng hạn như đau lòng hay cảm xúc buồn rầu,…
  • Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc quan tâm, chia sẻ hay hưởng thụ các lợi ích, thành tựu mà mình đạt được với mọi người xung quanh. 
  • Người bệnh không thể làm quen, kết bạn với ai đó, kể cả là cùng độ tuổi. 
Người lớn bị tự kỷ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp, không thể làm quen với mọi người xung quanh….

Trong hành vi của những người mắc chứng tự kỷ sẽ có hiểu hiện như:

  • Rập khuôn hành vi một cách máy móc. 
  • Chỉ tỏ ra quan tâm và lo lắng đến một chủ đề nhất định nào đó. 
  • Người bệnh cũng chỉ có thể tập trung vào một bộ phận của một món đồ nào đó mà không phải tất cả. Ví dụ, khi thấy một chiếc xe họ thường tập trung vào bánh xe hay một bộ phận nào khác thay vì tập trung vào tổng thể chiếc xe đó. 

Trong công việc, giao tiếp và học tập, người bệnh tử kỷ có thể  xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Không thể tự mình bắt đầu một cuộc trò chuyện hay khó có thể duy trì cuộc trò chuyện lâu dài sau khi đã bắt đầu cuộc trò chuyện với người xung quanh. 
  • Người bệnh thường học rập khuôn máy móc và hay lặp đi lặp lại nhiều lần một từ hay cụm từ mà họ đã nghe trước đây. 
  • Gặp khó khăn trong việc hiểu được ý nghĩa của các câu nói chứa hàm ý, ẩn ý của người đối diện. Chẳng hạn, khi một người mắc chứng tự kỷ có thể sẽ không hiểu được ai đó đang muốn tỏ ra vui vẻ hay hài hước. 
  • Người bệnh sẽ tiếp thu chậm hơn, học tập kém hoặc ít nói chuyện. Một nghiên cứu  còn cho biết, có tới 40% người mắc hội chứng tự kỷ sẽ không bao giờ nói chuyện. 
Người bệnh tự kỷ rất ít nói, thậm chí là không bao giờ nói chuyện

Bệnh tự kỷ ở người lớn rất khó để điều trị, cho dù đã được phát hiện từ rất sớm. Người bệnh gần như phải sống chung với căn bệnh này suốt đời. Ở trẻ nhỏ, bệnh tự kỷ đã khó để điều trị thì đối với người lớn còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng phổ biến trong việc điều trị bệnh tự kỷ ở người lớn. 

Bệnh tự kỷ ở người lớn cần được can thiệp tâm lý từ sớm và can thiệp một cách tích cực mới có thể cải thiện được vốn ngôn ngữ, khả năng giao tiếp và hành động độc lập. Khi được can thiệp điều trị, người bệnh có thể kiểm soát hành vi và cảm xúc tốt hơn với môi trường xung quanh. Lâu dần họ sẽ biết cách bảo vệ bản thân tránh khỏi nguy hiểm và biết cách lựa chọn những hành vi phù hợp với môi trường, hoàn cảnh. 

Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ khai thác tối đa về điểm mạnh và điểm yếu của người bệnh, việc này sẽ giúp họ định hướng nghề nghiệp, lựa chọn được công việc thích hợp với khả năng của bản thân trong tương lai. 

Can thiệp tâm lý từ sớm sẽ đem lại hiệu quả điều trị tích cực

Vai trò của người nhà bệnh nhân cũng rất quan trọng trong việc kết nối người bệnh với cộng đồng, giúp họ không bị cô lập với xã hội. Khi được giao tiếp nhiều hơn với mọi người xung quanh, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện một cách tích cực. Từ đó, người bệnh có thể từ từ phát triển khả năng tư duy và khả năng vận động. 

Người thân trong gia đình và động động nên dành nhiều sự quan tâm đến người bệnh. Hãy nói chuyện, động viên và khuyến khích họ. Không nên để bệnh nhân ngồi một mình, xem tivi quá nhiều, việc này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. 

>>> Xem thêm: Dấu hiệu và các phương pháp điều trị bệnh tự kỷ cho trẻ

Trên đây là tất cả thông tin về những dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở người lớn thường gặp phải. Bên cạnh đó là một số phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến cho người bệnh. Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè của bạn ngay nhé!

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)