Những người mắc bệnh lao phổi thường xuất hiện dấu hiệu điển hình là do dai dẳng. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bị lao phổi nhưng không ho, thậm chí là không có các biểu hiện lâm sàng khác. Vậy tại sao bị lao phổi lại không ho? Có nguy cơ lây không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Lao phổi là một căn bệnh không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam. Hiện nay, tỷ lệ mắc căn bệnh đang ngày càng tăng. Bệnh có thể dễ dàng phát hiện ra thông qua các triệu chứng lâm sàng thường gặp như: ho kéo dài, ho ra máu, sốt, khó thở, đau tức ngực, chán ăn, mệt mỏi,… Thế nhưng, thực tế không phải người nào mắc bệnh cũng xuất hiện đầy đủ các triệu chứng này, thậm chí một số trường hợp còn không xuất hiện bất cứ triệu chứng cảnh báo nào.

>>> Xem thêm: Bệnh lao nên ăn gì và kiêng ăn những thực phẩm gì?

Tại sao bị lao phổi nhưng không ho? Cùng tìm hiểu

Theo chuyên gia y tế, những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể thì bệnh có thể ở dạng tiềm ẩn. Thời gian ủ bệnh có thể lên đến hàng chục năm và không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu lâm sàng rõ ràng nào. 

Vì vậy, để biểu một người có mắc bệnh lao phổi hay không ngoài việc dựa vào các triệu chứng thì cần phải tiến hành xét nghiệm đặc hiệu, nhất là với những người bị lao phổi nhưng không ho. Một số loại xét nghiệm sẽ được bác sĩ chỉ định bao gồm: xét nghiệm đờm, xét nghiệm IGRA, xét nghiệm dịch tiết, xét nghiệm Mantoux,… và kiểm tra các biểu hiện bất thường ở cơ quan ngoài phổi nghi ngờ nhiễm lao. 

Bị lao phổi nhưng không ho rất có thể là hiện tượng người bệnh đang mắc lao tiềm ẩn

Trường hợp bị lao phổi nhưng không ho rất có thể là người bệnh đang mắc lao tiềm ẩn hoặc bệnh đang ở giai đoạn sớm. Những người mắc lao tiềm ẩn thường mang trong mình vi khuẩn lao bất hoạt, chưa hoạt động mạnh mẽ nên không bộc lộ rõ ràng, không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm ra ngoài cộng đồng. Nếu hệ miễn dịch của người mắc lao tiềm ẩn bị suy giảm hoàn toàn có thể tiến triển thành bệnh lao phổi thực tổn. 

Những người mắc bệnh lao phổi tiềm ẩn phần lớn đều là những người khỏe mạnh trước đó. Do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh lao phổi trong quá trình giao tiếp hoặc thông qua các hoạt động như hắt hơi, ho,….  khiến họ bị lây nhiễm. Vì lúc này hệ miễn dịch của người mắc lao phổi tiềm ẩn vẫn còn khỏe, nên sẽ làm bất hoạt vi khuẩn lao và bệnh chưa có cơ hội khởi phát. 

Trường hợp người bệnh bị lao phổi nhưng không ho hoặc lao phổi tiềm ẩn, các kết quả xét nghiệm Mantoux và xét nghiệm máu thường là dương tính. Trong khi đó, các xét nghiệm dịch tiết, xét nghiệm đờm lại cho kết quả hoàn toàn ngược lại. Khi đem đối hiếu với hình ảnh chụp X-quang, bạn sẽ thấy phổi hoàn toàn bình thường hoặc có tổn thương cũ. 

Bị lao phổi nhưng không ho có lây nhiễm không? 

Trong người mắc bệnh lao tiềm ẩn, các vi khuẩn lao đã bị bất hoạt và không thể sinh sôi. Vậy nên, chúng không có khả năng lây lan sang cho người khác. Tuy nhiên, một khi cơ thể và hệ miễn dịch suy giảm, người mắc lao tiềm ẩn có nguy cơ mắc bệnh và trở thành lao hoạt tính. Lúc này, người bệnh có thể lây nhiễm sang cho người khác. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm và dự phòng kịp thời là điều vô cùng quan trọng để tránh nguy cơ mắc bệnh lao và ngăn ngừa lây nhiễm ra cộng động. 

Bị lao phổi nhưng không ho cần được dự phòng kịp thời để tránh phát triển nặng hơn

Đối tượng nào cần điều trị dự phòng lao phổi tiềm ẩn

Tuy không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như không lây lan cho cộng đồng, nhưng người bị lao phổi tiềm ẩn, bị lao phổi nhưng không ho cần được điều trị dự phòng để giảm thiểu nguy cơ bệnh tiến triển thành lao phổi thực tổn. Việc điều trị ngay từ giai đoạn đầu này có thể làm giảm đến 90% nguy cơ mắc bệnh lao phổi. 

Tuy nhiên, không phải cũng ai cũng cần điều trị dự phòng lao phổi tiềm ẩn. Chỉ những người có sức đề kháng yếu, nguy cơ cao bệnh có thể tiến triển thành lao thực tổn như:

  • Những người đang sống cùng với bệnh nhân lao phổi. 
  • Đang dùng các loại thuốc điều trị ức chế hệ miễn dịch. 
  • Đang mắc phải một số bệnh lý như: đái tháo đường, bụi phổi, suy thận, nhiễm HIV/AIDS. 
  • Người đang chuẩn bị thực hiện phẫu thuật ghép tạng hoặc đang dùng thuốc chống đào thải sau ghép tạng. 

Giống với quá trình điều trị lao phổi, người bị lao phổi tiềm ẩn, bị lao phổi nhưng không ho phải dùng kết hợp từ 1 – 2 loại thuốc khác nhau. Trong đó có bao gồm Isoniazid và Rifampicin, người bệnh cần dùng liên tục theo chỉ định của bác sĩ trong vòng 3 tháng. Nếu chỉ dùng 1 trong 2 loại thuốc này, thời gian điều trị bệnh sẽ kéo dài tới 6 tháng. Sau khi điều trị được 2 tuần, người bệnh lao phổi tiềm ẩn cần thực hiện xét nghiệm máu lần thứ nhất, sau 6 tuần điều trị người bệnh cần thực hiện xét nghiệm máu lần thứ hai. 

Sau một khoảng thời gian điều trị nhất định người bị lao phổi tiềm ẩn cần xét nghiệm máu

Lưu ý quan trọng trong quá trình điều trị lao phổi tiềm ẩn

Để đảm bảo quá trình điều trị bệnh lao phổi tiềm ẩn đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần:

  • Tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, uống đúng giờ và đúng liều. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc điều trị bệnh lao cũng có thể gây nên tác dụng phụ như: rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới, tiêu chảy, cảm cúm, phát ban, ngứa ngáy,…. Những phản ứng này thường không gây nguy hiểm, nhưng cần theo dõi nếu bị mệt mỏi, ảnh hưởng tới sức khỏe thì người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ. 
  • Lưu ý rằng việc điều trị dự phòng chỉ có tác dụng bảo vệ khoảng 90% cơ thể trước nguy cơ tái nhiễm chứa không bảo vệ hoàn toàn. Bởi một số trường hợp vi khuẩn lao vẫn chưa bị tiêu diệt và vẫn có thể tiến triển thành bệnh trong tương lai. 
  • Hãy bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường tập thể dục thường xuyên để củng cố hệ miễn dịch, không cho vi khuẩn lao có cơ hội phát triển và sinh sôi. Bạn có thể bắt đầu tập thể dục tại nhà bằng máy chạy, tập gym ở phòng thể hình,…

>>> Xem thêm: Chăm sóc sức khỏe chủ động – Bí quyết bảo vệ bản thân khỏi bệnh tật

Tình trạng bị lao phổi nhưng không ho tuy ít gặp nhưng không phải là một hiện tượng hiếm lạ. Bởi vì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo người bệnh đang mắc bệnh lao tiềm ẩn. Nếu bạn đang thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao bị căn bệnh này hoặc xuất hiện những triệu chứng của bệnh thì nên đi khám tầm soát càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị kịp thời. 

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)