Gạo lứt là loại gạo được xát vỏ trấu bên ngoài nhưng vẫn giữ nguyên lớp cám gạo. Trong loại gạo này chứa nhiều giá trị dinh dưỡng vượt trội và đem lại vô vàn lợi ích đối với sức khỏe. Hôm nay, hãy cùng Gia dụng Việt tìm hiểu cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện cực đơn giản nhé.
Xem thêm >>>
Xem nhanh nội dung
Tác dụng của gạo lứt
Bên cạnh việc cung cấp tinh bột tốt cho bạn, trong gạo lứt có chứa nhiều vitamin B1 – B6, nguyên tố vi lượng, khoáng chất (canxi, magie, sắt, kẽm, kali,…) và các thành phần chống oxy hóa mạnh mẽ cho cơ thể. Cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện rất đơn giản, đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể như:
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Tăng cường chức năng hệ tiêu hóa
- Hỗ trợ điều trị và phòng chống bệnh tiểu đường
- Cải thiện chức năng xương khớp
- Giảm lượng cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch và huyết áp
- Phòng chống nguy cơ mắc bệnh ung thư
- Giảm cân, giữ dáng
- Đẹp da, thải độc cho cơ thể
Cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện thơm ngon, bổ dưỡng
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Gạo lứt (Chuẩn bị tùy theo số lượng người ăn. 1 bơ gạo cho 2 người ăn là phù hợp)
- Nước
- 1/4 thìa cafe muối ăn
- Ngoài ra để cơm có màu sắc hơn, bạn có thể chuẩn bị thêm rong biển nhỏ, các loại đậu tùy theo sở thích.
Các bước tiến hành
Bước 1:
- Vo sơ qua gạo
- Ngâm gạo lứt trong nước ấm khoảng 1 đến 20 tiếng để loại bỏ các tạp chất, asen và giúp gạo mềm, ăn ngon hơn
- Nếu nấu cùng các loại đậu thì có thể ngâm đậu trong thời gian này
Bước 2:
- Vo gạo lần hai và đổ nước ngâm đi
- Đong nước để nấu cơm với tỉ lệ nước 2 – gạo 1 (Lượng nước đong nấu gạo lứt dựa theo số lượng gạo ban đầu trước khi ngâm, khi gạo chưa nở)
Bước 3:
- Cho ¼ thìa cà phê muối vào nồi, trộn đều
- Đối với nồi cơm có chức năng nấu cơm gạo lứt: Chọn chế độ Brown rice
- Cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện thông thường: bật công tắc nấu như các loại gạo khác
- Khi nồi cơm ở chế độ hâm nóng, hãy ủ nóng cơm khoảng 15 phút để cơm được mềm, nở đều
Bước 4:
Chuẩn bị các món ăn kèm khác cho bữa ăn như thịt, cá, rau xanh,… Lưu ý cơm gạo lứt cần được dùng với các món ăn khác để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể bạn.
Gạo lứt phù hợp với ai?
Đối tượng nào nên sử dụng gạo lứt
Những người mắc bệnh tim mạch
Hàm lượng chất xơ, omega 3, IP6… trong gạo lứt giúp giảm thiểu cholesterol xấu trong cơ thể. Từ đó, tăng khả năng phòng ngừa các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, đột quỵ.
Những người mắc bệnh tiểu đường
Nhiều nghiên cứu về sức khỏe cho thấy việc ăn các loại gạo nguyên cám như gạo lứt có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type II và làm giảm lượng đường trong máu. Trong gạo lứt chứa thành phần lớn chất magie và chất xơ tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể.
Những người đang trong chế độ giảm cân, giữ dáng
Gạo lứt là thực đơn chủ yếu dành cho người ăn kiêng, giảm cân và duy trì cân nặng. Những người mong muốn có một lối sống lành mạnh, hạn chế tinh bột xấu cho cơ thể cũng có thể lựa chọn gạo lứt để ăn thường xuyên. Với hướng dẫn cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện, bạn sẽ có một bữa ăn đủ chất mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng.
Những ai không nên ăn gạo lứt thường xuyên
Người có bệnh về đường tiêu hóa, chức năng tiêu hóa kém
Gạo lứt khó tiêu hóa hơn gạo trắng bởi chứa nhiều chất xơ và dạ dày sẽ phải làm việc với cường độ nhiều hơn. Vì vậy những người có bệnh đường tiêu hóa sử dụng gạo lứt thường xuyên sẽ gây xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày nặng.
Người có khả năng miễn dịch kém
Thành phần gạo lứt chứa nhiều chất xơ gây cản trở khả năng hấp thụ protein của cơ thể. Việc sử dụng gạo lứt thường xuyên gây nhiều tác hại đối với những người có khả năng miễn dịch kém.
Trẻ đang ở tuổi dậy thì
Giai đoạn tuổi dậy thì cần chú trọng đặc biệt về dinh dưỡng để bổ sung năng lượng tối đa cho cho cơ thể. Ăn gạo lứt không thể cung cấp đầy đủ chất dễ dẫn tới thiếu hụt dinh dưỡng, hạn chế khả năng phát triển của trẻ.
Người mới ốm dậy, người già và trẻ nhỏ
Những người ốm dậy cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn ngày thường và hệ tiêu hóa lúc này của hoạt động nhịp nhàng. Vì vậy tránh ăn gạo lứt vào thời điểm này để giảm gánh nặng cho dạ dày.
Đối với người già và trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa hoạt động khá nhạy cảm nên hạn chế ăn gạo lứt do cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện khiến hạt gạo khá cứng, khó ăn và hấp thụ dinh dưỡng.
Với những tác dụng tuyệt vời kể trên, gạo lứt trở thành thực phẩm hỗ trợ tuyệt vời cho sức khỏe gia đình bạn. Không chỉ vậy, cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện nhanh chóng, đơn giản giúp bạn sở hữu một bữa ăn dinh dưỡng nhanh chóng. Bên cạnh đó, ngoài việc bổ sung dinh dưỡng, bạn có thể tăng cường sức khỏe bằng cách bổ sung các bài tập thư giãn với máy massage chân. Chăm sóc đôi chân với cơ chế bấm huyệt bàn chân của chiếc máy này sẽ giúp bạn hạn chế bệnh tật, tăng cường sức khỏe, giải tỏa căng thẳng nhanh chóng.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn
Câu hỏi thường gặp (3)
- Bước 1: Vo sạch và ngâm gạo trong khoảng 1-2 tiếng
- Bước 2: Vo gạo lần 2 rồi đổ nước đi. Đong nước nấu cơm theo tỉ lệ 2 nước - 1 gạo
- Bước 3: Chuyển nồi sang chế độ nấu rồi ủ ấm khoảng 15 phút khi đã chín
- Bước 4: Chuẩn bị các món ăn kèm để bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng hơn
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Tăng cường chức năng hệ tiêu hóa
- Hỗ trợ điều trị và phòng chống bệnh tiểu đường
- Cải thiện chức năng xương khớp
- Giảm lượng cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch và huyết áp
- Phòng chống nguy cơ mắc bệnh ung thư
- Giảm cân, giữ dáng
- Đẹp da, thải độc cho cơ thể
- Người mắc bệnh tim mạch
- Người mắc bệnh tiểu đường
- Người muốn giảm cân giữ dáng