Cát cánh là một vị thuốc tự nhiên nổi tiếng trong y học cổ truyền, có tác dụng tiêu nùng, tuyên thông phế khí, loại bỏ đờm, bài nùng, lợi yết,… Cây thuốc còn chủ trị các chứng do phong hàn, bế tắc ở phế như cổ họng sưng đau, ho có đờm, tắc tiếng,…

Cây cát cánh là gì?

Cây cát cánh hay còn gọi là bạch dược, kết canh, mộc tiện, phù hổ, cánh thảo,… Cây thuộc họ hoa chuông, tên khoa học là platycodon grandiflorum, có nguồn gốc từ khu vực Đông Bắc của Châu Á và phân bổ chủ yếu tại Trung Quốc, Triều tiên, Nhật Bản.

Đây là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm với thân cao khoảng 60 – 90cm. Lá cây gần như không có cuống, lá phía dưới mọc đối hoặc vòng 3 – 4 lá, phiến lá hình trứng, mép có răng cưa to. Lá phía trên khá nhỏ, đôi khi mọc so le nhau, dài khoảng 3 – 6cm, rộng khoảng 1 – 2,5cm. 

Cây cát cánh

Hoa của cây mọc đơn độc, đài có màu xanh, hình chuông rộng, dài khoảng 1cm, mép có 5 răng. Tràng hoa cũng có hình chuông, màu lam tím hoặc trắng, đường kính khoảng 3 – 5cm. Quả có hình trứng ngược. Vào tháng 5 đến tháng 8 hoa sẽ nở và kết quả vào tháng 7 đến tháng 9 hằng năm. 

Bộ phận được sử dụng, cách thu hái và chế biến

Bộ phận được sử dụng nhiều nhất để làm dược liệu đó là phần rễ. Vào tháng 2 đến tháng 8 hằng năm, người ta sẽ thu hái rễ cây, đem rửa sạch rồi phơi hoặc sấy khô. Ngoài ra, dược liệu còn được chế biến theo một số cách sau:

  • Ủ rễ tươi trong một đêm, sau đó cắt thành từng lát mỏng, phơi khô hoặc tẩm mật ong rồi đem sao vàng (theo Trung Dược Đại Từ Điển). 
  • Bỏ đầu và cuống rễ, đem giã nát cùng với bách hợp sống, ngâm rễ cát cánh trong một đêm rồi phơi khô (theo Lôi Công Bào Chính Luận). 
  • Đem cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài của rễ cây rồi tẩm với nước gạo trong một đêm, xắt mỏng rồi sao qua (theo Bản Thảo Cương Mục). 

Thành phần hóa học

Về thành phần hóa học, cát cánh có chứa nhiều hợp chất như Platycodin C, D, A, Methyl 2-O-Methyl Platyconate-A, Platycogenic acid, Polygalin acid… Bên cạnh đó, nó còn chứa chất xơ, calci, sắt, protein, vitamin cùng một số khoáng chất. 

Tác dụng của cây cát cánh

Trong y học hiện đại

Trong y học hiện đại, các chuyên gia đã nghiên cứu và công nhận các đặc tính dược lý của cây cát cánh và những lợi ích mà nó đem lại cho sức khỏe con người, cụ thể như sau:

  • Tác dụng chống nấm: Nước sắc từ dược liệu có thể gây ức chế được hầu hết các loại nấm gây bệnh trên da. 
  • Tác dụng nội tiết: Trong một nghiên cứu được thực hiện trên thỏ, nước sắc từ dược liệu có khả năng làm giảm đường huyết, nhất là với những con thỏ được gây tiểu đường nhân tạo. 
  • Tác dụng với hệ hô hấp: Nghiên cứu được thực hiện trên chó và mèo được gây mê, khi sử dụng nước sắc từ dược liệu người ta đã nhận thấy niêm mạc phế quản tăng tiết dịch. Nhờ vậy, dược liệu có tác dụng tốt trong việc long đờm và giảm ho. 
  • Tác dụng chuyển hóa lipid: Khi dùng nước sắc cho chuột uống có thể làm giảm cholesterol trong gan, đồng thời giúp thúc đẩy chuyển hóa cholesterol trong cơ thể. 
  • Tác dụng huyết học: Chất saponin trong dược liệu có tác dụng tán huyết mạnh. Tuy nhiên, chất này sẽ bị phân hủy thông qua đường uống, vì vậy thường được tiêm trực tiếp. 
  • Saponin cũng có tác dụng làm giảm đau, kháng viêm, giải nhiệt, ức chế hệ miễn dịch, chống viêm loét dạ dày và giúp an thần. 
Cây cát cánh có nhiều công dụng trong y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền

Trong Đông y, dược liệu nổi tiếng với tác dụng:

  • Trừ hàn nhiệt, tốt cho thanh quản và ngũ tạng. 
  • Trị ho, long đờm, tiêu mủ, bổ phế và bổ máu. 
  • Giảm đầy bụng, ứ huyệt

Các bài thuốc sử dụng cát cánh trong điều trị bệnh

Các bài thuốc dùng cát cánh thường dùng dưới dạng bột hoặc sắc nước uống,…. Tùy vào mục đích sử dụng mà liều dùng dược liệu sẽ khác nhau, có thể từ 4 – 12g/ngày. Một số bài thuốc sử dụng dược liệu trong điều trị bệnh bao gồm:

  • Bài thuốc trị họng sưng đau: Dùng 4g cam thảo, 8g cát xanh, đem tất cả đi phơi khô, tán thành bột mịn hoặc sắc với nước uống. 
  • Bài thuốc trị ngực đầy nhưng không đau: Lấy cát cánh cùng với chỉ xác, liều lượng bằng nhau. Sau đó đem sắc chung với 2 chén nước lọc cho đến khi cạn còn một chén thì tắt bếp, uống ngày khi thuốc còn nóng. 
  • Bài thuốc trị thương hàn, đầy bụng: Chuẩn bị 12g dược liệu, 12g trần bì, 12g bán hạ, 5 lát gừng tươi. Đem tất cả đi sắc cùng với 2,5 chén nước lọc đến khi còn 1 chén thì tắt bếp, chờ nguội bớt rồi uống ngay khi còn ấm. 
  • Bài thuốc trị cổ họng viêm, sưng đau: Đem sắc khoảng 80g dược liệu cùng với 3 thăng nước đến khi còn 1 thăng thì lấy nước uống. 
  • Bài thuốc trị lợi loét, chân răng đau nhức: Sử dụng bột cát cánh trộn đều với nhục táo, sau đó vo thành viên to bằng hạt bồ kết. Lấy bông bọc viên thuốc lại rồi ngậm cùng với một chút nước kinh giới trong miệng đến khi khỏi thì ngưng. 
  • Bài thuốc trị phụ nữ mang thai bị đau bụng, ngực sườn đầy tức: Dùng 40g dược liệu, đem giã lấy 1 chén nước, sau đó đem sắc cùng 3 lát gừng tươi, uống ngay khi còn ấm. 
  • Bài thuốc trị ho suyễn nhiều đờm: Chuẩn bị cát cánh, trần bì, mạch môn, ngũ vị tử, bán hạ chế, ngưu tất, ma hoàng mỗi loại 6g. Tất cả đem sắc, lấy nước uống mỗi ngày đến khi triệu chứng thuyên giảm. 
  • Bài thuốc trị hôi miệng: Chuẩn bị cát cánh, hồi hương, liều lượng bằng nhau, đem tán thành bột mịn ròi bôi vào chân răng. 
  • Bài thuốc trị đau tức ngực do tuổi già: Dùng 6g mộc hương, 20g đương quy, cát cánh, hương phụ, trần bì mỗi loại 12g. Đem tất cả đi sắc, lấy nước uống hết trong ngày, mỗi ngày sử dụng 1 thang. 
  • Bài thuốc trị viêm amidan cấp tính: Chuẩn bị 5g cam thảo, 10g cát cánh, 12g mạch môn đông, 30g sinh địa, mang tất cả đi sắc cùng nước. Sau đó chia thành 2 phần, uống hết trong ngày, liên tục trong 1 tháng. 
  • Bài thuốc trị ngực đầy tức, phế ung: Dùng 40g bạch mai căn, 4g cam thảo sống, 25g đông qua nhân, 12g ngân hoa đằng, 4g cát cánh, 8g ngư tinh thảo, 20g ý dĩ nhân, 8g bối mẫu. Đem tất cả các vị thuốc này đi sắc cùng nước, dùng uống hết trong ngày. 
  • Bài thuốc trị tiêu ra phân màu gan gà, trúng độc: Sử dụng khổ cát cánh, tán thành bột mịn. Mỗi lần lấy khoảng 12g uống cùng với chút rượu, mỗi ngày dùng 3 lần, liên tục trong vòng 7 ngày sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện. Nên kết hợp ăn cùng phổi và gan heo để bồi dưỡng cơ thể. 

Những lưu ý khi sử dụng

  • Đối với những người bị viêm phế quản, ho khan ít đờm, lao phổi, không nên sử dụng dược liệu với liều lượng cao trong một thời gian dài. 
  • Những người bị viêm loét dạ dày hoặc xuất huyết dạ dày cũng không nên sử dụng dược liệu quá nhiều. 
  • Không sử dụng khi bị ho kéo dài, có triệu chứng ho ra máu.
  • Cát cánh và thịt heo có tính tương khắc, do đó không nên dùng cùng một lúc hoặc quá gần nhau. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên hạn chế tiêu thụ thịt theo khi đang uống thuốc sắc từ dược liệu này. 
  • Tuân thủ đúng theo liều dùng của bác sĩ, tuyệt đối không được sử dụng quá liều. 
  • Trong quá trình sử dụng nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia y tế ngay để được kiểm tra và tư vấn. 

Tóm lại, cây cát cánh là một loại dược liệu nổi tiếng trong Đông y đem lại nhiều công dụng hữu ích. Nhưng để sử dụng đúng cách, đảm bảo an toàn và hiệu quả mang lại, trước khi sử dụng dược liệu bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách dùng cũng như liều lượng phù hợp với thể trạng sức khỏe của bản thân. 

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)