Cây địa du là một loại dược liệu quý có vị đắng chua, tính hơi hàn, không độc, đi vào kinh can, đại tràng và vị. Dược liệu có tác dụng cầm máu, lương huyết, giải độc liễm sang,… Thường được sử dụng để điều trị ho do lao phổi, táo bón, kinh nguyệt ra nhiều, chảy máu cam do nhiệt,….

Tổng quan chung về cây địa du

Cây địa du có tên khoa học là Sanguisorba officinalis L. Rosaceae, thuộc loại cây thân thảo, lâu năm. Cây thường mọc hoang ở rừng núi, có chiều cao trung bình từ 0,5 – 1 mét. Rễ cây màu nâu, là dạng thân bò ngầm dưới đất. 

Lá có dạng cuống dài và bút lông chim, mỗi lá có từ 3 đến 14 đối lá chét hình trứng tròn hoặc hình bầu dục dài với đầu lá tù, mép lá có dạng răng cửa thưa. Cụm hoa của cây địa du là hình bông, mọc ở ngọn. Hoa lưỡng tính, nhỏ với màu đỏ sẫm hoặc hồng tím. Quả có lông, hình cầu. Cây thường sống ở trong những bụi cây nơi sườn núi ẩm thấp.

Cây địa đu

Bộ phận được dùng nhiều để làm thuốc là rễ cây. Sau khi thu hái, người ta sẽ đem rễ đi rửa sạch và phơi khô. Dược liệu có dạng hình trụ, màu nâu thẫm hoặc nâu tím, cứng, bên trong có ít xơ và ít rễ con. Để thử chất lượng, người ta sẽ xẻ nhỏ địa du, nếu thấy màu vàng nâu hoặc vàng đỏ nhạt là dược liệu tốt, còn thấy nhiều vụn xơ là dược liệu xấu. 

Thông thường, dược liệu sẽ được thu hoạch vào màu xuân khi cây sắp nảy chồi hoặc màu thu là lúc cây đã khô, đào lấy rễ, bỏ rễ con, rửa sạch, sau đó đem phơi hoặc sấy khô, hoặc thái thành từng phiến nhỏ rồi đem phơi khô. 

Thành phần chủ yếu có trong cây địa du là tannin. Bên cạnh đó còn có một số thành phần khác như saponosit và flavon. Theo truyền miệng từ dân gian, dựa vào màu đỏ của hoa, dược liệu sẽ có tác dụng cầm máu, chảy máu tiêu hóa, đường tiểu, thận, ngoài ra còn dùng trong ỉa chảy, khí hư. 

Tác dụng của cây địa du

Cây địa du được dùng trong cả y học cổ truyền lẫn y học hiện đại. 

Theo đó, trong y học cổ truyền dược liệu được đánh giá là có vị đắng, tính hơi hàn, không có độc tính, tính chất mát huyết, cầm máu. Thường được dùng trong trường phụ nữ bị tắc sữa, mọi chứng huyết của phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, dược liệu còn dùng trong điều trị rối loạn kinh nguyệt, khí hư bất thường, kinh nguyệt ra nhiều, đau bụng kinh,…

Còn trong y học hiện đại, dược liệu được dùng với tính chất cầm máu, chảy máu tiêu hóa, rửa vết loét, khí hư,…

Địa du được sử dụng trong cả y học cổ truyền lẫn y học hiện đại

Một số bài thuốc dân gian có sử dụng cây địa du

Trị kinh nguyệt ra nhiều, kỳ kinh nguyệt kéo dài

Chuẩn bị: 15g địa du sao vàng xém cạnh, 8g hạn liên thảo

Cách thực hiện: Rửa sạch dược liệu đã chuẩn bị, cho vào ấm thuốc, đổ thêm 3 bát con nước lọc. Đem sắc trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 1 bát thì chắt ra. Cho thêm 2 bát con nước vào nồi, tiếp tục sắc đến khi còn 1 bát. Trộn lẫn 2 bát nước thuốc lại với nhau, chia thành 3 lần uống trong ngày khi còn ấm. Sử dụng liên tục trong vòng 10 ngày. 

Trị táo bón, nước tiểu đỏ đỏ do nóng

Chuẩn bị: 15g địa du, 4g cam thảo. 

Cách thực hiện: Rửa sạch dược liệu rồi cho vào ấm thuốc, đổ thêm 550ml nước lọc, sắc sau đó chia thành 3 lần uống hết trong ngày. Liệu trình nên kéo dài trong 10 ngày. 

Trị khí hư dài ngày, kiết lỵ ra máu

Chuẩn bị: 16g địa du, 12g đương quy, 12g ô mai, 12g a giao, 12g kha tử nhục, 6g mộc hương, 6g hoàng liên. 

Cách thực hiện: Đem tất cả dược liệu đã chuẩn bị đi nghiền thành bột mịn, luyện với mật làm từng viên hoàn. Mỗi uống khoảng 8g, ngày uống 2 lần hoặc sắc uống. 

Tri ho do lao phổi

Chuẩn bị: 12g địa du sao vàng xém cạnh, 80g bạch mao căn, 8g bách thảo sương, 8g sanh cam thảo. 

Cách thực hiện: Cho hết dược liệu đã chuẩn bị vào ấm, đổ thêm nước đến khi ngập hết phần thuốc thì dừng lại. Sau đó sắc trên lửa nhỏ, lấy nước thuốc để uống thay trà hàng ngày. Sử dụng bài thuốc này liên tục trong 10 ngày để có kết quả điều trị tốt nhất. 

Trị chảy máu cam do nhiệt

Chuẩn bị: 7g địa du, 50g đại táo, 2g cam thảo, 3g a giao. 

Cách thực hiện: Các dược liệu đã chuẩn bị cho hết vào ấm, đổ thêm khoảng 600ml nước lọc vào, sắc trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 200ml nước thì tắt bếp. Chia đều thành 3 lần, dùng uống hết trong ngày, liên tục trong 5 ngày. 

Trị nước ăn chân

Chuẩn bị: 1 nắm to địa du

Cách thực hiện: Cho dược liệu vào ấm, đổ ngập nước rồi sắc trên lửa nhỏ, lấy nước đặc ngâm chân rồi lâu khô. 

Trị chín mé giai đoạn sớm có kèm sưng tấy

Chuẩn bị: 1 nắm địa du khô

Cách thực hiện: Đem dược liệu đi sắc lấy đặc, sau đó ngâm chỗ bị chín mé vào nước thuốc trong 30 phút, mỗi ngày ngâm 2 lần. 

Trị nhọt mọc ở háng, bẹn, không thu miệng được 

Chuẩn bị: 400g địa dủ, 150g kim ngân hoa, 3 cái vẩy lăng lý sao đất vàng. 

Cách thực hiện: Tất cả dược liệu đem đi tán thành bột mịn, thêm nước, rượu, sắc đặc uống nóng lúc đói, dù tình trạng có nặng nhưng chỉ cần uống 4 lần là tiêu. Nếu đã thành mủ, bạn hãy bỏ vẩy lăng lý đi và thay vào đó là ngưu tất, mộc qua, cường tàm và hoàng bá, trị bệnh hột xoài hoặc ngứa ngáy ở bộ phận sinh dục nữ rất hiệu quả. 

Địa du có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

Những người bị huyết hư hàn, có ứng huyết không nên dùng dược liệu để điều trị bệnh. Đồng thời, để đảm bảo an toàn cũng như tránh gặp một số rủi ro không mong muốn, trước khi sử dụng địa du trong điều trị bệnh bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ đông y. Khi tham khảo ý kiến của bác sĩ, bạn còn được hướng dẫn cách dùng đúng, đem lại hiệu quả cao hơn trong điều trị bệnh. 

Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến đặc điểm, tác dụng và một số bài thuốc dân gian có sử dụng cây địa du. Mong rằng qua đây bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích. 

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)