Cây hoa mào gà gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người, thường được trồng nhiều để làm cảnh. Thế nhưng lại rất ít người biết đến tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của loại cây này. Trong bài viết dưới đây, giadungviet.vn sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết nhất liên quan đến loại cây này.
Đọc thêm:
>>> Cây thanh hao hoa vàng – Dược liệu có nhiều tác dụng quý
>>> Cúc vạn diệp – Công dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng
>>> Bồ công anh và những tác dụng thần kỳ không phải ai cũng biết
Xem nhanh nội dung
Tổng quan về cây hoa mào gà
Đặc điểm
Cây mào gà là một loại thực vật có hoa thuộc họ dền. Cây thân mềm, có hoa đẹp với nhiều màu sắc khác nhau. Trong đó, hoa mào gà đỏ và hoa mào gà trắng là hai loại được tìm thấy nhiều ở nước ta, và đây cũng là 2 loại được sử dụng nhiều để làm thuốc và trồng làm cảnh nhất.
- Cây hoa mào gà trắng
Cây hoa mào gà trắng hay còn gọi là mào gà đuôi nheo, thanh lương tử, bạch kê quan hoa,… có tên hoa học là Celosia argentea L (C linearis Sw), thuộc họ dền amaranthaceae. Cây mọc quanh năm, có thân thẳng, nhỏ, bên ngoài nhẵn và được phân thành nhiều cành. Mỗi cây đều có chiều cao từ 0.3 – 2 mét.
Lá cây mọc so le nhau, lá nguyên, hình mũi mác nhọn ở đầu. Hoa có màu trắng hoặc hơi hồng, mọc ở ngọn hoặc đầu cành, không có cuống. Vào mùa xuân đến mùa hè trong năm chính là thời điểm cây sẽ ra hoa, mỗi bông có chiều dài tới 3 – 7m. Quả dạng nang có chứa nhiều hạt dẹt sắc đen hoặc nâu đỏ.
- Cây hoa mào gà đỏ
Cây hoa mào gà đỏ hay còn gọi là bông mào gà đỏ, kê quan hoa, có tên khoa học là Celosia cristata L. Đây là một loại cây sống lâu năm, có thân cứng và nhiều cành nhẵn bóng. Lá cây dài, nhọn, có cuống, có phiến nguyên hình trứng. Hoa của cây có màu đỏ tươi hoặc đỏ mận, khá cứng và nhăn nheo tương tự như mào của con gà. Quả là hình trứng hoặc hình cầu, bên trong có chứa 8 – 10 hạt màu đen, bên ngoài là vỏ bóng.
Bộ phận dùng và cách thu hái
Các bộ phận được sử dụng để làm thuốc bao gồm có hạt, cụm hoa và mầm non.
Hoa và hạt của cây thường được người dân thu hoạch vào tháng 9 – tháng 10 hàng năm khi hạt chín. Cụm hoa sẽ được cắt, phơi hoặc sấy khô. Sau đó đập nhẹ để tách lấy hạt, đem phơi thêm lần nữa cho thật khô để bảo quản được lâu hơn. Mầm non của cây có thể thu hái vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
Thành phần hóa học
Trong cây hoa mào gà trắng có chứa chất béo và một số hoạt chất kháng sinh, tiêu viêm. Còn trong cây hoa mào gà đỏ sẽ chứa betanin, anthocyanin, các chất dinh dưỡng, yếu tố vi lượng và hạt cũng chứa chất béo.
Cây hoa mào gà có tác dụng gì?
Tác dụng của cây hoa mào gà đỏ
Theo y học cổ truyền, hoa mào gà đỏ có vị ngọt, tính mát, công dụng thanh nhiệt trừ thấp, lương huyết chỉ huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như: lỵ trực khuẩn hoặc amip, ho ra máu, chảy máu mũi, trĩ xuất huyết, nôn ra máu, tiểu buốt, tiểu ra máu, di tinh, cao huyết áp, nổi mày đay, rong kinh…
Trong y học hiện đại, các nghiên cứu đã chứng minh, hoa mào gà đỏ là một loại thức ăn có tính bổ dưỡng rất cao. Bởi vì nó có chứa nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất như chất đạm, chất béo, các acid folic, các vitamin như vitamin B1, B2, B4, B12, C, D, E, K, cùng các loại acid amin như tryptophan, lysine và nhiều nguyên tố vi lượng.
Tác dụng của cây hoa trắng
Theo đông y, hoa mào gà trắng có tính hơi hàn, vị đắng, quy vào kinh can, tác dụng sáng mắt, chống viêm, thanh can, khu phong thanh nhiệt, cầm màu. Được sử dụng để hỗ trợ điều trị cao huyết áp, lỵ trực khuẩn, bế kinh, hoa ra máu, lòi dom chảy máu, tiểu rắt, tiểu buốt, chảy máu mũi…
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây hoa mào gà
Bài thuốc chữa bệnh mề đay: Chuẩn bị 15g hoa mào gà trắng, 8g quả thương nhĩ tử, 10 trái hồng táo. Thương nhĩ tử đem sao vàng, bỏ gai. Sau đó, cho tất cả vào ấm, sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang. Nên kết hợp cùng mầm non của cây hoa mào gà đỏ nấu nước để rửa ngoài khu vực bị tổn thương.
Bài thuốc điều trị thổ huyết: Lấy 6g hoa mào gà trắng sao chung với giấm rồi đem giã nhỏ. Khi dùng uống chung với nước ấm hoặc chút rượu, mỗi ngày nên dùng 2 lần.
Bài thuốc trị bế kinh: Nấy chung 24g bông mào gà tươi cùng với 60g thịt nạc lợn thành canh. Chia thành 2 – 3 phần, dùng ăn hết trong ngày thay cho rau.
Bài thuốc chữa bệnh trĩ lở loét: Lấy 3g hoa mào gà, 3g ngũ bội tử, đem tán thành bột mịn rồi trộn đều với một ít bột băng phiến, thêm chút mật lợn để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Dùng hỗn hợp bôi vào búi trĩ ngày 1 – 2 lần.
Bài thuốc điều trị sa trực tràng, bệnh trĩ, đi ngoài ra máu: Đem 15g hạt hoa mào gà đỏ đi sắc với 3 bát nước đến khi còn 1 bát. Gạn lấy phần nước, chia uống 3 lần trong ngày.
Bài thuốc trị bệnh đau mắt, viêm kết mạc trong giai đoạn cấp tính: Chuẩn bị hạt hoa mào gà trắng, hoàng cầm, long đờm mỗi loại 9g, 15g địa hoàng thán và 12g hoa cúc trắng. Đem tất cả đi sắc, lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc trị bệnh di tinh, xuất tinh sớm ở nam giới: Dùng 30g hoa mào gà trắng, 15g kim ti thảo, 15g đường quân tử, đem sắc lấy nước uống hết trong ngày.
Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều: Kết hợp hoa mào gà trắng cùng với hoa mào gà đỏ, mỗi loại 9g. Đem sắc lấy nước đặc uống.
Bài thuốc trị bệnh cao huyết áp: Đem sắc 10 quả hồng táo cùng 4 bông hoa mào gà đỏ, chắt lấy nước chia làm 2 lần uống hết trong ngày.
Bài thuốc trị rắn độc cắn: Lấy 4 – 12g bông hoa mào gà đỏ, đem sắc lấy nước uống hoặc dùng tươi giã lấy nước cốt uống.
Bài thuốc chữa chảy máu cam hoặc xuất huyết ở mũi: Chuẩn bị 30g hoa mào gà trắng, 30g bá tử nhân, 30g cỏ nhọ nồi. Đem sắc lấy nước đặc, uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc chữa khí hư ra nhiều: Dùng 15g bông mào gà trắng, 6g cây cỏ nến sao, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Hoặc lấy 9g hoa mào gà trắng, đem phơi khô rồi tán thành bột mịn, dùng để uống mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng trước khi ăn để trị ra nhiều khí hư màu trắng.
Bài thuốc điều trị khạc ra máu: Sử dụng 30g hoa mào gà trắng, 30g bá tử nhân, 30g bạch hoa thảo, sắc uống lấy 1 thang mỗi ngày. Hoặc sắc chung hoa mào gà trắng cùng 200ml nước và một ít rượu để uống.
Ngoài làm thuốc, cây hoa mào gà còn có thể dùng để làm thực phẩm chế biến ra nhiều món ăn ngon như: canh hoa mào gà nấu thịt bằm, hoa mào gà xào tôm, mào gà xáo thịt vịt,… Bạn có thể chế biến các món ăn này cho cả nhà dùng, đặc biệt là vào những ngày trời hè nóng nực, sẽ giúp giải nhiệt, kích thích tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Những lưu ý khi sử dụng cây hoa mào gà
- Người bị béo phì và u cục không nên dùng cây hoa mào gà.
- Người sợ lạnh, ăn không tiêu, chức năng tiêu hóa kém, tay chân lạnh cũng không nên dùng. Do dược liệu có tính nê trệ, khi sử dụng có thể khiến các vấn đề bạn đang mắc phải trở nên trầm trọng hơn.
Có thể thấy, cây hoa mào gà không chỉ được dùng để làm cảnh mà còn là vị thuốc dùng để điều trị nhiều chứng bệnh và là một thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng. Tuy nhiên, để bảo an toàn cũng như phát huy được tối đa công dụng chữa bệnh từ dược liệu này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn