Chân vòng kiềng là một tình trạng dị tật chân cong từ ít đến nghiêm trọng, thường xuất hiện ngay từ khi sinh ra và ngày càng rõ dấu hiệu khi trẻ được 18 tháng. Tình trạng này ít nhiều ảnh hưởng đến quan niệm thẩm mỹ hiện đại, nếu nặng hơn có thể khiến chức năng đi lại của người bệnh bị hạn chế. Nguyên nhân chân vòng kiềng là do đâu và giải pháp nào khắc phục
Xem nhanh nội dung
Chân vòng kiềng là gì
Đối với người bình thường, khi đứng thẳng chân thì hai chân sẽ song song với nhau, đầu gối thẳng hàng với bàn chân. Đối với người có chân vòng kiềng, hai chân sẽ cong về 2 phía khác nhau, đầu gối có xu hướng cách xa trong khi mắt cá chân lại gần nhau. Chân càng cong thì mắt cá chân càng dễ chạm vào nhau.
Có nhiều nghiên cứu cho thấy, khá nhiều trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng này khi chào đời. Và nếu không quá nghiêm trọng, ba mẹ có thể thực hiện nắn chỉnh chân cho em bé bằng các giải pháp tác động vật lý do bác sĩ thực hiện. Tuy nhiên, nếu chân vòng kiềng quá cong, rất có thể phải can thiệp y tế từ sớm để chữa trị.
Nguyên nhân gây chân vòng kiềng
Chân vòng kiềng bẩm sinh
Chân vòng kiềng bẩm sinh là trường hợp xương chân của trẻ bị cong ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ. Nếu ổ bụng mẹ quá hẹp, cơ thể bé sẽ không có không gian phát triển nên sẽ khiến hình hài của thai nhi thay đổi để thích nghi với tình hình. Đây là biểu hiện bình thường, không ảnh hưởng gì tới sự phát triển về trí não của bé.
Nếu chân bé chỉ hơi cong, cha mẹ hãy nhờ bác sĩ tư vấn các giải pháp cải thiện tình hình của bé tại nhà. Khi bé lớn dần sẽ thấy chân cong cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên nếu có biểu hiện cong nặng, cha mẹ không nên coi nhẹ triệu chứng này vì bệnh nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng xấu tới việc đi đứng của bé. Đa số người chân vòng kiềng đều là dấu hiệu bẩm sinh, chiếm 20% số lượng trẻ sinh ra.
Còi xương
Tình trạng còi xương cũng là nguyên nhân dẫn tới chân bị vòng kiềng. Trẻ bị còi xương biểu hiện ở cả tay và chân, trong đó có dấu hiệu chân cong. Nếu dị tật không đáng kể có thể không cần can thiệp y tế, trường hợp nặng hơn thì có thể tiến hành phẫu thuật.
Còi xương là do trẻ bị thiếu vitamin D trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày và ít khi được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Xương của trẻ sẽ mềm, yếu hơn nên không chịu được trọng lượng của cơ thể, lâu ngày áp lực đè nén khiến chân bị cong.
Bệnh Blount
Bệnh Blount là một dị tật tại chân, ảnh hưởng từ phần đầu gối cho đến mắt cá chân. Bệnh này gây biến dạng xương, có xu hướng xương bị cong ra ngoài hoặc cong vào bên trong. Bệnh thường phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 4 tuổi và một dạng bệnh Blount khác phổ biến ở thanh thiếu niên.
Trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ thường gặp khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh Blount. Vì vậy, triệu chứng bệnh không được phát triển kịp thời, gây biến chứng không tốt cho chân của trẻ. Ngoài ra còn phải kể đến những nguy cơ chân vòng kiềng khác như béo phì, chấn thương đầu gối, sưng khớp, thoái hóa khớp,..ngay từ khi còn bé.
Do bệnh lùn
Bệnh lùn hay còn gọi là song loạn sản sụn là một dạng rối loạn tăng trưởng xương, khiến xương của trẻ từ nhỏ đã không thể phát triển được như các trẻ bình thường khác. Bệnh này cũng là nguyên nhân dẫn đến chân vòng kiềng.
Do bệnh Paget
Paget xương là căn bệnh khá hiếm nhưng vẫn có nhiều người mắc phải từ khi còn nhỏ. Đây là dạng bệnh rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển và hồi phục của xương. Khá hiếm trẻ nhỏ mắc bệnh này mà chủ yếu là người cao tuổi, tuy nhiên, nếu trẻ bị paget, chắc chắn có nguy cơ bị chân vòng kiềng.
Một số nguyên nhân khác
Nhiều trường hợp chân vòng kiềng có thể gặp ở trẻ do các nguyên nhân như ngộ độc chì, ngộ độc flo, ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển của xương, gãy xương, gây loạn sản xương và xương phát triển bất thường.
Chân vòng kiềng có thể phòng ngừa bằng cách kiểm soát và điều trị bệnh lý. Tuy nhiên, chân vòng kiềng có thể do bẩm sinh, nhưng vẫn cần phát hiện và khắc phục để có nguy cơ tốt nhất. Nếu trẻ trên 2 tuổi mà vẫn không chữa được chứng chân vòng kiềng, ba mẹ nên đưa bé đi khám để tìm hiểu và điều trị, giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh.
Cách chữa chân vòng kiềng
Duy trì cân nặng
Nếu cân nặng quá mức sẽ khiến đầu gối bị chịu thêm áp lực, làm hai chân căng thẳng hơn. Việc này cũng là nguyên nhân khiến vòng kiềng chân cong hơn. Vì vậy, bác sĩ khuyên nên duy trì cân nặng bình thường, bổ sung dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể thao thường xuyên để giảm thiểu tình trạng vòng kiềng.
Xem thêm >>> 4 bài tập cho chân vòng kiềng thẳng ra
Vật lý trị liệu
Ngoài việc tập thể dục đơn giản giúp xương khớp dẻo dai, săn chắc cơ thì các giải pháp vật lý trị liệu sẽ giúp cải thiện dáng đi, khắc phục cơn đau do bệnh gây ra. Người bệnh có thể tham khảo nhiều dụng cụ hỗ trợ như lót giày điều chỉnh dáng đi, nẹp chỉnh hình,…
Phẫu thuật ngoại khoa
Phương pháp ngoại khoa hay phẫu thuật chân vòng kiềng chỉ tiến hành khi cần thiết, có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh có thể lựa chọn cắt gọt xương, cài tấm kim loại vào trong đầu gối trong 1 năm, để điều chỉnh hai đầu gối trở lại vị trí bình thường.
Đây là thủ tục phẫu thuật đòi hỏi tay nghề cao, nên người bệnh cần tìm nơi uy tín làm phẫu thuật. Bạn có thể sẽ cần phục hồi chức năng hậu phẫu 1 thời gian dài cho đến khi đi lại được.
Tham khảo thêm >>> máy massage chân cho người bị chân vòng kiềng
Chữa trị bệnh gây chân vòng kiềng
Những người mắc bệnh chân vòng kiềng chủ yếu là do bị còi xương, do bệnh blount hay osteo nên đi khám bác sĩ, xác định mức độ bệnh và cách điều trị khả thi để cải thiện chân cong.
Trên đây là thông tin về chân vòng kiềng dành cho quý độc giả quan tâm. Chữa trị chân vòng kiềng là một quá trình dài, đòi hỏi sự kiên trì của bạn.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn