Đau đầu sau gáy là những tổn thương mà rất nhiều người gặp phải hiện nay. Do đó, việc nắm rõ được những nguyên nhân gây đau đầu sau gáy sẽ là điều kiện tuyệt vời để giúp quá trình chữa trị đạt hiệu quả cao và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Đau đầu buồn ngủ do đâu? Có nghiêm trọng không?

Đau đầu sau gáy là bệnh gì?

Bất kỳ ai cũng sẽ phải trải qua sự mệt mỏi do cơn đau đầu sau gáy gây ra. Những cơn đau đầu này có thể xảy ra ở mọi thời điểm và mọi lứa tuổi khác nhau. Cơn đau đầu cũng có thể diễn ra ở vùng đầu, trên hốc mắt, ở khuôn mặt hay vùng gáy cổ. Theo đó, hiểu nôm na thì đau đầu sau gáy là những cơn đau đầu tập trung tại vùng gáy. Cơn đau có thể chỉ tập trung tại 1 nơi hoặc lan rộng sang những vùng khác như 2 vai với các mức độ đau từ nhẹ đến nặng.

Đau đầu sau gáy có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Tùy thuộc vào từng vị trí và biểu hiện mà cơn đau đầu có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, người bệnh cần quan sát và chú ý nhiều hơn đến những cơn đau đầu của mình để có thể sớm phát hiện cũng như điều trị kịp thời. Đặc biệt không nên chủ quan vì chứng đầu sau gáy này có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Nguyên nhân gây đau đầu sau gáy

Có nhiều nguyên nhân gây đau đầu sau gáy, nhưng thường gặp nhất là những tác nhân sau:

  • Làm việc sai tư thế: Việc cúi quá sát vào màn hình máy tính hay mang vác nặng vùng cổ sẽ gây đau sau gáy và lan đến vùng nửa đầu phía sau.
  • Thói quen sinh hoạt không khoa học: Việc ngồi xem TV quá gần, ngủ gối cao và cứng hay thậm chí là nói chuyện điện thoại lâu cũng sẽ gây ra đau sau gáy và đau đầu.
  • Chấn thương tại vùng cổ: Bị ngã, tai nạn và tập luyện sai tư thế sẽ gây tổn thương vùng cổ và dẫn đến hạn chế lưu thông máu tới não, gây đau đầu sau gáy.
Stress thường xuyên sẽ dẫn đến chứng đau đầu sau gáy
  • Đau đầu do căng thẳng: Hiện nay, căng thẳng ngày càng trở nên phổ biến, nhất là ở những người làm việc văn phòng. Tình trạng căng thẳng về công việc và cuộc sống gây co cứng cơ, làm đau đầu sau gáy hoặc đau nửa đầu liên tục. Đồng thời, những triệu chứng này thường sẽ đi kèm với tâm trạng lo lắng, khó ngủ hoặc ngủ không ngon. Từ đó gây khó tập trung trong công việc và học tập.
  • Bệnh lý cột sống cổ: Các bệnh lý về cột sống cổ, chẳng hạn như thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa khớp cổ, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp,… sẽ có thể gây ra đau đầu sau gáy.
  • Do thiếu máu lên não: Khi bị thiếu máu lên não, não bộ sẽ không được cung cấp đủ oxy cùng dưỡng chất và dẫn đến chức năng bị suy giảm. Từ đó gây nên triệu chứng đau đầu sau gáy và có thể kèm theo chóng mặt, mất ngủ hay suy giảm trí nhớ,…

Triệu chứng đau đầu sau gáy nguy hiểm

Trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm sau đây, người bệnh sẽ cần đến bệnh viện sớm nhất có thể:

  • Đau đầu với tần suất, cường độ vừa đến nặng, hoặc dữ dội và không thể kiểm soát được bằng thuốc.
  • Tần suất đau nhói nửa đầu sau gáy trở nên dày đặc hơn.
  • Đau đầu kèm co giật.
  • Chân tay có cảm giác tê, yếu tạm thời.
  • Xuất hiện nói ngọng.
  • Sốt cao.
Co cứng vùng gáy là biểu hiện thường thấy của chứng đau đầu sau gáy
  • Cứng vùng gáy.
  • Sợ tiếng động, sợ ánh sáng và buồn nôn.
  • Hạn chế hoặc mất khả năng vận động và việc di chuyển gặp khó khăn.
  • Rối loạn thị giác hoặc rối loạn tâm lý.

Nếu tình trạng đau đầu sau gáy diễn ra liên tục với mức độ mạnh thì sẽ có thể trở thành bệnh mạn tính, số ít sẽ diễn tiến thành bệnh lý nguy hiểm, ác tính. Bởi vậy, khi có các triệu chứng nghi ngờ, người bệnh không được chủ quan và cần sớm thăm khám.

Ai dễ bị đau đầu sau gáy nhất

Hầu hết mọi người đều sẽ bị đau đầu vào một thời điểm nào đó trong đời. Điều này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên,chứng đau đầu sau gáy sẽ phổ biến nhất ở những nhóm đối tượng sau đây:

  • Người lao động nặng: Những người thường xuyên phải mang vác đồ nặng trên cổ, vai gáy sẽ gây tác động lực xấu đến cấu trúc cơ xương khớp ở khu vực này và dẫn đến đau nhức nghiêm trọng.
  • Người cao tuổi: Nhóm người lớn tuổi sẽ dễ bị mất ngủ và thoái hóa cơ xương. Từ đó khiến các cơ quan, nhất là hệ thần kinh và cơ không còn hoạt động tốt nữa. Đây cũng là nguyên nhân hình thành các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, thoái hóa cột sống cổ,…. dẫn đến cơn đau sau đầu, đặc biệt là vùng gáy.
Tính chất nghề nghiệp phải ngồi lâu và ít vận động sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Người làm việc sai tư thế: Nhân viên văn phòng, học sinh, tài xế,… khi ngồi quá lâu và ít vận động hoặc ngồi sai tư thế trong thời gian dài sẽ khiến các cơ xương không còn được dẻo dai, linh hoạt. Lúc này các khớp xương dễ bị lệch và làm tăng nguy cơ đau đầu sau gáy.
  • Người bị thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh hay sau khi sinh con…. các hormone trong cơ thể sẽ thay đổi, đặc biệt là Estrogen – hoocmon có tác dụng duy trì chất khoáng của xương khớp. Sự thay đổi này sẽ đồng nghĩa với việc xương yếu đi do thiếu dưỡng chất và dẫn đến nhiều bệnh lý, gây chứng đau đầu ở sau ót.

Đau đầu sau gáy có nguy hiểm không?

Đau đầu sau gáy được xem là dấu hiệu bình thường, nhưng đây cũng có thể là triệu chứng cảnh báo cho nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Khi cơn đau sau gáy trở nên trầm trọng và khiến bạn không thể chịu được, bạn cần thăm khám kịp thời tại các cơ sở y tế để có thể xác định được chính xác nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp.

Các nghiên cứu đã chỉ ra, khi đau đầu sau gáy liên tục và với cường độ mạnh, có tần suất thường xuyên thì nguy cơ bệnh chuyển sang mạn tính và ác tính là rất cao. Do đó, khi gặp triệu chứng của bệnh, ta không nên chủ quan mà cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng.

Phương pháp điều trị

Thông thường, các cơn đau đầu sau gáy có thể điều trị giảm đau hiệu quả bằng thuốc giảm đau và tập vật lý trị liệu, kết hợp cùng với đó là nghỉ ngơi và thay đổi lối sống lành mạnh. Dù đôi khi nguyên nhân gây đau đầu có thể là do các bệnh lý về cơ xương khớp như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm ở các mức độ vừa và nhẹ. Nhưng bạn cũng có thể áp dụng các cách chữa trị đơn giản này.

Song, việc điều trị đau đầu sau gáy vẫn sẽ còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng và cần được chẩn đoán một cách chính xác. Hiện nay một số phương pháp điều trị đau đầu sau gáy có thể gồm:

  • Thay đổi lối sống: Thay đổi tư thế mỗi khi ngồi và đứng, thực hiện một số bài tập giãn cơ và thư giãn để giảm thiểu chứng đau đầu sau gáy. Tránh việc ngồi hoặc đứng quá lâu trong một tư thế không đúng.
  • Thuốc giảm đau: Sử dụng các loại thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen hoặc aspirin để giúp giảm đau hiệu quả.
Trị liệu thần kinh cột sống giúp sắp xếp lại các xương trong cột sống để giảm đau gáy và tăng sức khỏe cột sống
  • Vật lý trị liệu: Điều trị vật lý gồm các bài tập giãn cơ và thư giãn, xoa bóp hay điện trị liệu hoặc siêu âm để giúp giảm đau đầu sau gáy.
  • Điều trị bằng thuốc khác: Trong trường hợp thoái hóa đĩa đệm hoặc bị viêm khớp cổ thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc như thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau hoặc các loại thuốc chống co giật.

Biện pháp phòng tránh

Đau đầu sau gáy khởi phát ở mọi đối tượng và không phân biệt giới tính, độ tuổi. Do đó, ngay hôm nay, bạn có thể phòng tránh tình trạng này bằng cách:

  • Giữ tư thế tốt: Khi đứng và ngồi, hãy đảm bảo rằng vai của bạn thẳng trên hông và tai của bạn sẽ thẳng với vai. Khi đọc sách hay khi sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng hoặc các loại màn hình nhỏ khác, hãy ngẩng đầu và giữ thiết bị thẳng trước mặt thay vì cúi cổ và nhìn xuống thiết bị.
  • Điều chỉnh tư thế ngủ: Hãy duy trì tư thế tốt mỗi khi ngủ. Nếu bạn nằm ngửa hoặc nằm nghiêng thì hãy đỡ đầu bằng một chiếc gối sao cho đầu và cổ thẳng với phần còn lại của cơ thể. Bác sĩ chỉnh hình khuyên bạn nên nằm ngửa khi ngủ với gối dưới đùi để giúp làm phẳng cơ cột sống, giảm thiểu áp lực lên lưng dưới. Tránh việc nằm sấp và quay đầu khi ngủ.
  • Nghỉ giải lao: Nếu bạn di chuyển đường dài hoặc phải làm việc nhiều giờ trên máy tính. Bạn hãy đứng dậy, di chuyển vòng quanh và duỗi thẳng cổ, vai của bạn.
  • Tránh mang vác nặng: Tránh mang những vật nặng như túi xách, vali trên vai. Thay vào đó, hãy cân nhắc việc sử dụng hành lý hoặc những loại túi có bánh xe.
  • Tập một số bài tập giúp giãn cơ, giảm đau: Việc dành thời gian để thực hiện những bài tập thể chất sẽ giúp cải thiện tư thế của bạn, giảm đau đầu vùng gáy cũng như giúp cải thiện phạm vi vận động ở cổ. Một số bài tập mà bạn có thể áp dụng là: Căng cổ, căng vai, Levator scapula kéo dài, chống đẩy đứng, yoga ….
  • Sử dụng ghế mát-xa để giảm thiểu căng thẳng và giúp thư giãn một cách tối đa.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 – 12 tháng/lần để kịp thời phát hiện nhanh chóng các vấn đề bất thường.

Đau đầu sau gáy không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà nó còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vì vậy, nếu gặp phải triệu chứng này, thì hãy đến khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bằng cách phát hiện, điều trị đúng nguyên nhân, người bệnh sẽ tránh được những biến chứng nghiêm trọng và giữ gìn sức khỏe cho bản thân tốt nhất.

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)