Đau lưng bên trái là một triệu chứng không hiếm gặp ở người trưởng thành và thường gây nhiều bất tiện trong cuộc sống. Vậy đau lưng bên trái là biểu hiện bệnh gì và làm thế nào để điều trị hiệu quả. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Xem nhanh nội dung
Đau lưng bên trái là biểu hiện của bệnh gì?
Theo các chuyên gia y học, đau lưng bên trái gần eo thường do các vấn đề từ cơ quan nội tạng và các chấn thương cơ khác. Cụ thể, dấu hiệu đau lưng này là biểu hiện của các bệnh sau:
Tổn thương cơ trong cơ thể
Khi bạn hoạt động quá mức, các cơ bị căng sẽ dẫn đến tình trạng bong gân, tổn thương dây chằng cực kỳ khó chịu và đau nhức. Việc này sẽ làm bạn có nguy cơ mắc các bệnh viêm hay co thắt cơ. Ngoài ra, bạn sẽ có thể bị đau lưng trong thời gian dài nếu bị tổn thương cơ nghiêm trọng. Khi gặp tình trạng này, bạn có thể thực hiện các biện pháp chườm đá, nghỉ ngơi, sử dụng cao dán giảm đau,…Trường hợp nặng hơn cần gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
Tổn thương cột sống
Đau lưng bên trái, có thể còn là biểu hiện của tình trạng tổn thương cột sống. Trong đó phải kể đến tổn thương cột sống nguy hiểm như thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, viêm xương khớp, rối loạn chức năng khớp xương cụt. Các cơn đau có thể lan rộng toàn thân, đặc biệt là vùng lưng dưới, vùng mông và hai chân. Vì vậy cần điều trị sớm để nhanh chóng khỏi bệnh, tránh để lâu sẽ làm tình hình bệnh trầm trọng hơn.
Sỏi thận
Đau lưng bên trái gần eo cũng có thể là do bạn đang mắc bệnh sỏi thận. Những viên sỏi sẽ ở bên trong thận trái, hoặc trôi xuống niệu quản. Ngoài đau lưng bên trái, người bệnh sỏi thận còn bị đau nhói ở lưng và xương sườn, đau lan xuống háng, nước tiểu đục, có màu đỏ và hay đi tiểu thường xuyên.
Bạn cần để ý các dấu hiệu bất thường trên cơ thể, để biết liệu bạn có mắc bệnh hay không. Nếu có các triệu chứng trên, hãy đi khám để có kết luận chính xác. Tùy vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn điều trị hiệu quả.
Nhiễm trùng thận
Ngoài sỏi thận, đau lưng trái cũng là biểu hiện của bệnh nhiễm trùng thận. Tình trạng bệnh này sẽ dẫn đến các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội kéo dài ở hai bên lưng trái và lưng phải. Các cơn đau có thể lan tới hông và bẹn. Sau đó bạn có thể bị sốt, nóng rát toàn thân và bị buồn nôn, nước tiểu lẫn máu,….Nhiễm trùng thận cần được điều trị kịp thời, nếu không bạn sẽ bị hỏng thận và đe dọa tính mạng.
Rối loạn phụ khoa
Ở nữ giới, đau lưng bên trái có thể là do rối loạn phụ khoa. Ngoài đau lưng, chị em còn bị đau bụng, mệt mỏi và đau nhiều hơn khi đến kỳ kinh nguyệt. Đau lưng trái ở phụ nữ có thể là do lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung. Nếu bị đau kéo dài, bạn cần khám phụ khoa để tìm hiểu nguyên nhân.
Viêm đại tràng
Căn bệnh viêm đại tràng là tình trạng viêm dai dẳng ở đại tràng dẫn đến nhiều vấn đề tiêu hóa khó chịu như tiêu chảy, táo bón,….Đau lưng trái cũng là một biểu hiện của căn bệnh.
Ngoài ra viêm loét đại tràng cũng có thể làm bạn bị đau lưng trái. Tình trạng bệnh này cần được khám kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
Cách điều trị khi bị đau lưng bên trái
Điều trị nội khoa
Nếu tình trạng đau lưng bên trái nghiêm trọng, bạn sẽ cần phải tiến hành điều trị nội khoa hay còn gọi là phẫu thuật. Khi cơn đau kéo dài hơn 1 tháng, bạn có thể được chẩn bệnh và đề nghị phẫu thuật. Hầu hết những trường hợp đau lưng đều cần phẫu thuật và điều trị hậu phẫu kéo dài.
Trước khi phẫu thuật, bạn cần xem xét khá nhiều yếu tố như khả năng hoạt động. Trong trường hợp cơn đau lưng khiến bạn khó hoạt động, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện can thiệp nội khoa. Ngoài ra, có rất nhiều loại phẫu thuật, vì vậy mà người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Sau phẫu thuật, bạn cũng sẽ khá tốn thời gian để hồi phục.
Các bài thuốc dân gian
Chữa đau lưng trái bằng lá lốt
Lá lốt có thể giảm đau, giảm viêm, trị khó tiêu, kháng khuẩn hiệu quả. Vì vậy, mọi người thường dùng lá lốt để chữa bệnh đau lưng, thoát vị đĩa đệm hay đau thần kinh tọa. Một số bài thuốc từ lá lốt áp dụng hiệu quả phải kể đến thuốc đắp từ lá lốt và muối hột, thuốc uống từ lá lốt tươi,…..
Cụ thể như sau:
- Bài thuốc đắp cần chuẩn bị 200g lá lốt và 400g muối hột. Sau đó đem lá lốt giã nhỏ, bắc chảo rang lá lốt với muối. Cho hỗn hợp trên vào vải sạch, đắp lên vùng lưng bị đau để giảm nhức mỏi. Cần thực hiện liên tục hàng ngày mới hiệu quả.
- Bài thuốc uống cần phải chuẩn bị lá lốt tươi và nước lọc. Lá lốt sau khi rửa sạch cho vào nồi sắc với nước, đun cô đặc lại còn một bát con thì lọc lấy nước uống. Nên uống liên tục 10 ngày để thấy hiệu quả.
Chữa đau lưng trái bằng cây xấu hổ
Cây xấu hổ được rất nhiều người sử dụng vì có công dụng giảm đau, thương hàn, chữa ốm sốt rất hiệu nghiệm. Để dùng cây xấu hổ chữa đau lưng trái, bạn phải cần đến 50g lá cây xấu hổ và lá lốt, lá long não và quế chi 20g, tía tô và ngải cứu 40g. Cho các vị thuốc trên vào nồi, sau đó thêm nước và đun sôi đến khi có mùi hương thơm tỏa ra thì tắt bếp, hạ nồi. Cởi áo, trùm chăn lên người và nồi để xông hơi, sau khoảng 15 phút thì dừng lại.
Can thiệp ngoại khoa
Để giảm đau trong trường hợp đau lưng nhẹ, bạn có thể tham khảo một số cách can thiệp ngoại khoa. Những cách này sẽ giảm bớt triệu chứng, nhưng không thể điều trị tận gốc cơn đau. Cụ thể như sau:
- Sử dụng thuốc giãn cơ: Các loại thuốc này có tác dụng như một chất ức chế thần kinh trung ương, giúp làm tăng hoạt động của cơ bắp, giảm co thắt và đau cơ.
- Thuốc giảm đau kê đơn: Nhiều bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau nếu triệu chứng đau lưng trái quá nặng. Thuốc được dùng trong thời gian ngắn và theo chỉ định của bác sĩ.
- Nẹp lưng: Đau dưới eo có thể được sử dụng nẹp lưng để giảm đau, giúp người bệnh thoải mái hơn.
- Tiêm steroid ngoài màng cứng: Bác sĩ tiêm thuốc vào bên ngoài màng cứng xương, bao quanh tủy sống để cải thiện cơn đau.
Các phương pháp này thường chỉ áp dụng trong khoảng thời gian ngắn và cho bệnh nhẹ. Về lâu dài, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về cách điều trị dứt điểm bệnh.
Đau lưng bên trái có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bạn có cách điều trị phù hợp nhất cho mình. Nếu có dấu hiệu đau lưng trái, đừng chủ quan mà hãy theo dõi tình hình và đến bác sĩ để được thăm khám bạn nhé.
>>> Xem thêm: Tạm biệt đau lưng giữa với 4 phương pháp sau đây
Để phòng tránh đau lưng bên trái
Để phòng tránh các vấn đề liên quan đến đau lưng bên trái bạn cần giữ được cơ thể khoẻ mạnh bằng cách:
- Có chế độ ăn uống khoa học, giàu vitamin, chất xơ và ít chất béo, nên chọn thêm những thực phẩm giàu canxi như hải sản để giúp hệ xương chắc khoẻ
- Có chế độ luyện tập thể dục thể thao điều độ và đều đặn. Luyện tập thể dục, thể thao giúp cơ thể thanh lọc các chất độc hại tăng cường lưu thông máu và giúp cho hệ xương khớp khoẻ hơn từ đó giảm đau lưng bên trái
- Không sử dụng quá nhiều rượu, bia, chất kích thích. Như chúng ta đã biết, nguyên nhân dẫn đến đau lưng bên trái có thể do ngoại thương hoặc cũng có thể do các bệnh liên quan đến thận, đại tràng… vì vậy nếu sử dụng quá nhiều chất kích thích dẫn đến các cơ quan nội tạng suy yếu gây ra bênh đau lưng bên trái
- Sử dụng các thiết bị massage hàng ngày. Các loại máy massage bụng, lưng hay máy mát xa cầm tay thật sự có tác dụng rất lớn trong việc kích thích các cơ vùng bụng, lưng hoạt động thúc đẩy lưu thông máu làm giảm nguy cơ dẫn đến các bệnh đau lưng bên trái.
Cơn đau lưng bên trái xuất hiện thường xuyên khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Hơn thế, cơn đau xuất hiện thường xuyên còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý đang âm thầm tiến triển trong cơ thể. Hãy để ý ngay đến tình trạng cơn đau này để kịp thời phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả nhất bạn nhé.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn
Câu hỏi thường gặp (3)
- Tổn thương cơ xương khớp bên trong cơ thể
- Tổn thương cột sống
- Sỏi thận
- Nhiễm trùng thận
- Rối loạn phụ khoa
- Viêm đại tràng
- Điều trị nội khoa bằng cách phẫu thuật và điều trị hậu phẫu kéo dài khoảng 1 tháng
- Áp dụng các bài thuốc dân gian như: chữa đau lưng từ lá lốt, bài thuốc từ cây xấu hổ,...
- Can thiệp ngoại khoa bằng cách: uống thuốc giãn cơ, sử dụng nẹp lưng, tiêm steroid ngoài màng cứng,...
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đủ vitamin, chất xơ, chất béo tốt, canxi,...
- Có chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn
- Không sử dụng quá nhiều rượu bia, chất kích thích
- Sử dụng các thiết bị massage để thư giãn cơ xương khớp mỗi ngày.