Bên cạnh ung thư thì đột quỵ cũng là một căn bệnh nguy hiểm hàng đầu, tiềm tàng nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng con người. Hiện nay, số người mắc bệnh đột quỵ ngày càng tăng cao và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Bệnh đột quỵ đang ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống người bệnh. Chính vì vậy, việc phát hiện và phòng ngừa, điều trị bệnh đúng cách luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm.

bệnh đột quỵ

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO cho biết, trung bình mỗi năm trên thế giới chiếm đến 10 triệu người mắc bệnh đột quỵ. Trong đó tỉ lệ tử vong khi mắc bệnh còn cao hơn cả so với bệnh ung thư. Ở Việt Nam tỉ lệ người mắc bệnh đột quỵ đang tăng chóng mặt qua mỗi năm lên đến con số 200.000 người/ mỗi năm, tỉ lệ tử vong chiếm tới 20% số người bệnh.

Bệnh đột quỵ thực sự đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại với con người. Đây là căn bệnh đòi hỏi sự hiểu biết để phòng tránh và ngăn ngừa những biến chứng, bảo vệ sức khỏe của người bệnh. Vậy bệnh đột quỵ là gì? Nguyên nhân do đâu? Dấu hiệu của người mắc bệnh đột quỵ như thế nào?… Mời bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được tham khảo một số thông tin chi tiết. 

Đột quỵ là gì?

đột quỵ là gì

Có lẽ, đột quỵ là một căn bệnh không còn quá xa lạ với nhiều người như không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm về căn bệnh này. Đột quỵ hay còn gọi là bệnh tai biến mạch máu não là tình trạng não bộ rơi vào trạng thái bị tổn thương nghiêm trọng do sự gián đoạn khi máu lưu thông đến não hoặc đứt mạch máu não.

Oxy không được cung cấp và các dưỡng chất nuôi tế bào bị tụt giảm đột ngột. Từ đó các tế bào não bị chết dần một cách nhanh chóng , não bộ không thể tiếp tục hoạt động chức năng của mình dẫn đến các biến chứng, tai biến thậm chí gây tử vong ở người bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ:

nguyên nhân gây đột quỵ

Bệnh đột quỵ do nhiều nguyên nhân khác nhau tác động lên từ nguyên nhân trực tiếp từ bên trong cơ thể người bệnh hay do ngoài cảnh tác động đều có thể là tác nhân dẫn đến bệnh đột quỵ. Trong đó chủ yếu là do những nguyên nhân sau:

  • Do thiếu máu cục bộ là nguyên nhân chiếm 85% các ca bệnh đột quỵ  gồm 2 kiểu chính là 
    • Tắc nghẽn cục máu đông đường hình thành ở động mạch của não hoặc cổ.
    • Tắc nghẽn cục máu đông được hình thành từ vị trí khác trên cơ thể chủ yếu gặp ở tim rồi chạy đến vị trí não gây nghẽn tắc động mạch,  tĩnh mạch.
  • Do xuất huyết não là nguyên nhân thứ 2 chiếm 15% trong tổng số ca mắc . Tình trạng này xảy ra do bề mặt não bị nứt hoặc phình mạch, dẫn đến sự dị dạng ở  hệ thống mạch máu não 
  • Do thiếu máu não ( TIA) tình trạng này diễn ra ngắn hạn và đỡ nguy hiểm hơn so với những cơn tai biến. Tuy nhiên trường hợp này diễn ra nhiều lần là dấu hiệu dẫn đến bệnh đột quỵ. 
  • Ngoài ra, các tác nhân đến từ môi trường hay chế độ ăn uống, ngủ nghỉ không hợp lý như tắm đêm muộn, thức khuya, tắm nước lạnh khi bị cảm, thiếu chất dinh dưỡng,…đều là những tác nhân dẫn đến đột quỵ ở người.
  • Đồng thời tuổi tác cũng là tác nhân gây ra bệnh này nhất là với những người sau 50 tuổi.
  • Do giới tính, thông thường người mắc phải bệnh đột quỵ có giới tính nam sẽ cao hơn so với ở nữ giới.
  • Do thói quen xấu như hút thuốc, bia rượu,  … cũng có thể gây đến bệnh đột quỵ. 
  • Những người có nguồn gốc Phi sẽ dễ mắc bệnh đột quỵ hơn so với những người da trắng hoặc da vàng.
  • Do có tiền sử các bệnh lí về tim mạch, cao huyết áp thừa cân, béo phì,…hoặc có người nhà từng mắc bệnh.

Dấu hiệu của người mắc bệnh đột quỵ

dấu hiệu đột quỵ
  • Tê mỏi các chi, chân tay căng cứng, bị liệt hoặc khó để có thể di chuyển một bộ phận nào trên cơ thể.
  • Người mắc bệnh đột quỵ thường sẽ bị méo miệng, miệng sẽ bị lệch sang một bên, khó phát ra âm thanh hoặc không thể kiểm soát được khẩu hình ngôn ngữ.
  • Thường sẽ phải chịu những cơn đau đầu ập đến, đau buốt và thậm chí cảm thấy buồn nôn.
  • Mắt bị mờ ,nhòe , nhìn không rõ mọi vật xung quanh ,hai mắt bị lệch không tương xứng ở 2 bên, nhân trung cũng lệch về một phía.
  • Người mắc bệnh đột quỵ thường không nhớ được lâu, trí nhớ bị suy giảm rối loạn các sự việc trong trí nhớ, khó có thể nghĩ ra cách diễn đạt từ mà bản thân muốn biểu thị,…

Điều trị bệnh đột quỵ 

điều trị bệnh đột quỵ

Đối với bệnh nhân bị đột quỵ cần phải được phát hiện và cấp cứu thăm khám trong thời gian nhanh nhất có thể , tính từ khi người bệnh bị đột quỵ. Trong đó dùng thuốc tan máu đông với các tình trạng bị nhồi máu trong khoảng thời gian từ 4 đến 5 tiếng và mất khoảng 6 giờ đối với trường hợp nhồi máu não cần phải can thiệp lấy huyết khối tắc nghẽn.

Phác đồ điều trị đột quỵ của bộ y tế 

phác đồ điều trị đột quỵ

Sơ cứu đột quỵ với trường hợp mắc bệnh 

  • Nhanh chóng gọi xe cấp cứu và chú ý giữ an toàn không để  người bệnh chịu va đập.
  • Đặt bệnh nhân sao cho người bệnh nằm với tư thế nghiêng đảm bảo không cản trở cho hô hấp của bệnh nhân.
  • Theo dõi và ghi nhớ các dấu hiệu bệnh nhân gặp phải 
  • Không được tự ý điều trị bằng các phương pháp bấm huyệt hay châm cứu mà không có chuyên môn. 
  • Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn uống lúc phát bệnh.
  • Đưa  người bệnh đến các cơ sở y tế để được điều trị cấp cứu sớm nhất. 
sơ cứu đột quỵ

Cách phòng chống bệnh đột quỵ 

  • Giữ nếp sống khoa học, lành mạnh
  • Thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu omega3,  folate, magie,…
  • Uống nhiều nước lọc
  • Chăm chỉ tập thể dục với cường độ phù hợp với bản thân 
  • Tránh các chất kích thích như bia rượu 
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn đóng hộp, bơ động vật , nội tạng động vật.
  • Bổ sung chất xơ cho cơ thể. 
  • Thăm khám bệnh định kì 6 tháng/ lần 
  • Với những người có tiền sử bệnh lí cần phải theo dõi sức khỏe sát sao hơn, không chủ quan với dấu hiệu tái phát bệnh.
  • Đệm massage: Thiết bị máy massage ,đệm massage đang trở thành trào lưu mà mỗi gia đình Việt đều có. Bởi sử dụng thiết bị này mỗi ngày sẽ giúp kích thích quá trình lưu thông máu, trao đổi chất và đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp tinh thần thư giãn và hỗ trợ phòng ngừa nhiều bệnh.
tập thể dục ngăn ngừa đột quỵ

Có thể nói, bệnh đột quỵ là một bệnh lí vô cùng nguy hiểm và có hại cho sức khỏe con người, có thể dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào. Vì vậy với những kiến thức mà chúng tôi cung cấp ở bài viết, hy vọng sẽ cho bạn đọc những thông tin cần thiết để trang bị cho mình những kĩ năng hữu ích bảo vệ sức khỏe của gia đình cũng như bản thân thật tốt.

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021

Câu hỏi thường gặp (3)

Dấu hiệu của người mắc bệnh đột quỵ là gì ?
  • Tê mỏi các chi, chân tay căng cứng, bị liệt hoặc khó để có thể di chuyển một bộ phận nào trên cơ thể.
  • Người mắc bệnh đột quỵ thường sẽ bị méo miệng, miệng sẽ bị lệch sang một bên, khó phát ra âm thanh hoặc không thể kiểm soát được khẩu hình ngôn ngữ.
  • Thường sẽ phải chịu những cơn đau đầu ập đến, đau buốt và thậm chí cảm thấy buồn nôn.
  • Mắt bị mờ ,nhòe , nhìn không rõ mọi vật xung quanh ,hai mắt bị lệch không tương xứng ở 2 bên, nhân trung cũng lệch về một phía.
  • Người mắc bệnh đột quỵ thường không nhớ được lâu, trí nhớ bị suy giảm rối loạn các sự việc trong trí nhớ, khó có thể nghĩ ra cách diễn đạt từ mà bản thân muốn biểu thị,...
Những loại thuốc được dùng để điều trị bệnh đột quỵ ?
  • Thuốc chống đông máu.warfarin
  • Thuốc huyết áp plavix, aspirin
  • Thuốc statins.
Cách phòng chống bệnh đột qụy?
  • Giữ nếp sống khoa học, lành mạnh
  • Thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu omega3,  folate, magie,...
  • Uống nhiều nước lọc
  • Chăm chỉ tập thể dục với cường độ phù hợp với bản thân 
  • Tránh các chất kích thích như bia rượu 
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn đóng hộp, bơ động vật , nội tạng động vật.
  • Bổ sung chất xơ cho cơ thể. 
  • Thăm khám bệnh định kì 6 tháng/ lần 
  • Với những người có tiền sử bệnh lí cần phải theo dõi sức khỏe sát sao hơn, không chủ quan với dấu hiệu tái phát bệnh.
Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.