Gai khớp gối là một trong những bệnh về xương khớp khá phổ biến ở những người trung niên. Bệnh gây ra nhiều đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày khiến người bệnh gặp khó khăn. Vậy cụ thể bệnh gai khớp gối là gì, triệu chứng thế nào và nguyên nhân do đâu? Theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm >>>
Xem nhanh nội dung
Gai khớp gối là gì?
Triệu chứng của bệnh gai khớp gối
Đau khi co duỗi chân
Sụn khớp đã bị mài mòn, nên sẽ dẫn tới tình trạng phát triển gai xương. Mỗi khi co duỗi sẽ nghe tiếng lạo xạo và cảm giác đau, khiến người bệnh phải co, duỗi chân từ từ và cẩn thận.
Đau khi đứng lên
Khi từ tư thế ngồi, đặc biệt là tư thế ngồi xổm sang tư thế đứng, đầu gối sẽ bị đau nhức cực kỳ khó chịu. Người bị gai khớp gối nên tránh ngồi xổm và ngồi lâu, khớp gối không những bị đau mà còn cứng lại, khiếp bạn khó di chuyển.
Cứng khớp
Canxi tập trung nhiều ở khớp gối sẽ làm xảy ra tình trạng cứng khớp. Bệnh nhân thường gặp phải tình trạng này vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Nếu bị nặng hơn, bạn có thể bị hạn chế vận động, mất khả năng đi lại tạm thời.
Đau khi lên xuống cầu thang
Việc lên xuống cầu thang vô tình khiến đầu gối phải chịu áp lực lớn hơn khi đi đường thẳng. Mỗi khi leo cầu thang, trọng lực dồn vào đầu gối. Điều này khiến đầu gối của bạn bị đau.
Tê, mất cảm giác
Gai khớp gối chèn ép các dây thần kinh, dẫn tới tê bì hai chân. Thậm chí chân sẽ bị mất cảm giác vài lần trong ngày và bạn không thể di chuyển.
Sưng tấy khớp gối
Các gai xương hình thành ở đầu gối không những gây đau, mà còn khiến bạn bị tràn dịch khớp gối. Tình trạng này sẽ khiến khớp gối bị tổn thương nặng hơn, bị phù nề và người bệnh cũng di chuyển khó khăn hơn.
Nguyên nhân gây ra bệnh gai khớp gối
Di truyền
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, rất nhiều bệnh nhân có hệ xương khớp không tốt ngay từ khi sinh ra. Do đó, khớp gối nhanh bị thoái hóa hơn người bình thường. Trong quá trình thoái hóa có thể bị mắc bệnh gai khớp gối.
Tuổi tác
Tuổi tác càng cao thì các bộ phận trên cơ thể càng dễ bị lão hóa. Khi đó xương khớp cũng sẽ không còn cứng cáp và khỏe mạnh như trước nữa. Khô khớp, thoái hóa khớp diễn ra nhiều hơn. Dần dần tình trạng gai xương cũng hình thành, khiến cơ thể đau nhức.
Béo phì
Những người thừa cân có thể trọng nặng, và áp lực lên đầu gối cũng vì thế mà tăng cao. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng khớp gối bị tổn thương, từ đó dẫn tới gai khớp gối.
Chấn thương xương khớp
Các chấn thương xương khớp khi bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông cũng tác động trực tiếp tới khớp gối. Canxi sẽ khó tích tụ lại để sửa chữa và tái tạo xương khớp. Bề mặt xương cũng vì vậy mà biến dạng, dẫn tới hình thành gai khớp gối.
Mang thai
Khi có bầu, cơ thể sẽ tập trung dưỡng chất đi nuôi bào thai. Việc này làm cho nguồn dưỡng chất tới xương khớp bị giảm xuống. Thêm vào đó cơ thể mẹ bầu nặng nề tạo áp lực lớn lên xương khớp, gây ra nguy cơ gai khớp gối.
Bệnh gai khớp gối có nguy hiểm không?
Bệnh gai khớp gối sẽ nguy hiểm nếu tình hình trở nặng. Người bệnh khi mắc phải gai khớp gối thường bị đau khi cử động. Kèm theo đó là là thói quen thích ngồi một chỗ và tránh vận động nhiều để không bị đau. Điều này ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Bên cạnh đó, gai khớp gối trở nặng còn có thể gây tổn thương mô cơ, dây chằng xung quanh đầu gối. Nó sẽ chèn ép lên các dây thần kinh, khiến bạn bị tê bì, mất cảm giác ở đầu gối. Nhiều người có thể bị ảnh hưởng tới các mạch máu quanh đầu gối, có nguy cơ bị tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn.
Phương pháp điều trị gai khớp gối
Sử dụng thuốc Tây y
Trước khi được kê đơn thuốc, bác sĩ sẽ khám để nắm được tình hình của bệnh nhân, xem tình trạng gai khớp gối ở mức độ nặng hay nhẹ. Tiếp theo đó sẽ tiến hành kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc Tây dành cho bệnh nhân gai khớp gối phải kể đến là:
– Thuốc giảm đau: Paracetamol, Tramadol,…
– Thuốc chống viêm không chứa steroid như piroxicam, diclofenac,meloxicam, etoricoxia,….
– Thuốc tiêm và khớp gối: Hydrocortison acetat. Tiêm không quá 4 mũi/liệu trình. Thuốc này cần sự cho phép của bác sĩ, không được tự ý dùng.
– Thuốc bôi ngoài da: dùng thuốc voltaren emugel bôi ngoài da khoảng 2 – 3 lần/ngày. Tuy nhiên chỉ dùng trong trường hợp bị đau nhẹ.
– Thuốc trị liệu lâu dài: Glucosamine sulfate, Chondroitin…
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Bài thuốc dân gian sử dụng nghệ tươi
Nghệ tươi có hoạt chất cucurmin, rất thích hợp dùng trong các trường hợp bị bệnh lý xương khớp, điển hình là gai khớp gối. Hoạt chất cucurmin sẽ ngăn chặn, tiêu diệt vi khuẩn và chống viêm nhiễm. Ngoài ra, chúng cũng thúc các mô sụn tái tạo lại, sản sinh dịch nhầy và bào mòn các gai xương. Nghệ tươi cũng được xem là thảo dược hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch tốt, hạn chế đau nhức xương khớp. Cách dùng thuốc từ nghệ tươi chữa gai khớp gối cũng rất đơn giản.
- Bạn cần chuẩn bị: 2 muỗng tinh bột nghệ, 2 lòng đỏ trứng, 1 thìa canh dầu dừa.
- Cách làm: Đổ tinh bột nghệ vào lòng đỏ trứng, đánh đều lên và đổ dầu dừa vào. Nên uống ngay sau khi hòa thuốc để tránh trứng gà tiếp xúc không khí có vị tanh khó uống. Nếu bị gai đầu gối thể nhẹ, chỉ sau 10 ngày uống thuốc bạn có thể khỏi bệnh.
Bài thuốc dân gian sử dụng cây đinh lăng
Cây đinh lăng cũng một vị thuốc nam quen thuộc trong các bài thuốc chữa đau xương khớp phổ biến hiện nay. Chúng sẽ hỗ trợ tái tạo xương, phục hồi các tế bào khác, từ đó tăng cường lưu thông máu và cải thiện gân cốt, tránh cho chúng bị chèn ép lên dây thần kinh. Bên cạnh gai xương, người bệnh còn có thể chữa khỏi đau khớp, tê bắp chân và ngón chân nếu kiên trì sử dụng bài thuốc này.
- Bạn cần chuẩn bị: 40g rễ đinh lăng, 1 lít nước
- Cách làm như sau: Rửa sạch 40g rễ đinh lăng, cắt khúc và nấu với 2 lít nước. Uống thay nước lọc trong 1 ngày. Rễ đinh lăng lành tính, nên thích hợp sử dụng lâu dài. Trong trường hợp bệnh đã trở nặng, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn cách chữa bệnh phù hợp, kết hợp với uống rễ đinh lăng.
Bài thuốc dân gian sử dụng hạt mè đen
Hạt mè đen không chỉ là món ăn nhiều dinh dưỡng mà còn cực công hiệu trong điều trị gai khớp gối. Trong hạt mè chứa nhiều acid béo, cùng các thành phần chống lão hóa. Từ đó giúp sản sinh dịch nhầy, tạo sụn mới, giúp 2 đầu xương không bị ma sát nhiều dẫn tới đau đớn. Trong hạt mè cũng chứa nhiều magie và canxi, giúp tăng mật độ xương và cứng cáp cho xương, tránh làm khớp gối bị tổn thương.
- Bạn cần chuẩn bị: 100g mè đen rang, 1 lít rượu
- Cách làm như sau: rang chín mè đen, đem giã nhuyễn và ngâm mè với 1 lít rượu. Ngâm khoảng 10 ngày là có thể sử dụng. Mỗi lần uống 1 chén nhỏ, uống ngày 2 lần nếu bệnh nặng. Khi bệnh thuyên giảm triệu chứng, bạn uống 1 chén mỗi ngày để xương phục hồi trở lại.
Các bài vật lý trị liệu
Bên cạnh việc uống thuốc, bệnh nhân nên sử dụng thêm các bài vật lý trị liệu để rút ngắn thời gian điều trị. Những bài tập này rất đơn giản. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây và tự thực hiện tại nhà.
Co – Duỗi khớp gối
Bài tập này có tác dụng giúp bạn giảm triệu chứng cứng khớp. Cách làm như sau:
- Buổi sáng là lúc triệu chứng cứng khớp trở nặng, vì vậy bạn phải co duỗi chân nhẹ nhàng, từ chân trái cho tới chân phải.
- Thay đổi luân phiên 2 chân, mỗi buổi sáng tập khoảng 15 – 20 phút. Sau một thời gian kiên trì thực hiện, bạn có thể thấy bệnh được cải thiện.
Nâng cao chân
Bài tập này giúp làm giảm co thắt của gân khoeo đầu gối. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần nằm ngửa, duỗi thẳng 2 chân. Sau đó dùng 2 tay giữ chân phải áp chặt vào ngực, giữ trong 30 giây rồi thả chân xuống. Chân còn lại làm tương tự. Thực hiện khoảng 10 lần/ngày.
Kéo giãn cơ vùng trước đùi
Bài tập kéo giãn cơ vùng trước đùi sẽ hỗ trợ trị gai khớp xương hiệu quả. Bạn cần đứng thẳng người, hai chân mở rộng bằng vai. Bạn lấy tay nắm lấy bàn chân và kéo gập về phía chạm mông trong 30s. Chân còn lại làm tương tự.
Ngoài ra còn có các phương pháp khác như kích thích điện, trị liệu bằng sóng hồng ngoại,..
Phẫu thuật
Phẫu thuật là biện pháp dành cho các bệnh nhân bị gai khớp gối nặng, Tuy nhiên gần đây, các bác sĩ xương khớp cho rằng việc phẫu thuật có rất nhiều rủi ro như gây nhiễm trùng, dây thần kinh ở đầu gối dễ bị tổn thương trong khi phẫu thuật. Bên cạnh đó, gai xương có thể tái xuất hiện trở lại dù cuộc phẫu thuật thành công. Chi phí mổ cũng rất lớn, lại có nhiều rủi ro nên bạn cần cân nhắc kỹ.
Phòng ngừa bệnh gai khớp gối
Mắc bệnh gai khớp gối sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bạn. Vậy bạn cần phải phòng ngừa ngay triệu chứng bệnh từ sớm. Cụ thể như sau:
- Tránh bệnh béo phì để giảm áp lực lên đầu gối
- Tập thể thao hàng ngày
- Hạn chế mang vác đồ nặng
- Ngồi đúng tư thế, không chèn ép lên đầu gối
- Không ngồi lâu 1 chỗ, nên vận động thường xuyên, nhất là dân văn phòng.
Bệnh gai khớp gối gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống của bạn, nhất khi bạn bước vào độ tuổi trung niên. Do đó, bạn nên phòng ngừa các bệnh xương khớp từ sớm. Đồng thời khám sức khỏe định kỳ để biết tình hình sức khỏe của chính mình nhé.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn
Câu hỏi thường gặp (2)
- Đau khi co duỗi chân
- Đau khi đứng lên
- Cứng khớp
- Đau khi lên xuống cầu thang
- Tê, mất cảm giác
- Sưng tấy khớp gối
- Di truyền
- Tuổi tác
- Béo phì
- Chấn thương xương khớp
- Mang thai