Hạt thầu dầu hay còn gọi là đu đủ tía, có tác dụng thông tiện, nhận trường, thường được dùng để chữa táo bón, sót nhau sinh khó,… Tuy nhiên, bên cạnh những tác dụng này nó còn có thể gây ngộ độc. Vậy nên, trước khi dùng bạn cần tìm hiểu kỹ tác dụng, liều dùng cũng như lưu ý khi sử dụng để tận dụng vị thuốc này 1 cách tốt nhất, đồng thời để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
>>> Xem thêm: Tác dụng của cây cỏ xước – “Thần dược” chữa bệnh ai cũng nên biết
Xem nhanh nội dung
Tìm hiểu chung
Cây thầu dầu hay còn gọi là đu đủ tía, đu đủ dầu, có tên khoa học là Ricinus communis L, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Đây là một loài cây sống lâu năm với chiều cao khoảng 4 – 5 mét, đôi khi có thể cao hơn. Thân yếu, vỏ thân có màu xanh lục hoặc đỏ tía, các cành non đều có phấn trắng.
Cây có lá lớn giống với chân vịt, mọc so le, mép lá có răng cưa, cuống dài, 2 bên mặt lá trơn nhẵn. Hoa thường mọc ở ngọn hoặc ở nách lá, hoa đực ở phía trước, hoa cái ở trên, có nhiều lá phủ bên ngoài. Quả cây có gai mềm, mỗi quả chứa khoảng 3 hạt. Hạt hình bầu dục, hơi dẹt, bề mặt nhẵn, màu nâu xám và có vân đỏ hoặc nâu đen. Thực tế, có nhiều loại thầu dầu nhưng chỉ có loại thầu dầu tía mới có công dụng làm thuốc.
Cây thầu dầu có nguồn gốc từ Bắc Ấn Độ, được trồng chủ yếu ở các khu vực khí hậu nhiệt đới. Ở nước ta, cây thường mọc ở các tỉnh như Vĩnh phúc, Hà Giang, Phú Thọ, Bắc Ninh. Hạt thầu dầu thường được thu hoạch vào tháng 4 đến tháng 5, chủ yếu dùng để ép lấy dầu sử dụng trong công nghiệp. Ngoài hạt thì rễ và lá cũng được thu hái quanh năm.
Thành phần hóa học có trong hạt thầu dầu
Trong hạt thầu dầu tía có chứa khoảng 40 – 50% là dầu béo, 25% là albuminosid – đây là một hợp chất của albumin. Ngoài ra, nó còn chứa một số thành phần khác như: nitrogen, muối, đường, acid malic, xenluloza, ricin và ricinin, axit undecylenic, men lipase. Dầu được ép từ loại hạt này bằng phương pháp ép lạnh có chứa nhiều chất hữu cơ gốc glycerin và acid béo.
Tác dụng của hạt thầu dầu tía
Theo y học cổ truyền, hạt thầu tía có vị ngọt, hơi cay, tính bình ổn nên thường được dùng để bạt độc, bài nung và tiêu thũng. Hạt có chứa nhiều tinh dầu có tác dụng khư phong hoạt huyết, giảm đau và có công dụng nhuận tràng. Ngoài ra, tinh dầu của hạt còn được dùng để điều trị một số bệnh lý như:
- Chứng rối loạn về da, nấm da, mụn nhọt.
- Giúp ngừa thai hiệu quả, có thể hỗ trợ điều trị giang mai, sa tử cung và trực tràng.
- Giúp trị chứng táo bón, kiết lỵ.
- Có thể chữa viêm mủ da, viêm hạch lao.
- Hỗ trợ điều trị chứng viêm tai giữa, đau nửa đầu.
Khác với các loại dược liệu chủ yếu dùng để sắc hoặc ngâm rượu, hạt thầu dầu chỉ được sử dụng để bôi ngoài da là chính. Vì vậy, bạn có thể sử dụng tinh dầu của hạt thầu dầu với mục đích sau:
- Dầu thầu dầu có thể chữa áp xe, phong và giang mai.
- Bôi ngoài da giúp làm mềm và loại bỏ hết các vết chai, sần trên da tay và chân.
- Giúp làm giảm các u nang, mụn cơm hoặc mụn cóc trên bề mặt da.
- Bôi vào khớp xương sẽ giúp giảm đau nhức và sưng tấy đỏ.
Ngoài ra, nếu biết cách sử dụng, hạt thầu dầu tía còn trở thành một bài thuốc có tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả, nhất là với bệnh trĩ, sa tử cung và trực tràng.
>>> Xem thêm: Cây xạ đen – Thần dược trị ung thư
Một số bài thuốc trị bệnh từ hạt thầu dầu tía
Chữa liệt thần kinh mặt
Chuẩn bị 20g thầu dầu, rửa sạch rồi giã nát. Lấy bã đắp trực tiếp lên phía đối diện mặt bị liệt dây thần kinh. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày, áp dụng mỗi ngày sẽ bệnh tình được cải thiện đáng kể.
Chữa sa tử cung và trực tràng
Dùng 10 – 20g hạt thầu dầu, rửa sạch để loại bỏ hết tạp chất. Đem đi giã nát rồi đắp lên vùng đỉnh đầu. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày, áp dụng đều đặn mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Chữa đẻ khó, sót nhau
Chuẩn bị khoảng 10 – 14 hạt thầu dầu, rửa sạch rồi giã nát. Lấy bã đắp vào lòng bàn chân, sau khi sinh xong hoặc nhau thai đã trôi ra ngoài hết thì ngưng dùng và rửa thật sạch lòng bàn chân có tiếp xúc với thuốc.
Chữa bệnh trĩ
Kết hợp 9 hạt thầu dầu tía cùng với 9 con học trò nước (hình dạng khá giống với con nhện). Sau đó đem cả 2 đi sơ chế, giã nát rồi cho lên chảo, sao với giấm để cho ấm nóng. Dùng một lớp vải mỏng để bọc thuốc lại và tách tóc sang 2 bên để vào huyệt bạch hội ở giữa đỉnh đầu. Đắp đến khi búi trĩ co rút lại thì tháo thuốc xuống nay, vệ sinh thật sạch vì để lâu sẽ rất nguy hiểm.
>>> Xem thêm: 6 cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất
Hạt thầu dầu có độc không?
Hạt thầu dầu có chứa ricin – đây là một chất có thể gây ngộ độc, nếu ăn phải sẽ gây ra tình trạng nhức đầu, tăng lượng bạch cầu, chuột rút cơ, đổ mồ hôi lạnh, tăng nhiệt độ cơ thể, nguy hiểm hơn có thể gây trụy tim và thậm chí là tử vong.
Chính vì vậy, vị thuốc này thường được sử dụng ngoài da là chính và cần dùng đúng theo liều lượng được bác sĩ cho phép để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Tóm lại, hạt thầu dầu tía là một dược liệu có nhiều tác dụng cho sức khỏe, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, kể cả chỉ dùng ngoài da để đảm bảo an toàn cũng như có được cách dùng đúng, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn