Bàn chân bị bẹt là một dị tật phổ biến với khoảng 30% dân số trên thế giới mắc phải. Tình trạng này không chỉ gây khó khăn khi đi lại mà còn tiềm ẩn tổn thương tới thần kinh và cơ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị bàn chân bị bẹt đúng cách để hồi phục chức năng bàn chân dễ dàng hơn.

>>> Xem thêm: Thoái hóa khớp gối là gì? Nguyên nhân, cách phát hiện và điều trị bệnh

Bàn chân bẹt là gì

Bàn chân bẹt là một dị tật ở chân khi lòng bàn chân bằng phẳng, không có độ cong và lồi lõm. Hội chứng này dễ dàng bị nhầm lẫn với bàn chân bụ bẫm ở trẻ em, tuy nhiên qua quá trình vận động thì vòm bàn chân sẽ được hình thành nên khác chứng bàn chân bẹt.

Những người sở hữu bàn chân bẹt thường có kết cấu dây chằng và xương bàn chân lỏng lẻo khi in dấu bàn chân lên tờ giấy sẽ không thấy chỗ khuyết như dấu chân thông thường.

Chan Bet

Nguyên nhân gây ra hội chứng bàn chân bẹt

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bàn chân bẹt có thể kể đến như:

  • Thói quen đi đứng không có lợi cho sức khỏe như đi chân đất thường xuyên, đi xăng đan hoặc giày dép có đế phẳng trong quá trình xương phát triển.
  • Người sở hữu gen xương mềm, khớp mềm phát triển thành bàn chân bẹt. Đây là yếu tố di truyền vì ở nhiều gia đình có cả bố, mẹ và con mắc chứng bàn chân bẹt.
  • Biến chứng do gãy xương hoặc mắc một số bệnh lý như thấp khớp, béo phì, tiểu đường.
  • Người cao tuổi và phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc chứng bàn chân bẹt cao hơn những đối tượng khác. Giãn hoặc rách gân cơ chằng sau dẫn đến bàn chân bẹt.
Ban Chan Bet

Cách phát hiện bàn chân bẹt

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, triệu chứng bàn chân bẹt thường khó phân biệt nhưng từ 3 tuổi trở lên vòm bàn chân đã được hình thành nên có thể phát hiện bằng cách sau:

  • Cách 1: Làm ướt bàn chân sau đó đặt bàn chân lên một tờ giấy trắng hoặc bìa carton để nhìn thấy dấu chân in lên. Nếu dấu chân bằng phẳng, không có vết khuyết thì khả năng cao là trẻ mắc chứng bàn chân bẹt. Còn nếu dấu chân có một khoảng trống nhỏ thành hình vòm thì có thể yên tâm.
  • Cách 2: Dẫm chân lên cát, nếu cát in dấu bàn chân có vết khuyết thì hình dạng chân bình thường còn nếu in được cả bàn chân phẳng xuống cát thì đã mắc chứng bàn chân bẹt.
  • Cách 3: Đứng trên một mặt phẳng và luồn một ngón tay xuống lòng bàn chân để kiểm tra. Nếu các ngón tay không thể chen vào được vào gan bàn chân thì khả năng cao là bạn đã mắc chứng bàn chân bẹt.
Ban Chan Bet 1

Bàn chân bẹt ảnh hưởng như thế nào – có chữa được không

Bàn chân bẹt là một dị tật nên sẽ khiến cấu trúc xương khớp bàn chân bị biến dạng theo thời gian. Hậu quả là bàn chân kém linh hoạt, làm yếu khớp gối, cột sống, các dây chằng và hạn chế khả năng đi lại. 

Chứng bàn chân bẹt nếu không được điều trị sẽ hạn chế khả năng vận động của bệnh nhân cũng như làm suy giảm chất lượng sinh hoạt và cuộc sống. Nghiêm trọng hơn là bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng như gai gót chân, thoái hóa khớp, viêm khớp,…

Khi nào thì cần phẫu thuật

Đối với trẻ em dưới 8 tuổi hoặc dị tật bàn chân ít nghiêm trọng và không ảnh hưởng đến khả năng vận động thì việc phẫu thuật là không cần thiết. Tuy nhiên đối với những trường hợp chiều cao của trẻ phát triển nhanh và hình thành chứng bàn chân bẹt gây ảnh hưởng đến sự linh hoạt của bàn cân thì cần phải thăm khám và thực hiện phẫu thuật.

Việc chữa trị bàn chân bẹt tốt nhất là khi trẻ ở trong khoảng từ 2-7 tuổi, vì vậy cha mẹ nên chú ý và đưa bé đi kém nếu nhận thấy những dấu hiệu đặc thù của chứng bàn chân bẹt như cạnh trong của bàn chân có xu hướng áp xuống đất. 

Chứng bàn chân bẹt được phát hiện sớm không cần can thiệp phẫu thuật mà được khuyên sử dụng đế giày chỉnh hình y khoa để điều chỉnh tật bàn chân. Đây là miếng lót giày được thiết kế riêng theo số đo bàn chân của từng bệnh nhân, giúp tạo vòm, nâng đỡ bàn chân và xương khớp trở về vị trí chính xác. Trẻ cần sử dụng đế giày chỉnh hình thường xuyên, trong các hoạt động di chuyển, vận động hàng ngày để đảm bảo cấu trúc bàn chân cân bằng cho đến khi bệnh được điều trị dứt điểm.

Trường hợp trẻ trên 8 tuổi, hiệu quả của việc tạo vòm bàn chân mang lại thấp hơn và thời gian sử dụng dế chỉnh hình bàn chân kéo dài hơn. Những người trưởng thành không thể sử dụng đế chỉnh hình bàn chân để tạo vòm mà chỉ có tác dụng ngăn ngừa đau khớp, thoái hóa khớp. Do đó bệnh nhân có thể can thiệp phẫu thuật và phục hồi chức năng trong trường hợp này.

Như vậy, bàn chân bẹt là một dị tật nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm cũng như ảnh hưởng lớn đến đời sống. Khi thấy những biểu hiện của chứng bàn chân bẹt. bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị đúng cách nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại thông tin bên dưới, GDV Sport luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

Ngoài ra, người bệnh có thể chọn cho mình những chiếc máy massage chân với nhiều tính năng hiện đại. Từ đó, đôi chân khỏe đẹp hơn mỗi ngày, tránh được những cơn đau nhức phần chân, dị tật phần chân và những bệnh lý nguy hiểm khác.

5/5 - (182 bình chọn)
Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
5/5 - (182 bình chọn)
Question and answer (0 comments)