Hệ thống mạch máu của con người có thể trải dài tới 100.000km, đảm nhận vai trò vận chuyển và chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Trong đó huyết tương là thành phần quan trọng có trong mạch máu. Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu chức năng của huyết tương đối với hoạt động cơ thể để duy trì sức khỏe bền vững.
Xem nhanh nội dung
Huyết tương là gì
Để biết được chức năng của huyết tương là gì thì trước hết, chúng ta cần tìm hiểu xem huyết tương là gì?
Huyết tương là một trong những thành phần quan trọng nhất của máu, tồn tại dưới dạng chất dịch lỏng trong suốt màu vàng nhạt. Huyết tương chiếm khoảng 55% đến 65% tổng khối lượng máu trên cơ thể nên đóng vai trò không thể thiếu đối với hoạt động sống của con người.
Màu sắc huyết tương có thể thay đổi khi thức ăn được nạp vào cơ thể, cụ thể ngay sau bữa ăn huyết tương có màu vàng đục nhưng sau đó khoảng vài giờ sẽ trở nên nhạt màu hơn. Vì thế mà ngay sau khi ăn không thể lấy huyết tương bởi huyết tương màu đục có thể gây phản ứng sốc cho người bệnh.
Thành phần trong huyết tương
Thành phần của huyết tương chứa tới 90% nước, 10% còn lại bao gồm các chất hòa tan chủ yếu là protein huyết tương và các hợp chất hữu cơ khác.
Thành phần protein huyết tương hòa tan chiếm khoảng 7% thể tích huyết tương. Trong đó các protein quan trọng nhất là:
- Albumin – Loại protein phổ biến nhất, nguyên nhân dẫn đến áp suất thẩm thấu của máu. Các chất không hòa tan được trong nước hoặc chỉ hòa tan một phần có thể vận chuyển vào huyết tương thông qua sự liên kết với albumin.
- Globulin – Những protein có dạng hình cầu hòa tan trong huyết tương. Chất này thường được tạo ra bởi gan và hệ thống miễn dịch.
- Fibrinogen được tổng hợp ở gan và biến đổi thành các fibrin giúp cơ thể cầm máu khi bị thương..
Thành phần các hợp chất hữu cơ khác trong huyết tương bao gồm vitamin, glucose, amino axit, những loại peptit có chức năng điều hòa lipit. Ngoài ra còn chứa các khoáng chất như Kali, Canxi, Natri,…
Chức năng của huyết tương
Cung cấp chất dinh dưỡng
Huyết tương đóng vai trò như một nguồn cung cấp dinh dưỡng cho các mô tô bào trong cơ thể. Các axit béo có trong huyết tương sẽ tham gia vào quá trình sản xuất lipit. Bên cạnh đó các hoạt chất trong huyết tương cũng tổng hợp hormon tuyến sinh dục và tuyến thượng thận, góp phần tạo túi mật.
Tạo áp sơ thể thẩm thấu và cân bằng nước
Các Albumin trong thành phần huyết tương tạo ra áp suất thẩm thấu tương đương 25mmHg. Trọng lượng phân tử của Albumin tương đối thấp nên chiếm ưu thế hơn so với các loại protein khác. Chính vì vậy huyết tương đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng giữa các mô và máu.
Một cơ thể mất đi đa số protein albutin sẽ dẫn đến mất cân bằng nước và xuất hiện triệu chứng phù nề. Tình trạng này thường thấy ở những người mắc bệnh thận nên bạn cần lưu ý chức năng của huyết tương nhé.
Xem thêm >>> Thiếu máu – nguyên nhân và triệu chứng
Chức năng vận chuyển
Một chức năng của huyết tương không thể thiếu đối với hoạt động cơ thể đó chính là vận chuyển lipit và các chất hòa tan lipit. Thêm vào đó những vitamin và khoáng chất cũng được vận chuyển bằng albumin có trong huyết tương.
Làm đông máu
Như đã phân tích ở phần trên, albumin là chất đóng vai trò chủ yếu trong việc tạo ra áp suất thẩm thấu và cân bằng nước trong máu. Nhờ vậy mà có thể giữ cho chất lỏng phân định trong một khu vực rõ ràng và và không xâm nhập và không tràn lan đến các vùng khác.
Ngoài ra, thành phần Fibrinogen có trong huyết tương là chất không thể thiếu trong cơ chế tự đông máu. Cơ thể chúng ta nếu không có Fibrinogen sẽ dễ dàng gặp nguy hiểm, thậm chí là bị đe dọa đến tính mạng chỉ với một vết đứt nhỏ gây chảy máu.
Cung cấp chất điện giải
Huyết tương cung cấp một lượng muối khoáng bao gồm những chất điện giải như canxi, clo, kali, natri. Đây đều rất cần thiết bởi nếu thiếu hụt chúng thì cơ thể sẽ gặp phải tình trạng nguy hiểm như nhịp tim không ổn định, co giật, yếu cơ,…
Tạo ra miễn dịch cơ thể
Chức năng xây dựng hệ miễn dịch, chống lại các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể được đảm nhận bởi gamma globulin có trong huyết tương. Nhờ vậy chúng ta có thể phòng tránh được một số bệnh liên quan đến hệ miễn dịch như cảm cúm, cảm lạnh nhờ chất này.
Mỗi cơ quan hay thành phần cấu tạo nên cơ thể đều đảm nhận chức năng riêng biệt mà nếu thiếu đi chúng sẽ dẫn đến những tác hại nguy hiểm. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết trên của GDV Sport sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức bổ ích về chức năng của huyết tương đối với cơ thể.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn