Khô khớp gối là căn bệnh thường xuất hiện ở người cao tuổi và đang có dấu hiệu trẻ hóa. Tuy căn bệnh này không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị nhanh chóng, người bệnh có thể bị đau dữ dội, hạn chế vận động, có nguy cơ bị thoái hóa khớp, tàn phế. Để giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức về bệnh lý này, hãy cùng tìm hiểu trong bai viết sau đây.

>>> Xem thêm: Bệnh khô khớp gối nên ăn gì? Kiêng ăn gì thì tốt?

Khô khớp gối là bệnh gì? 

Khô khớp gối là tình trạng rối loạn khả năng tiết chất nhờn tại khớp gối. Chất nhờn bị giảm hoặc không thể tiết ra khiến đầu gối trở nên cứng nhắc, khó cử động, thường xuyên phát ra tiếng lách cách hoặc lạo xạo khi duỗi thẳng. Đau, hạn chế cử động hoặc phù nề khi đi bộ là những ảnh hưởng khác của việc giảm bài tiết dịch khớp.

Tình trạng khô khớp gối chủ yếu xuất hiện ở những người cao tuổi do quá trình lão hóa. Nhân viên văn phòng cũng là đối tượng dễ gặp tình trạng này do ít vận động, ngồi nhiều. Bệnh lý này không gây nhiều biến chứng nghiêm trọng nhưng nếu để lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Dau Khop Goi La Bieu Hien Cua Dau Khop Chan Min
Tình trạng khô khớp gối xuất hiện khi khả năng tiết chất nhờn ở khớp gặp vấn đề

Khô khớp gối do nguyên nhân nào?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khô khớp gối như chấn thương, tác dụng của thuốc, những ảnh hưởng từ cuộc sống hàng ngày. Một số nguyên nhân phổ biến như:

  • Trọng lượng cơ thể: Thừa cân hoặc béo phì có thể tạo ra áp lực lớn lên các khớp và hệ thống xương của cơ thể. Khi đó, chất lỏng hoạt dịch được giải phóng không đủ nhiều dẫn đến tình trạng khô khớp gối.
  • Đặc điểm công việc: Người thường xuyên lao động chân tay dễ gặp phải tình trạng khô khớp. Ngoài ra, dân văn phòng ít vận động cũng dễ đối mặt với hiện tượng này.
  • Do tuổi tác: Người lớn tuổi có xu hướng mắc chứng khô khớp nhiều hơn do lão hóa dẫn đến hoạt động tiếp chất lỏng của các khớp kém hiệu quả hơn thông thường.
  • Chế độ dinh dưỡng hàng ngày: Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, ăn uống thiếu vitamin, khoáng chất là nguyên nhân phổ biến gây bệnh khô khớp gối.
  • Sinh hoạt không đúng cách: lười hoạt động, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài hoặc đi lại quá nhiều cũng có thể gây nên bệnh khô khớp. Vận động chậm dẫn đến dịch khớp tiết ra không đều, lâu dần dẫn đến cứng khớp và giảm khả năng vận động.
  • Do tác dụng phụ của thuốc gây ra: Một số loại thuốc tây có thể gây ra tác dụng phụ với cơ thể, hạn chế tiết dịch tại ổ khớp.

Ngoài ra, các yếu tố di truyền, cấu trúc xương kém và tổn thương xương đều có thể góp phần gây ra tình trạng khô khớp gối. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và lập kế hoạch điều trị đúng cách, nhằm nhận biết đúng về căn bệnh lý này.

[Giải đáp] Người bị bệnh về khớp có nên đi bộ không?
Tình trạng khớp gối thiếu dịch do nhiều nguyên nhân khác nhau

Dấu hiệu nhận biết khô khớp gối cần chú ý

Các triệu chứng của bệnh khô khớp gối có thể được nghe, nhìn thấy hoặc cảm nhận được như những thay đổi về vị trí, hình dạng hoặc âm thanh khớp. Thông thường, bệnh khô khớp xuất hiện cùng các dấu hiệu đặc trưng là đau và sưng đầu gối cùng một số dấu hiệu khác như:

  • Khớp gối kêu lục cục: Với tình trạng này là do không khí xuất hiện trong khớp khi hoạt động thì các bong bóng vỡ ra gây nên tiếng động. Hoặc có thể do mô sẹo, vết rách sụn chêm hoặc do cử động gây ra.
  • Cứng khớp: Khớp gối bị cứng, đặc biệt là vào buổi sáng, gây khó khăn cho việc co duỗi và giảm phạm vi chuyển động của khớp.
  • Đau nhức: Thiếu chất bôi trơn khớp gây đau do các đầu sụn của các khớp cọ xát vào nhau. Tần suất đau tăng lên khi hoạt động thể chất và giảm sau khi nghỉ ngơi.
  • Giảm khả năng chịu lực: Khớp bị thoái hóa do thiếu dịch khớp gây khó chịu theo thời gian. Theo thời gian, khả năng chịu lực, chẳng hạn như đứng hoặc cúi hoặc duỗi chân trong thời gian dài cũng gây ra tình trạng tê bì.
Gian Day Chang Dau Goi
Cần nhận biết những dấu hiệu của khô khớp gối ngay từ sớm để điều trị kịp thời

Bệnh khô khớp ở đầu gối có nguy hiểm không?

Đối với tình trạng khô khớp gối sẽ làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các hoạt động thường ngày gây khó khăn khi đi lại, đau nhức khi vận động. Nếu bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Biến dạng khớp, teo cơ: chân bệnh nhân có dấu hiệu bị cong đi khiến việc đi đứng khó khăn do đau nhức, dễ té ngã.
  • Liệt khớp gối: đây là một biến chứng nghiêm trọng, nếu không được điều trị trong thời gian dài sẽ gây cứng và khó cử động, có thể bại liệt suốt đời.

Ngoài ra, đối với những dấu hiệu dễ dàng như đau nhức, sưng tấy, kêu ra tiếng còn sẽ làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh tọa khiến cho người bệnh càng nhức mỏi toàn thân.

Bien Dag Khop Goi
Biến dạng khớp gối xuất hiện ở những người bệnh khô khớp gối không điều trị kịp thời

Cách điều trị và phòng tránh bệnh khô khớp

Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để điều trị khô khớp là bắt đầu điều trị ngay. Ngày nay có rất nhiều phương pháp để điều trị khô khớp gối, cho phép bệnh nhân vận động và sinh hoạt bình thường trở lại. Trên thực tế, việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào cả cơ địa của từng người và giai đoạn tiến triển của bệnh đều theo những cách như sau: 

Điều trị theo phương pháp dân gian 

  • Dùng cây đau xương: bài thuốc từ cây đau xương có tác dụng trị phong, kém lợi, hạ sốt hiệu quả, giúp chữa khô khớp gối, thấp khớp, đau dây thần kinh tọa rất hiệu quả.
  • Chữa khô khớp với cây lá lốt: lá lốt từ lâu được dùng để chữa bệnh mụn nhọt, mồ hôi chân tay, đau bụng và các bệnh về xương khớp, giúp giảm đau, mang lại cảm giác thoải mái hơn.

>>> Xem thêm: Lá lốt chữa bệnh xương khớp hiệu quả không? Cách dùng như thế nào?

chữa bệnh đau nhức xương khớp bằng cây lá lốt
Sử dụng cây lá lốt có thể cải thiện bệnh khô khớp gối mức độ nhẹ

Điều trị theo phương pháp thuốc Tây

Sau đây là một số loại thuốc tây y phổ biến được sử dụng để điều trị khô khớp gối như:

  • Thuốc giảm đau: các loại thuốc giảm đau như: lbuprofen hay paracetamol,… có thể mua dễ dàng tại các điểm bán lẻ trên toàn quốc. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thuốc giảm đau gây nghiện: bạn có thể sử dụng nhóm thuốc giảm đau gây nghẹn nếu bị đau nhiều mà những nhóm thuốc điển hình không đáp ứng tốt.
  • Những loại thuốc khác: bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng thuốc chống viêm kết hợp cùng những thực phẩm tốt cho xương khớp.
Thuoc Tay Giam Dau
Người bệnh mắc chứng khô khớp gối có thể sử dụng thuốc điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị tốt nhất đối với căn bệnh khô khớp gối. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn có thể đầy đủ kiến thức chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh tốt hơn, mau lành bệnh.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng máy massage chân hay máy massage cầm tay giúp chăm sóc sức khỏe khớp gối cũng như hệ xương khớp nói chung ngay tại nhà. Nhờ đó, bạn có thể phòng tránh được nhiều bệnh lý nguy hiểm về xương khớp.

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)