Tư thế cánh bướm là bài tập khá đơn giản có thể thực hiện khi ngồi một chỗ, tư thế này nổi tiếng từ Châu Âu đến Châu Á và được các chuyên gia khuyến khích tập luyện. Tư thế cũng được xem là một trong những bài tập tập yoga tại nhà, vừa đơn giản, vừa tiện lợi, vừa đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà bạn có dễ dàng thể thực hiện ngay tại nhà. Vậy lợi ích, cách thực hiện tư thế cánh bướm như thế nào, mời bạn cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
>>>> Tư thế bồ câu có tác dụng gì? Người mới bắt đầu tập luyện thế nào?
>>>> Lợi ích và cách thực hiện tư thế bánh xe trong yoga
>>>> 8 lợi ích tuyệt vời của tư thế nàng tiên cá trong yoga
Xem nhanh nội dung
Những lợi ích của tư thế cánh bướm đem lại cho sức khỏe
- Tăng cường lưu thông trên toàn cơ thể.
- Giúp làm dịu cơn đau co cơ vùng chậu và cải thiện độ linh hoạt, cảm nhận của khớp mắt cá chân, rất hữu ích cho các tư thế giữ thăng bằng.
- Giúp tăng cường chức năng sinh sản ở phụ nữ.
- Giúp việc sinh nở suôn sẻ và dễ dàng hơn.
- Làm giảm cảm giác căng thẳng, lo lắng và mệt mỏi.
- Giảm đau thần kinh tọa và giúp kéo dài cột sống.
- Làm giảm các triệu chứng khó chịu khi đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Giúp mở khớp hông và khớp háng.
- Giúp đầu gối và đùi được linh hoạt hơn.
- Hỗ trợ điều trị hen suyễn, bàn chân dẹt, vô sinh, huyết áp cao.
- Thực hiện tư thế này thường xuyên còn giúp bạn tránh xa bệnh tật.
Có thể thấy, tư thế cánh bướm đem lại rất nhiều lợi ích cho chúng ta. Nó tác động lên đùi trong và háng, giúp chúng trở lên linh hoạt hơn. Đồng thời, nó còn giúp tăng cường sự linh hoạt của bàn chân, mắt cá chân, hông, đầu gối và tăng cường lưu thông máu ở những khu vực này. Đặc biệt, tư thế đã được các chuyên gia nhận định là cực kỳ có lợi cho phụ nữ mang thai, giúp quá trình chuyển dạ trở nên dễ dàng hơn.
>>>> Yoga cho bà bầu – Nên tập khi nào? Mẹ bầu cần có những lưu ý gì?
>>>> Tập yoga trước khi ngủ có tác dụng gì?
Hướng dẫn cách thực hiện tư thế cánh bướm
Bước 1: Chuẩn bị ở tư thế ngồi thẳng, chân duỗi.
Bước 2: Từ từ thở ra đồng thời gập đầu gối, kéo gót chân về xương chậu sao cho 2 lòng bàn chân sát vào nhau, đầu gối thả sang 2 bên.
Bước 3: Di chuyển cho gót chân càng gần xương chậu càng tốt, sau đó dùng hai giữ lấy các ngón chân, lưng thẳng. Điều chỉnh tư thế để các cạnh ngoài bàn chân luôn được ấn xuống sàn,
Bước 4: Ngồi thoải mái, không ép đầu gối xuống đất. Bạn chỉ cần hạ thấp đầu xương đùi xuống sàn, chúng sẽ tự động hạ đầu gối của bạn xuống.
Bước 5: Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 3 – 5 phút rồi thở đều. Ngoài ra, bạn có thể nâng hạ 2 chân dập dình như cánh bướm.
Biến thể của tư thế cánh bướm
Khi đã thành thạo tư thế này, bạn có thể thực hiện biến thể nâng cao hơn như:
Tư thế cánh bướm uốn cong về phía trước
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị xếp khối hoặc đệm để đỡ trán hoặc dùng đệm để đỡ thân mình.
- Sau đó bắt đầu với tư thế cánh bướm, người từ từ gập về phía trước.
- Mở rộng cánh tay để trước mặt, vươn người ngang bằng các đầu ngón tay.
- Để nguyên tư thế này trong vòng 3 – 5 phút.
Tư thế cánh bướm nằm
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một tấm đệm hoặc vật cố định dọc theo cột sống hay bên dưới vai. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các khối và đệm để tập giá đỡ nghiêng.
- Bắt đầu với tư thế cánh bướm.
- Sau đó dùng tay để hỗ trợ, tư từ nằm ngửa ra phía sau.
- Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 5 – 10 phút.
Tư thế cánh bướm với chân tựa lên tường
Cách thực hiện:
- Ngồi đối diện với bức tượng, sau đó gập đầu gối về phía trước.
- Hai chân dựa lên trường, nằm ngửa ra sau sao cho hông sát tường hoặc cách xa vài cm.
- Sau đó cong đầu gối và hạ gót chân xuống thấp nhất có thể, hai lòng bàn chân áp vào nhau.
- Giữ nguyên trong vòng 5 – 10 phút.
Lời khuyên cho bạn khi thực hiện tư thế cánh bướm
- Không nên thực hiện tư thế này khi đang tới chu kỳ kinh nguyệt hoặc bị chấn thương ở đầu gối.
- Nếu bị đau thần kinh tọa, bạn nên dùng một chiếc gối và ngồi trên nó khi thực hiện.
- Không tiếp tục tập luyện khi cơ thể cảm thấy đau.
Thực hiện tư thế cánh bướm thường xuyên sẽ giúp cơ thể bạn phát triển tích cực hơn. Vậy nên, bạn hãy thêm ngay bài tập này vào thói quen yoga của mình hoặc tự thực hiện bất cứ khi nào rảnh rỗi.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này của Gia Dụng Việt, nếu thấy hữu ích đừng chia sẻ và theo dõi chúng tôi để cấp nhập thêm nhiều thông tin liên quan khác.
>>>> Các bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả
>>>> Điểm danh TOP 10 bài tập yoga chữa đau thần kinh tọa
>>>> Bài tập yoga, những bài tập tốt nhất cho sức khỏe hiện nay
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn