Cơ thể con người muốn được khỏe mạnh phải được cung cấp đầy đủ các loại vitamin cần thiết. Trong đó, không thể thiếu kẽm. Kẽm cũng như nhiều khoáng chất khác chỉ hoạt động tốt khi được bổ sung thường xuyên và đúng liều. Vậy nên uống kẽm khi nào? Uống kẽm như thế nào là đúng cách để bảo vệ sức khỏe. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Các dấu hiệu thiếu kẽm

Kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng có vai trò rất quan trọng trong cơ thể của con người. Nguyên tố vi lượng này trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hoạt động sinh hóa của cơ thể con người. Trong hơn 200 emzim sinh học, kẽm là yếu tố vi lượng phổ biến chiếm thứ 2 sau sắt. Cơ thể thiếu kẽm sẽ đẫn đến những rối loạn chức năng trao đổi chất và ảnh hưởng đên các bộ phận trong cơ thể.

Giải đáp: Nên uống kẽm khi nào?

Kẽm là một trong những loại chất mà cơ thể con người rất cần. Vậy nên uống kẽm khi nào? Câu trả lời là bạn nên uống kẽm khi cơ thể có những dấu hiệu thiếu kẽm. Cụ thể như sau:

Chán ăn

Chán ăn cứ tưởng như chỉ gặp ở những em nhỏ, nhưng không ngay cả người lớn cũng có thể gặp tình trạng này. Do đâu ư, vì trong nước bọt có chứa enzim và trong loại enzym này có chứa kẽm. Vì vậy nước bọt sẽ giúp cơ thở điều hòa được hương vị trong khoang miệng. Nói cách khác sẽ giúp các vị giác nhận dạng mùi vị thức ăn tốt hơn, cải thiện tình trạng chán ăn.

Mệt mỏi, thiếu tỉnh táo

Vi lượng kẽm tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hoạt chất dẫn truyền thần kinh. Vì vậy khi cơ thể thiếu kẽm các hoạt chất dẫn truyền thần kinh ở não sẽ sụt giảm. Từ đó các dây thần kinh sẽ thiếu nhạy bén hơn, cơ thể rơi vào trạng thái lừ đừ, mệt mỏi thậm trí là suy giảm trí nhờ. Do đó, uống kẽm khi nào – Nên uống khi cơ thể thường xuyên mệt mỏi, thiếu tỉnh táo.

uống kẽm khi nào
Chán ăn, thường xuyên mệt mỏi là dấu hiệu cơ thể đang thiếu hụt kẽm

Thường xuyên ốm vặt

Uống kẽm khi nào? Chính xác hơn là khi hệ miễn dịch của bạn suy giảm lúc này cơ thể của bạn hay gặp tình trạng ốm vặt. Lúc này chính là lúc bạn nên bổ sung thêm kẽm hơn bao giờ hết. Kẽm sẽ giúp hình thành các kháng thể, tế bào máu, tuyến giáp và các hormon có trong cơ thể.

Bạn nghĩ rằng hệ miễn dịch suy giảm chỉ khiến bạn hay ốm vặt thôi sao. Một khi hệ miễn dịch suy giảm sẽ làm bạn gặp tình trạng như vết thương khó lành, tiêu chảy, khả năng nhiễm trùng sẽ tăng lên.

Rụng tóc, móng tay giòn, dễ gãy

Tóc hay rụng, móng tay yếu chính là một trong những trường hợp chị em hay gặp phải. Vì kẽm có vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên những cấu trúc cũng như đảm bảo những cấu trúc của chức năng màng tế bào được khỏe mạnh. Các mô hình thành nên chất sừng như tóc, móng, răng chính la do các mảng tế bào này hình thành.

Một khi cơ thể thiếu kẽm, các liên kết protein này bắt đầu có sự xáo trộn, không còn cung cấp đủ để có thể giữ cho tóc bóng mượt và khỏe mạnh. Vì vậy nên bạn mới gặp các trường hợp như tóc gãy rụng, hay móng tay có những đốt trắng hay gãy.

Rung Toc
Thiếu kẽm dẫn đến vấn đề về da, tóc và móng tay

Răng xỉn màu, loét miệng

Răng xỉn màu, nướu chân răng, lở loét miệng, răng không còn sáng bóng và dễ sứt mẻ. Những triệu chứng bên trên cũng là do cơ thể đang thiếu hụt vi lượng kẽm nghiêm trọng. Do trong thực phẩm mà bạn bổ sung đang không hề có kẽm, hoặc lưỡng kẽm rất ít. Nên bạn mới gặp những tình trạng như bên trên, những mảng bám và men răng dần dần sẽ làm hàm răng của bạn không còn sáng bóng.

Chậm phát triển, xương yếu

Canxi được tổng hợp từ vitamin D và ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm và chiều tối. Chính xanxi là một trong những thành phần chính cấu thành xương. Nhưng thực chất mỗi cơ thể sẽ hấp thụ canxi khác nhau, không phải bạn cứ uống nhiều vitamin D và phơi nắng nhiều sẽ giúp bạn cao lớn. Thực chất để thúc đẩy quá trình này kẽm chính là một nhân tố không thể thiếu giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

Khi kẽm trong cơ thể thiếu hụt cũng chính là nguyên nhân chính khiến cơ thể hấp thụ canxi sẽ yếu dần. Dù hiện tại bạn đã không thể cao lên nhưng canxi giúp xương của bạn chắc khỏe. Vì vậy dù có đang trong độ tuổi nào thì bạn vẫn nên bổ sung kẽm thường xuyên nhé.

Chậm phát triển cũng là kẽm một phần. Vì kẽm sẽ tác động trực tiếp lên các hormon tăng trưởng ở tuyến yên. Như vậy cũng có thể hiểu một khi tuyến yên bắt đầu hoạt động kém đi là do cơ thể đang thiếu hụt kẽm. Tình trạng tuyến yên hoạt động chậm lại cũng đồng nghĩa tới việc cơ thể chậm phát triển.

Tổn thương da và mắt

Kẽm có vai trò rất quan trọng trong quá trình tái tạo các mô và giải phóng vitamin A. Vì vậy khi cơ thể bất ngờ thiếu kẽm sẽ làm cho mắt và da đều sẽ có nguy cơ yếu đi. Mắt không còn sáng da sẽ sạm màu, thiếu sức sống.

Cach Massage Mat Giam Tham Quang 3
Cơ thể thiếu kẽm dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực và làn da thiếu sức sống

Nên uống kẽm khi nào trong ngày?

Uống kẽm khi nào trong ngày cũng tốt cho cơ thể nhưng không nên uống khi đói. Thời gian thích hợp nhất để bổ sung kẽm cho cơ thể là 1 giờ trước khi ăn trưa hoặc là ăn tối. Nếu bạn muốn uống kẽm vào buổi sáng thì hãy đợi sau khi ăn sáng 2 tiếng rồi uống kẽm nhé. Đối với những bệnh nhân có tiền sử dạ dày hãy uống kẽm ngay sau khi vừa dùng bữa xong nhé.

Kẽm
Uống kẽm đúng cách vào thời điểm cố định trong ngày

Một số lưu ý để uống kẽm đúng cách

Uống kẽm khi nào thì bạn cũng nên cân nhắc vào tình trạng của sức khỏe. Vì cơ thể của bạn sẽ không bao giờ nói dối bạn, cơ thể có những biểu hiện kì lạ nào cũng là đều đang cảnh báo đến bạn đó.

Uống kẽm theo nhu cầu của cơ thể

Trẻ em chính là đối tượng cần được bổ sung kẽm nhất trong gia đình. Từ ngay khi còn trong bụng mẹ các bé đã nên được bổ sung kẽm vì vậy khi các bé đã chào đời. Các mẹ cũng đừng quên cho các bé bổ sung kẽm nha:

  • Trẻ sơ sinh từ 7 -12 tháng: Mỗi ngày cần được bổ sung 3mg.
  • Trẻ từ 1 -3 tuổi: Mỗi ngày cần nhận được 3mg.
  • Trẻ từ  4 -8 tuổi: Mỗi ngày cần nhận được 5mg.
  • Trẻ từ 9 -13 tuổi: Mỗi ngày cần nhận được 8mg.
  • Trẻ từ 14 – 18 tuổi: Mỗi ngày cần nhận được 11mg đối với nam, nữ thì cần 8mg mỗi ngày.

Bổ sung kẽm đúng cách khi kết hợp với các thuốc khác

Nhiều người hay giữ thói quen uống nhiều loại vitamin, kẽm, sắt cùng một lúc. Tuy nhiên nếu đồng loại bổ sung một lúc như vậy chỉ làm giảm quá trình hấp thụ của cơ thể. Vì vậy, muốn kẽm được cơ thể hấp thụ hiệu quả nhất thì nên uống mỗi kèm. Nhưng nếu bạn muốn kèm sắt, magie thì nên cách xa thời gian sử dụng hai loại chất đó khoảng 2 giờ đồng hồ. Vì hai chất này có thể làm giảm quá trình hấp thụ kẽm trong đường ruột.

Tác dụng phụ khi uống kẽm sai cách

Nếu bạn uống kẽm sai cách cơ thể có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Chức năng suy giảm không được cải thiện như vẫn lỏe miệng, buồn nôn, khó tiêu, cơ thể mệt mỏi và suy nhược,…
  • Chóng mặt, tức ngực, buồn nôn, vàng da, vàng mắt, khó thở do uống quá nhiều.

Uống kẽm khi nào bạn cũng nên lưu ý sử dụng đúng liều lượng. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai nên có sự chỉ dẫn của bác sĩ trước khi dùng. Kẽm là một loại hoạt chất tốt nhưng đừng nên lạm dụng chúng mà cần kết hợp nhiều loại vitamin khác để cơ thể khỏe mạnh hơn nha.

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)