Chấn thương đầu gối là tình trạng thương tích thường gặp trong sinh hoạt, lao động hay hoạt động thể thao. Chấn thương đầu gối làm giảm khả năng vận động của khớp gối nếu không được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Để giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe của mình tốt nhất, hãy cùng GDV Sport tìm hiểu những chấn thương đầu gối thường gặp và các hướng dẫn xử lý khi gặp chấn thương hiệu quả nhất nhé!

Những chấn thương đầu gối thường gặp

Các chấn thương đầu gối có thể xảy ra khi hoạt động thể thao, giải trí, ngã không chú ý hoặc do bị hao mòn theo thời gian. Một số loại chấn thương đầu gối thường gặp như:

Chấn thương chằng chéo trước

Dây chằng chéo trước (ACL) có chức năng ngăn cẳng chân xoay vào trong, ngăn mâm chày bị lệch ra trước so với xương đùi. Chấn thương chằng chéo trước sẽ gây khó khăn khi thực hiện các bài tập cường độ cao như chạy nhanh, bật nhảy chạy lên sốc hoặc đổi hướng đột ngột.

Tuy nhiên, các chức năng cơ bản của đầu gối vẫn được đảm bảo khi bạn thực hiện các hoạt động cường độ thấp như đi bộ, chạy bộ, đạp xe. Nhưng, theo thời gian, dạng chấn thương đầu gối này có thể gây ra những tác động tiêu cực như: tổn thương sụn chêm, khớp gối thoái hóa sớm. Ngoài ra, khớp gối không ổn định làm tăng khả năng trượt, vấp và các rủi ro khác trong công việc hàng ngày.

Day Chang
Dây chằng chéo trước bị tổn thương rất nguy hiểm

Chấn thương dây chằng chéo sau

Chức năng của dây chằng chéo sau (PCL) giúp ngăn mâm chày di chuyển về phía sau xương đùi. Dây chằng chéo sau ít thực hiện chức năng xoay khớp hơn. Do đó, chấn thương dây chằng chéo sau ít xảy ra hơn. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng này, phẫu thuật đầu gối vẫn là cách xử lý tốt nhất.

Chấn thương dây chằng bên

Chấn thương đầu gối xảy ra đối với dây chằng bên thì các mô lân cận như gân kheo hoặc dải xương chậu cũng thường bị tổn thương theo đó. Có thể thấy tổn thương dây thần kinh mác chung và tách đầu xương mác trên. Ở bên ngoài khớp gối, có thể bị đau và yếu. Có thể có tụ máu ở khớp gối.

Kết nối của dây chằng với đầu xương mác có thể đã bị bong ra, như thể hiện trên phim X-quang đầu gối. Cần kiểm tra vận động và chụp X-quang khớp gối sau khi gây mê trong trường hợp không chắc chắn. Khe hở khớp lớn sang một bên báo hiệu một chấn thương nghiêm trọng.

Điều trị chấn thương đầu gối ở dây chằng bên trong cũng giống như điều trị đứt một phần dây chằng bên ngoài. Phẫu thuật tái tạo là cần thiết nếu dây chằng bên bị rách hoàn toàn. Sau phẫu thuật, một miếng bột xương đùi đã được sử dụng để giữ cho chi bất động trong 6 tuần.

Rách sụn chêm

Một chấn thương đầu gối thường gặp đó là rách sụn chêm. Chấn thương này có thể xảy ra mà không ảnh hưởng đến các phần khác. Tuy nhiên, đa số các tổn thương thường đi kèm với tình trạng đứt dây chằng chéo trước.

Các vết rách nhỏ ở sụn chêm nằm trong vùng đỏ có thể tự lành sau khoảng 6 tuần được chăm sóc thích hợp. Vết thương lớn phức tạp hoặc rách ở những vị trí khó lành như vùng ít mạch máu (vùng 2, 3 vùng đỏ trắng, vùng trắng), rách rễ hoặc rách mặt mâm chày (tổn thương đường nối) sẽ được phẫu thuật khâu sụn chêm.

Sun Chem
Vùng sụn chêm có thể bị rách hoặc tổn thương khi bị chấn thương đầu gối

Trật khớp gối

Trật khớp gối là một chấn thương đầu gối hiếm gặp. Trật khớp gối còn được biết như trật khớp xương chà, đây là một chấn thương nghiêm trọng tương đối hiếm khi xảy ra (chỉ 0.02% các ca chấn thương).

Trật khớp gối xảy ra khi có một lực tác động lớn làm rách các mô khớp vốn được liên kết với nhau vô cùng bền chặt bằng hệ thống gân, bao khớp, dây chằng. Những bệnh nhân bị trật khớp gối thường xuyên bị trật khớp sau tai nạn xe hơi, chấn thương do ngã cao hoặc các hoạt động đòi hỏi gắng sức đáng kể.

Hướng xử lý khi gặp phải chấn thương đầu gối

Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị nếu tình trạng chấn thương đầu gối gây khó chịu kéo dài, khả năng vận động suy giảm. Dưới đây là một số hướng dẫn xử lý khi gặp phải tình trạng chấn thương đầu gối:

Các bước xử lý ban đầu

Khi xảy ra chấn thương đầu gối, vùng này sẽ bị sưng tấy, đau nhức. Bạn có thể cố định đầu gối bằng nẹp hoặc bó bột. Sau đó chườm lạnh trong 2-3 đầu tiên.

Khi đầu gối giảm sưng, hãy sử dụng thuốc giảm đau và nghỉ ngơi. Chọc hút khớp gối thường không cần thiết khi có máu trong khớp gối vì máu thường tự thấm, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khớp.

Chườm lạnh để xử lý căng cứng cơ
Chườm lạnh là bước xử lý chấn thương ban đầu quan trọng

Điều trị bảo tồn

Hầu hết các vết rách sụn chêm, rách dây chằng chéo trước và rách dây chằng chéo sau không thể tự lành mà cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, liệu pháp bảo tồn sẽ có hiệu quả hơn đối với những người lớn tuổi và khả năng ít hoạt động. Nẹp hoặc bó bột trong ba tuần để bất động cơ thể, sau đó thực hiện các hoạt động phục hồi chức năng để tăng cường cơ bắp và phục hồi biên độ khớp, ngăn ngừa teo cơ.

Thực hiện phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp như:

  • Bị tổn thương dây chằng chéo trước ở cấp độ 2 và 3.
  • Bị tổn thương do dây chằng chéo sau và làm khớp gối mất vững.
  • Bị tổn thương ở sụn chêm làm đau nhức hoặc kẹp khớp.
  • Những triệu chứng tổn thương ở sụn khớp và xương dưới sụn như xuất hiện dị vật trong khớp, đau nhức, kẹt khớp. 

Phương pháp phẫu thuật:

Phẫu thuật nội soi sử dụng một số vết rạch da nhỏ (1 cm). Các dây chằng sẽ phát triển trở lại. Tùy thuộc vào vị trí của vết thương, sụn chêm có thể cần được khâu cẩn thận hoặc có thể cần phải cắt để phù hợp với vết rách. Để khuyến khích tạo ra lớp sợi sụn che phủ chỗ khiếm khuyết của sụn, phần sụn khớp bị nứt được loại bỏ, đồng thời kích thích thành phần tăng sinh sụn gây chảy máu.

Vat Ly Tri Lieu Dau Goi
Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật vùng đầu gối

Tập luyện thể thao

Dù là phẫu thuật hay không phẫu thuật thì việc điều trị đứt dây chằng chéo trước khớp gối là vô cùng quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường. Các bài tập phục hồi chức năng được thiết kế để giữ cho phạm vi chuyển động của đầu gối đồng thời tăng cường cơ đùi.

Sau phẫu thuật, quá trình phục hồi chức năng của bệnh nhân tập trung vào việc tăng cường sức mạnh cho cơ đùi và cơ quanh khớp sau khi phục hồi phạm vi chuyển động của khớp. Cường độ tập luyện sau đó sẽ tăng dần khi gần lành lại và mảnh ghép trở nên ổn định hơn. Ngoài ra, những tổn thương vùng đầu gối có thể dễ dàng lặp lại nên bạn cần chú ý bảo vệ cơ thể trong khi chơi thể thao.

Bên trên là tất cả những thông tin mà bạn cần nắm bắt được khi cần biết về chấn thương đầu gối. Khi bạn có dấu hiệu của một trong các trường hợp trên thì hãy mau đến các trung tâm y tế gần nhất để có thể được các bác sĩ hỗ trợ kịp thời nhé!

Bên cạnh đó, bạn có thể chọn cho mình một chiếc máy massage chân giúp chăm sóc đầu gối luôn khỏe mạnh.

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)