>>> Xem thêm: Sự thật về nhiệt độ bình thường của cơ thể mà bạn chưa biết
Xem nhanh nội dung
Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi trùng có tên gọi là Dengue gây ra. Bệnh này có thể lây truyền từ người này qua người khác nếu bị muỗi vằn mang mầm bệnh đốt. Trên thực tế, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh sốt xuất huyết cao hơn so với người lớn.
Thông thường bệnh sốt xuất huyết khiến người bệnh đau nhức toàn thân. Ở dạng nhẹ gây sốt cao, phát ban còn dạng nặng dẫn đến giảm huyết áp đột ngột, xuất huyết và thậm chí là tử vong.
Triệu chứng của các giai đoạn sốt xuất huyết
Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn và sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ có nhiều điểm giống nhau. Khi bị nhiễm phải loại virus gây bệnh, người bệnh có thể gặp biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Các giai đoạn sốt xuất huyết bao gồm:
Giai đoạn sốt: Diễn ra trong khoảng 3 ngày đầu với những triệu chứng điển hình:
- Người bệnh đột nhiên sốt cao, nhiệt độ cơ thể có thể tới 39-40 độ C.
- Buồn nôn, chán ăn, nôn mửa khi ăn.
- Đau đầu, nhức hốc mắt, mỏi cơ, đau nhức toàn thân.
- Có thể xuất hiện các nốt xuất huyết dưới da hoặc chứng viêm đường hô hấp.
Giai đoạn nguy hiểm: Ở ngày 3-7 của bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân có xu hướng hạ sốt nên nhiều người tưởng rằng bệnh đã khỏi hẳn. Tuy nhiên đây mới là giai đoạn nguy hiểm của bệnh, với các triệu chứng điển hình như:
- Các nốt phát ban đậm màu hơn, nổi dần lên và cảm thấy ngứa ngáy.
- Xuất huyết đường tiêu hóa, đi ngoài ra máu hoặc lẫn phân đen, thậm chí nôn mửa ra máu.
- Chảy máu cam, chảy máu lợi.
- Rong kinh, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
- Xuất huyết trong ở bụng hoặc xuất huyết não có thể đe dọa tính mạng.
- Cơ thể thiếu nước dẫn đến hạ huyết áp, đau đầu dữ dội.
- Một số biểu hiện khác như ngủ li bì, vật vã, đau bụng, tiểu ít,…
Giai đoạn hồi phục: Là khi người bệnh hạ sốt được 48h trở lên, cảm thấy thèm ăn, tiểu tiện nhiều, đỡ mệt mỏi.
Đa số người mắc sốt xuất huyết sẽ xuất hiện những triệu chứng trên. Tuy nhiên một vài trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng trên mà sẽ âm thầm tự khỏi. Cũng có trường hợp bệnh diễn biến âm thầm rồi biến chứng nguy hiểm tới đột ngột.
Điều trị bệnh đúng cách
Những biểu hiện của các giai đoạn sốt xuất huyết cho thấy đây là một căn bệnh diễn biến đa dạng, nguy hiểm. Vì vậy khi nghi ngờ mắc sốt xuất huyết bạn cần theo dõi và khám bệnh sớm để tránh gặp biến chứng nặng.
Dùng thuốc hạ sốt
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết nên phương pháp chủ yếu vẫn là điều trị các triệu chứng. Khi bạn có dấu hiệu đau nhức và nhiệt độ cơ thể trên 38.5 độ C sẽ được khuyên dùng paracetamol hạ sốt. Tuy nhiên cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ, không được lạm dụng paracetamol bởi sẽ dẫn tới ngộ độc gan và làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
Đồng thời nên kết hợp các phương pháp hạ sốt vật lý như chườm mát ở nách, bẹn, trán. Bên cạnh đó cần cho bệnh nhân mặc quần áo thoáng mát, hạn chế đắp chăn dày bởi sẽ làm hạn chế quá trình tỏa nhiệt của cơ thể.
Bù dịch cho cơ thể
Đa phần bệnh nhân sốt xuất huyết đều không bổ sung đủ nước cho cơ thể ngay từ giai đoạn đầu của bệnh. Sốt xuất huyết gây thoát huyết tương nên phải bù dịch ngay để tránh tình trạng sốc. Bệnh nhân sốt xuất huyết có thể bù nước thông qua 2 cách:
- Đường uống: Sốt xuất huyết thể nhẹ nên uống nước sôi để nguội, dung dịch oresol hoặc các loại nước chứa chất điện giải như nước cam, nước dừa, nước chanh,…
- Đường truyền: Những trường hợp sốt xuất có dấu hiệu cảnh báo nặng như nôn nhiều, không uống được, mất nước, lờ đờ hay hematocrit tăng cao mặc dù huyết áp vẫn ổn định thì nên xem xét phương pháp truyền dịch NaCl 0,9%. Thời gian truyền dịch sẽ không quá 24-48h. Ngay khi bệnh nhân có huyết áp, mạch trở về bình thường và đi tiểu nhiều thì không cần truyền dịch nữa.
>>> Xem thêm: Những sai lầm trong điều trị khiến bệnh sốt xuất huyết ngày càng nặng hơn
Phòng ngừa bệnh như thế nào
Sốt xuất huyết có thể lây truyền qua đường trung gian là muỗi vằn. Do đó để tránh bùng phát thành dịch bệnh, cần thực hiện những biện pháp phòng người sốt xuất huyết như:
- Vệ sinh chăn màn, không gian sống, môi trường xung quanh sạch sẽ.
- Giữ cho không gian sống ở luôn khô thoáng và không trữ nước trong nhà.
- Sử dụng màn khi đi ngủ, có thể đốt nhang muỗi, phun thuốc diệt muỗi thường xuyên.
- Phát quang bụi rậm.
Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khi điều trị sốt xuất huyết
Để điều trị sốt xuất huyết hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi như sau:
- Ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa và tránh thức ăn dầu mỡ.
- Uống nhiều nước, tùy theo nhu cầu của người bệnh có thể tăng cường bổ sung nước hoa quả như nước ép cam, nước ép bưởi, nước ép chanh,…
- Không sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước ngọt, nước có gas,…
- Nghỉ ngơi tại giường, giữ cho tinh thần thoải mái.
>>> Giải đáp: Bị sốt uống nước dừa được không?
Không thể chủ quan khi bị sốt xuất huyết bởi đây là bệnh nguy hiểm với nguy cơ biến chứng cao. Vì vậy để bảo vệ bản thân và những người trong gia đình, hãy chủ động thực hiện những biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, bạn có thể nâng cao sức đề kháng cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và sử dụng các thiết bị chăm sóc sức khỏe như ghế massage, máy massage, máy chạy bộ,…
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn