Bệnh bạch biến là một bệnh lý ở da thường gặp, khiến cho một số vùng da trên cơ thể chuyển sang màu trắng do mất chất hắc tố da melanin. Theo thời gian, những vùng da bị mất màu có thể tăng lên, làm cho người bệnh trở nên lo lắng và mất tự tin. Hiểu rõ hơn về căn bệnh này sẽ giúp bạn có những cái tích cực hơn, từ đó có cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. 

>>> Đọc thêm: Nhận biết ngay 10 bệnh ngoài da thường gặp ở người trưởng thành

Bệnh bạch biến là gì?

Bạch biến là một bệnh mạn tính do mất hoặc giảm các sắc tố trên da, khiến các vùng da bị ảnh hưởng sẽ có màu nhạt hơn các vị trí khác trên cơ thể. Tại những vị trí da bị bạch biến, lông và tóc có thể bị bạc màu theo. Tuy nhiên, tính chất của da cũng tương tự như các vùng da lành (không bị nổi mụn nhọt, nhăn nheo, sần sùi,…).

Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em trước 12 tuổi rất dễ mắc căn bệnh này (theo thống kê thì nhóm đối tượng này chiếm khoảng 25 – 30%). Đối với nam và nữ thì tỷ lệ mắc bệnh là tương đương nhau. Bệnh cũng xuất hiện nhiều hơn ở người da màu và những nước có khí hậu nhiệt đới. 

Bệnh bạch biến là mất hoặc giảm sắc tố trên da, khiến da bị ảnh hưởng có màu nhạt hơn các vùng da khác trên cơ thể
Bệnh bạch biến là mất hoặc giảm sắc tố trên da, khiến da bị ảnh hưởng có màu nhạt hơn các vùng da khác trên cơ thể

Nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch biến 

Nguyên nhân chính dẫn đến bạch biến là do các tế bào sắc tố ở da bị suy giảm về chất lượng lẫn số lượng. Bình thường, các tế bào sắc tố có nhiệm vụ là sản xuất melanin – đây là các hạt quyết định màu sắc của da ở một người. 

Khi bị bạch biến, số lượng của các tế bào sắc tố sẽ ít hơn hoặc số lượng của chúng không đổi nhưng hiệu quả làm việc giảm sút, hạt melanin từ đó cũng giảm theo. Kéo theo hệ quả là một số vùng da bị nhạt màu hơn hẳn so với những da khác. 

Cho tới nay thì nguyên nhân khiến các tế bào sắc tố da bị suy giảm số lượng và chất lượng vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, có một vài giải thiết đã được đề ra như:

Di truyền

Tỷ lệ mắc bệnh do yếu tố di truyền lên đến 20%. Do đó, nếu cha, mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh thì con của họ cũng có nhiều khả năng bị bạch biến. 

Miễn dịch

Một số trường hợp mắc bệnh về tuyến thượng thận, tuyến sinh dục, tuyến giáp hoặc bệnh về gan tụy thì trong cơ thể sẽ xuất hiện một loại kháng thể có khả năng tiêu diệt những tế bào sắc tố da. Do đó, người bệnh bị bạch biến có thể mắc thêm các bệnh lý trên. 

Nguyên nhân khác

  • Việc tiếp xúc với các hóa chất từ bên ngoài như Thiol, Phenol,… cũng có thể tác động trực tiếp lên tế bào sắc tố. 
  • Những người bị mắc các bệnh lý về nhiễm trùng, nhiễm siêu vi cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh. 
  • Do các loại thuốc ức chế hệ miễn dịch của cơ thể như nivolumab, pembrolizumab,…

Những triệu chứng nhận biết bệnh bạch biến

Các triệu chứng để nhận biết bạch biến rất đơn giản, bạn chỉ cần chú ý vào các đặc điểm sau:

Trên da xuất hiện các mảng hoặc dải nhạt màu:

  • Người bị bạch biến trên da sẽ xuất hiện những mảng có màu trắng, hơi hồng, nhạt màu hơn các vùng da xung quanh và có giới hạn rõ ràng. 
  • Lông và tóc cũng có thể bị bạc màu nếu ở trên các mảng bị bạch biến
  • Ở vùng da bị bạch biến sẽ không gây đau, ngứa hay có vảy, ngoài trừ màu sắc khác thường vì vùng da này vẫn có cảm giác như các vùng da bình thường. 
  • Các vùng da nhạt màu thường rất nhạy cảm với tia cực tím của ánh nắng mặt trời. Khi không được che chắn và bôi kem chống nắng kỹ càng, các vị trí bạch biến sẽ bị bỏng nắng, một vài trường hợp sau khi bị bóng nắng lại khởi phát bệnh. 
Triệu chứng của bệnh bạch biến nhất dễ nhận biết
Triệu chứng của bệnh bạch biến nhất dễ nhận biết

Vị trí vùng da bị bạch biến:

  • Thường những vùng da lộ ra ngoài tiếp xúc nhiều với ánh sáng như tay, chân, mặt sẽ xuất hiện mảng da màu nhạt. 
  • Người bệnh có thể bị một số ít mảng, rải rác ở vài trị trí trên cơ thể. Nhưng cũng có một số trường hợp bị lan rộng, đối xứng khắp cơ thể và được phân loại thành:

Bạch biến thể phân đoạn: có thể xuất hiện một mảng da nhạt màu ở một đoạn cơ thể, hai đoạn hay nhiều đoạn không liên tiếp nhau. 

Bạch biến không phân đoạn: một mảng da có màu nhạt xuất hiện liên tiếp, lan rộng và đối xứng trên cơ thể.

Bạch biến hỗn hợp: là sự kết hợp giữa bạch biến phân đoạn và bạch biến không phân đoạn. 

Bạch biến không phân loại được: xuất hiện các điểm da bị bạch biến không đối xứng nhau và không phân đoạn như các trường hợp kể trên. 

Đối tượng dễ mắc bệnh bạch biến

Bạch biến là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi giới tính và mọi lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là ở trẻ em. Nguy cơ bị bạch biến cũng gia tăng nếu như:

  • Trong gia đình có thành viên bị bệnh bạch biến hoặc có tiền sử mắc các bệnh tự miễn như thiếu máu ác tính,…
  • Người bệnh có khối u ác tính về da hoặc mắc ung thư hệ bạch huyết
  • Trong gen có sự biến đổi cụ thể có liên quan đến bạch biến
  • Bị chấn thương, cháy, rám rắng, sốc về tình cảm,…

>>> Đọc thêm: Ung thư da: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa 

Bệnh bạch biến có nguy hiểm không? Có thể gây nên biến chứng gì?

Bạch biến là một căn bệnh lành tính, không có tính lây nhiễm và không gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, bệnh có thể để lại một số biến chứng, gây nên các vấn đề về mắt như viêm lớp giữa của mắt, viêm mống mắt hay mất đi một phần thị giác.

Ngoài ra, bạch biến còn ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý của người bệnh và thẩm mỹ, khiến họ cảm thấy tự ti hơn, ngại giao tiếp và ngại nói chuyện với mọi người xung quanh.

Bệnh bạch biến lành tính, không gây nguy hiểm, nhưng khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp
Bệnh bạch biến lành tính, không gây nguy hiểm, nhưng khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp

Cách để chẩn đoán bệnh bạch biến

Căn bệnh này sẽ được bác sĩ chẩn đoán dựa trên việc khai thác các tiền sử và những triệu chứng lâm sàng của bệnh. Do da bị mất màu nên nhìn rất rõ, các tổn thương trên da sẽ xuất hiện rõ hơn dưới ánh đèn Wood. 

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh làm thêm một vài nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán kỹ hơn như:

  • Phản ứng DOPA: xét nghiệm với mục đích phân biệt hai loại bạch biến với nhau, điều này rất quan trọng trong việc tiên lượng và điều trị bệnh. Nếu kết quả nhận được là DOPA âm tính thì người bệnh không có tế bào sắc tố, còn DOPA dương tính thì người bệnh có tế bào sắc tố.
  • Mô bệnh học: đây là tình trạng giảm hoặc không có tế bào sắc tố thượng bì. 
  • Xét nghiệm để định lượng hormon tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên và insulin. 

Biện pháp điều trị bệnh bạch biến

Hiện nay, biện pháp để điều trị dứt điểm căn bệnh này vẫn chưa có. Nhưng bệnh có thể được cải thiện thông qua một số biện pháp sau:

Dùng kem bôi

Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại kem có chứa thành phần corticosteroid để giúp làm đều màu da. Nhưng các loại thuốc này có thể gây nên tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Kích ứng da
  • Khiến da bị co lại
  • Kích thích lông mọc nhiều hơn
  • Ngoài ra còn xuất hiện nhiều tác dụng toàn thân khác khi sử dụng kem bôi không đúng cách và trong thời gian dài. 
Dùng kem bôi có chứa thành phần corticosteroid sẽ giúp làm đều màu da
Dùng kem bôi có chứa thành phần corticosteroid sẽ giúp làm đều màu da

Chính vì vậy, trong quá trình dùng kem bôi người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng và tránh dùng quá liều, có thể khiến tình trạng da trở nên tồi tệ hơn. 

Psoralen và tia cực tím A (PUVA)

Trước khi thực hiện liệu pháp này, người bệnh sẽ được dùng thuốc có chứa thành phần psoralen hoặc bôi thuốc đặc trị lên vùng da bạch biến. Trong quá trình áp dụng, người bệnh bắt buộc không được phơi nắng và phải đeo kính râm. Liệu pháp PUVA cũng có thể gây nên một số tác dụng phụ như:

  • Cháy nắng
  • Ngứa ngáy
  • Buồn nôn
  • Da sạm màu hơn trước

Dùng tia UVB dải hẹp

Phương pháp này được ra đời với mục đích thay thế cho liệu pháp PUVA. Các bác sĩ thường ưu tiên sử dụng phương pháp này bởi hiệu quả đem lại cao và giảm bớt các tác dụng phụ trong trị liệu. Đặc biệt là có thể thực hiện ngay tại dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ. 

Uống thuốc

Bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh các loại thuốc thuộc nhóm steroid hoặc các loại kháng sinh, chúng sẽ có hiệu quả nhất định trong việc điều trị bệnh bạch biến. 

Điều trị bằng tia laser Excimer

Biện pháp này thường được áp dụng đối với những người bệnh có vùng da nhạt màu, diện tích nhỏ. Người bệnh cần duy trì đều đặn 2 – 3 lần/tuần và điều trị trong vòng 4 tháng.

Phẫu thuật

Nếu bệnh nhân điều trị bằng liệu pháp ánh sáng và thuốc không đem lại hiệu quả, đồng thời trên da không xuất hiện thêm các mảng da trắng nào thì có thể xem xét tới một số biện pháp phẫu thuật như:

  • Cấy ghép melanocyte
  • Phương pháp Micropigmentation
  • Ghép da

Trong đó, phẫu thuật cấy ghép da là biện pháp khá mới mẻ trong điều trị bệnh bạch biến. Các phương pháp này đều yêu cầu kỹ thuật cao và phải trả chi phí đắt đỏ nên chưa được áp dụng nhiều. 

Phương pháp phòng ngừa bệnh bạch biến

Xây dựng một thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp bạn phòng ngừa và hạn chế được những diễn biến của bệnh, cụ thể như:

  • Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và duy trì một lối sống lành mạnh, tích cực, tránh căng thẳng và stress. 
  • Hạn chế tối đa việc thức khuya và không dùng các loại đồ uống có chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê,…
  • Che chắn cẩn thận, mắc quần áo dài tay, đeo khẩu trang khi ra ngoài.
  • Thường xuyên bôi kem chống nắng để hạn chế sự ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời. 
  • Thăm khám định kỳ để theo dõi sức khỏe, phát hiện một số bệnh liên quan như tuyến thượng thận, tuyến yên,..
Nên thăm khám định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời một số bệnh có liên quan
Nên thăm khám định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời một số bệnh có liên quan

Có thể thấy, bệnh bạch biến không gây nên những biến chứng nghiệm trong làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh có thể gây mất thẩm mỹ, khiến bạn kém tự tin và lo lắng. Do đó, việc phát hiện và điều trị kịp thời là điều rất quan trọng. Nhưng điều trị căn bệnh này lại tốn khá nhiều thời gian, đòi hỏi sự kiên trì, hợp tác giữa người bệnh và bác sĩ. Để thu được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh hãy giữ cho mình tinh thần lạc quan và tâm lý vững vàng nhé!

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)