>>> Xem thêm: Thực phẩm giàu protein ít calo, đảm bảo lượng chất đạm mỗi ngày cho cơ thể
Xem nhanh nội dung
Thiếu chất đạm gây hậu quả gì với cơ thể
Đạm hay còn gọi là protein, là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp xây dựng và tái tạo tất cả các mô. Lượng đạm tiêu thụ hằng ngày cần được đảm bảo khoảng 10 – 15% trên mức năng lượng cung cấp cho cơ thể. Thiếu hụt đạm có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và bệnh lý nguy hiểm, chẳng hạn như:
Sụt cân, hấp thu dinh dưỡng kém
Chế độ ăn uống thiếu đạm dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng. Hậu quả là cơ thể gầy gò, ốm yếu, thường xuyên mệt mỏi, kém tập trung,… Nếu bạn không cung cấp đủ protein, các chất dinh dưỡng khác như vitamin, canxi, sắt, kẽm cũng không được hấp thu thuận lợi.
Mặt khác, đạm là một trong những nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cơ cơ thể. Nếu chúng ta ăn quá ít calo, cơ thể sẽ tự động dùng các protein thay thế cho năng lượng và chúng ta sẽ cảm thấy đói liên tục.
>>> Xem thêm: Sụt cân bất thường có thể là dấu hiệu quả việc thiếu chất đạm và nhiều biến chứng nguy hiểm khác
Cơ yếu, teo cơ
Chất đạm là dưỡng chất vô cùng chất thiết để xây dựng và phát triển cơ bắp. Nếu không có đủ lượng đạm cần thiết, cơ bắp sẽ báp đầu teo lại và giảm đi nhanh hơn mức thông thường.
Nhiều khảo sát cho thấy những người cao tuổi sẽ bị mất cơ bắp nhiều hơn nếu không được cung cấp đầy đủ chất đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày. Mặc dù tình trạng cơ yếu, teo cơ là không thể tránh khỏi khi bước vào độ tuổi lão hóa nhưng chúng ta vẫn có thể hạn chế bằng chế độ ăn uống khoa học.
Phù nề
Chế độ ăn nhiều carbohydrate và muối có thể khiến cơ thể tích trữ nước. Mặt khác chế độ ăn nhiều đạm hơn lại giúp duy trì đủ lượng dịch mà cơ thể cần. Vì vậy nếu bạn không nạp đủ protein từ chế độ ăn thì các chất lỏng sẽ bị rò rỉ, gây phù nề hoặc tích tụ chất lỏng tại bàn tay và bàn chân.
Thiếu đạm cũng dẫn đến tình trạng xơ cứng các khớp xương và gây khó khăn khi bạn vận động mạnh. Ngoài ra, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ suy giảm hệ miễn dịch và tăng khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm.
Huyết áp thấp, nhịp tim chậm
Thiếu chất đạm có liên quan đến chứng tụt huyết áp. Các mô không nhân đủ dinh dưỡng và bị suy giảm chức năng. Khi đó bạn sẽ cảm thấy uể oải, mệt mỏi cũng như không có năng lượng để làm việc.
Không đáp ứng đủ nhu cầu đạm thiết yếu còn khiến nhịp tim có xu hướng chậm hơn và bạn thường cảm thấy khó thở.
Bệnh lý về gan, thiếu máu
Cơ thể xuất hiện những vấn đề về gan có thể là do thiếu protein. Thiếu đạm khiến gan phải làm việc quá tải để thải độc. Chất này cũng tham gia vào quá trình tổng hợp vitamin B12 và phốt pho để sản xuất hồng cầu. Vì vậy nếu bạn bị thiếu hụt đạm thì khả năng cao sẽ gặp phải tình trạng suy nhược do thiếu máu.
Suy giảm hệ miễn dịch
Một trong những thành phần cấu tạo nên các tế bào miễn dịch đó là chất đạm. Do đó, khi chế độ ăn uống của bạn không được đảm bảo thì sẽ phải hứng chịu một loạt hệ quả nghiêm trọng. Dễ thấy nhất là cơ thể bị tấn công bởi virus, vi khuẩn có hại và mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, suy giảm miễn dịch,…
Bệnh cơ khớp, phục hồi chấn thương chậm
Bạn sẽ không tránh khỏi tình trạng suy yếu cơ và khớp nếu không cung cấp đầy đủ chất đạm hàng ngày. Bởi chất đảm đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình xây dựng và duy trì hoạt động của cơ, xương, khớp. Chưa kể khả năng tái tạo tế bào mới và cơ chế tự chữa lành vết thương cũng bị cản trở bởi chế độ ăn uống thiếu chất đạm.
Dấu hiệu nhận biết bạn bị thiếu chất đạm
Trước khi quá muộn, bạn có thể phát hiệu tình trạng thiếu đạm thông qua những dấu hiệu điển hình sau:
Khối lượng cơ bắp bị suy giảm
Nếu bạn nhận thấy cơ thể gầy gò, kém săn chắc và khối lượng cơ bắp giảm thiểu một các nhanh chóng thì có thể là do thiếu chất đạm. Khi cơ thể không được cung cấp đủ protein sẽ có xu hướng bổ sung từ cơ bắp, dẫn đến mất cơ. Vì vậy, cần đáp ứng đủ nhu cầu đạm cần thiết mỗi ngày để cơ bắp luôn bền vững.
Hệ miễn dịch bị tổn thương
Một nghiên cứu khoa học cho thấy rằng tiêu thu đạm giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại bệnh tật. Ngược lại việc thiếu hụt chất đạm cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến chức năng miễn dịch của cơ thể do bị gián đoạn sản xuất glutathione trong mô. Nguy hiểm nhất là phá vỡ cơ chế chống lại nhiễm trùng.
Xương dễ gãy
Một trong những biểu hiện của thiếu chất đạm đó là xương yếu, loãng xương và dễ gãy. Bởi chất này có liên quan đến quá trình tổng hợp canxi cũng như các khoáng chất thiết yếu đối với hệ xương khớp. Vì vậy cần duy trì lượng đạm đầy đủ để đảm bảo mật độ xương và giúp xương chắc khỏe.
Vết thương lâu lành
Thiếu chất đạm không chỉ ảnh hưởng đến đến hệ xương khớp mà còn liên quan đến cơ chế làm lành vết thương tự nhiên của cơ thể. Bạn có thể dễ dàng nhận biết thiếu đạm nếu như vết xước hay vết đứt tay của mình phải cần rất nhiều ngày mới có thể lành lại.
Tóc rụng nhiều, móng dễ gãy
Thiếu chất đạm có thể ảnh hưởng đến độ chắc khỏe của tóc và móng. Nổi bật nhất phải kể đến tình trạng tóc rụng nhiều, tóc khô xơ, chẻ ngọn, móng tay, chân dễ gãy do thiếu chất đạm.
>>> Xem thêm: Tóc rụng nhiều là bệnh gì? Cách giảm tóc rụng nhanh chóng, an toàn
Thèm ngọt, cơ thể hấp thụ nhiều calo
Dấu hiệu thường thấy nhất khi thiếu protein phải kể đến cảm giác thèm đồ ngọt thường xuyên. Khi cơ thể hấp thụ calo từ tinh bột nhiều hơn calo từ đạm, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tạo ra cảm giác đói và thèm những thực phẩm chứa đường.
Bài viết trên GDV Sport đã chia sẻ đến các bạn tác hậu quả của tình trạng thiếu chất đạm và cách nhận biết cơ thể thiếu đạm. Cơ thể cần được cung cấp đủ protein để sửa chữa các mô, tế bào cũ cũng như tạo ra các tế bào mới trong cơ thể. Vì vậy hãy áp dụng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng ngay từ hôm nay nhé.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn