Xem nhanh nội dung
Triệu chứng thiếu vitamin B
Thiếu vitamin B có thể xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào loại vitamin mà cơ thể đang thiếu.
Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin B12
Thiếu vitamin B12 là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thiếu máu. Ngoài ra còn xuất hiện một số triệu chứng kèm theo như:
- Mệt mỏi.
- Sụt cân.
- Ăn không ngon.
- Tê, ngứa và lòng bàn tay và bàn chân.
- Táo bón.
- Giảm trí nhớ, lú lẫn.
Đặc biệt, những đối tượng sau đây cần đặc biệt chú ý đến tình trạng thiếu hụt vitamin B12: Người cao tuổi, người ăn theo chế độ thuần chay, người mắc bệnh hấp thụ dinh dưỡng kém, người mắc bệnh Celiac và Crohn, người đã phẫu thuật dạ dày, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
Cơ thể thiếu vitamin B6
Vitamin B6 không thể thiếu trong quá trình trao đổi amin của các axit amin. Xác định một người thiếu vitamin B6 khi nhận thấy những dấu hiệu;
- Thiếu máu.
- Môi khô, đóng vảy, khóe miệng bị nứt.
- Sưng lưỡi.
- Hệ miễn dịch suy giảm.
- Tâm lý bất ổn, lo lắng, phiền muộn.
Những đối tượng có nguy cơ thiếu hụt vitamin này bao gồm: Người mắc bệnh thận hoặc đã được ghép thận, viêm đại tràng, mắc các bệnh rối loạn tự miễn, bệnh Celiac, bệnh Crohn, nghiện rượu.
Triệu chứng thiếu vitamin B1 và B2
Thiếu hụt vitamin B1 hay còn gọi là thiếu Thiamine có thể gặp phải tình trạng:
- Giảm cảm giác thèm ăn hoặc mất cảm giác thèm ăn.
- Sụt cân.
- Suy giảm trí nhớ, nhầm lẫn.
- Bệnh tim mạch.
- Ngứa, châm chích, tê bàn tay và bàn chân.
- Khối lượng cơ bắp giảm, yếu cơ.
- Phản xạ kém.
- Wernicke-Korsakoff – một dạng rối loạn não nguy hiểm gây mất trí nhớ.
Thông thường tình trạng thiếu vitamin B1 dễ xuất hiện ở những đối tượng như người nghiện rượu, người bệnh tiểu đường, bệnh suy tim, người cao tuổi, người đã phẫu thuật tầng sinh môn, người nhiễm HIV/AIDS.
Không phổ biến như tình trạng thiếu vitamin B1, tình trạng thiếu hụt vitamin B2 khá hiếm gặp nhưng cũng có thể xảy ra khi bạn mắc các vấn đề về tuyến giáp hoặc bị rối loạn nội tiết tố, với các triệu chứng:
- Mắc các bệnh ngoài da.
- Sưng, loét miệng và cổ họng.
- Môi sưng, nứt nẻ, khô.
- Rụng tóc.
- Đau, ngứa mắt, đỏ mắt.
Biến chứng nặng khi thiếu vitamin B2 trong thời gian dài là bệnh thiếu máu và đục thủy tinh thể. Đối với mẹ bầu mang thai thiếu vitamin này có thể tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh của trẻ.
Những người có nguy cơ thiếu hụt vitamin B2 có thể kể đến như: người ăn chế độ thuần chay, kiêng sữa và các chế phẩm từ sữa, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Nhận biết cơ thể thiếu vitamin B5
Vitamin B5 được tìm thấy rất nhiều ở các loại thực phẩm quen thuộc hàng ngày, thế nhưng dưỡng chất này lại dễ dàng bị mắt đi trong quá trình chế biến. Các triệu chứng thiếu hụt vitamin B5 của cơ thể bao gồm:
- Chán ăn.
- Bồn chồn, khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
- Đau đầu, nóng nảy, thường xuyên cáu gắt.
- Tê, châm chích, bỏng rát bàn tay và bàn chân.
Đối tượng cần cẩn trọng đối với tình trạng này là người có gen đột biến thoái hóa thần kinh II liên quan đến pantothenate.
Thiếu vitamin B3
Không cung cấp đủ vitamin B3 hay Niacin cho cơ thể có thể dẫn đến mất cân bằng axit amin. Bạn dễ dàng nhận biết tình trạng này thông qua những biểu hiện:
- Hình thành các mảng da sần sùi.
- Da đổi màu đỏ hoặc nâu khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
- Buồn nôn, nôn mửa, đau đầu.
- Mệt mỏi, phiền muộn, dễ bị stress.
- Lưỡi màu đỏ tươi.
- Tiêu chảy hoặc táo bón.
Thiếu hụt Niacin không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ, thậm chí là tử vong. Vì vậy những đối tượng có nguy cơ thiếu hụt vitamin B3 như người bị suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, mắc bệnh viêm ruột, bệnh Hartnup khó hấp thụ vitamin B3, bệnh carcinoid gây các khối u đường tiêu hóa, bệnh AIDS, người nghiện rượu cần được bổ sung vitamin B3 để phòng tránh tình trạng này.
Cơ thể thiếu vitamin B9
Vitamin B6 hay còn gọi là phốt pho đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai và trẻ sơ sinh. Một số triệu chứng có thể xảy ra khi thiếu vitamin B9 bao gồm:
- Tim đập nhanh.
- Đau đầu.
- Da, tóc và móng trở nên yếu.
- Nổi nóng.
- Viêm loét miệng, lưỡi.
Ngoài phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ thì đối tượng cần chú ý bổ sung vitamin B9 là người bị rối loạn do sử dụng rượu, mắc bệnh celiac, viêm loét đại tràng, bệnh kém hấp thu các chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý không sử dụng quá 1000mgc vitamin B12 mỗi ngày bởi có thể dẫn đến tổn thương thần kinh vĩnh viễn.
Dấu hiệu thiếu vitamin B7
Vitamin B7 là dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe của da, tóc và móng Do đó cơ thể thiếu vitamin B7 có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu:
- Tóc mỏng, yếu, dễ gãy rụng.
- Móng tay mọc chậm, dễ gãy.
- Da khô, kém sức sống, không đều màu.
- Phát ban, bóng tróc da quanh mắt, miệng và mũi.
- Mệt mỏi.
Thiếu hụt vitamin B7 có thể là hậu quả của tình trạng rối loạn chuyển hóa, thiếu hụt biotinidase, rối loạn sử dụng rượu hoặc đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Cải thiện tình trạng thiếu vitamin B như thế nào
Để bảo vệ sức khỏe, tốt nhất bạn nên bổ sung vitamin B thông qua chế độ ăn uống với những thực phẩm giàu vitamin B. Lựa chọn nhiều nguồn thực phẩm khác nhau giúp đảm bảo cơ thể hấp thụ trọn vẹn các loại vitamin B. Bạn có thể tìm thấy lượng vitamin B dồi dào trong:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, bơ, kem,…
- Trứng
- Nội tạng động vật như gan heo, gan bò, thận,…
- Thịt gà
- Thịt đỏ
- Các loại cá như cá ngừ, cá thu, cá hồi, cá mòi,…
- Hải sản, động vật có vỏ như hàu, nghêu, sò, tôm, cua,…
- Rau có màu xanh đậm như rau bina, súp lơ và cải xoăn
- Các loại củ, chẳng hạn như khoai tây, khoai lang, củ cải,…
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Các loại đậu, chẳng hạn như đậu đen, đậu gà, đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ,…
- Các loại hạt và quả hạch
- Trái cây, chẳng hạn như bơ, cam quýt, chuối, dưa hấu,…
- Mật mía
- Mầm lúa mì
- Nấm men, men dinh dưỡng
Sử dụng các thực phẩm chức năng để bổ sung vitamin B chỉ là biện pháp cuối cùng nếu như chế độ ăn uống hàng ngày không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể hoặc tình trạng sức khỏe của bạn cần dùng đến thực phẩm hỗ trợ. Nếu thuộc trường hợp này, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp.
Mỗi loại vitamin đều đảm nhận vai trò riêng biệt và không thể thiếu. Vì vậy hãy luôn chú ý đến chế độ dinh dưỡng để phòng tránh tình trạng thiếu vitamin B nhé. Ngoài ra, đừng quên xây dựng lối sống khoa học và tập thể dục mỗi ngày để tăng khả năng hấp thụ vitamin của cơ thể.
Bên cạnh đó, bạn có thể tăng khả năng hấp thụ vitamin của cơ thể thông qua các hoạt động thể chất và sử dụng thiết bị chăm sóc sức khỏe. Hiện nay ghế massage là bí quyết cải thiện thể chất lẫn tinh thần của nhiều gia đình, chỉ với 15-20 phút mỗi ngày giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông và phòng tránh những bệnh lý nguy hiểm.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn