Xem nhanh nội dung
Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu vitamin D
Cơ thể không thể tự sản xuất được vitamin D mà cần được cung cấp từ bên ngoài. Vì thế mà tình trạng thiếu hụt vitamin D rất dễ dàng mắc phải. Bạn có thể nhận biết cơ thể thiếu hụt vitamin D thông qua những dấu hiệu điển hình như:
- Đổ nhiều mồ hôi: Thiếu vitamin D khiến hàm lượng serotonin trong cơ thể suy giảm. Đây là nguyên nhân gây tình trạng đổ mồ hôi nhiều, nhất là ở lòng bàn chân, lòng bàn tay và trán.
- Rụng tóc: Tình trạng tóc khô xơ, dễ gãy rụng và mọc chậm có thể là báo hiệu bạn không cung cấp đủ vitamin D. Đây cũng là yếu tố khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc tổng hợp biotin nuôi dưỡng tóc.
- Đau nhức cơ, xương khớp: Những người bị thiếu vitamin D thường xuyên gặp tình trạng đau nhức cơ bắp, đau lưng, các cơ khớp tại gối, cổ tay, cổ chân,…
- Ảnh hưởng đến răng: Không cung cấp đủ vitamin D khiến răng mọc chậm, mọc không đều đối với trẻ em. Nếu không khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và ăn uống sau này.
- Một số dấu hiệu khác: chán ăn, khó ngủ, mất ngủ, táo bón, mệt mỏi, khó ngủ, suy giảm trí nhớ, kém tập trung,…
Thiếu vitamin D gây bệnh gì
Vitamin D rất quan trọng đối với hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể, do đó những người bị thiếu vitamin D có thể gặp phải những vấn đề như:
Hen suyễn, viêm mũi dị ứng
Một trong những chức năng chủ yếu của vitamin D là tăng cường khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin D làm giảm thiếu đáng kể các triệu chứng của bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng và thở khò khè. Do đó, thiếu hụt vitamin D với những người mắc bệnh liên quan đến miễn dịch hoặc hô hấp sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Bệnh về tim mạch
Vitamin D là chất không thể thiếu để kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Cơ thể không được cung cấp đủ vitamin D trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như: xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim, tắc nghẽn động mạch vành, đột quỵ,… Đặc biệt là người trung niên và cao tuổi bước vào giai đoạn suy giảm khả năng tổng hợp dinh dưỡng nên càng cần cẩn trọng hơn với những căn bệnh này.
Thiếu vitamin D gây loãng xương
Một hệ xương khớp chắc khỏe không chỉ cần cung cấp đầy đủ canxi mà còn cần được bổ sung vitamin D. Vitamin D tham gia vào quá trình tổng hợp canxi và cách khoáng chất thiết yếu, nhờ đó duy trì mật độ xương ổn định. Vì thế mà tình trạng thiếu hụt vitamin D sẽ là gia tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu xương, loãng xương và gãy xương.
Dễ mắc các bệnh viêm nhiễm
Không chỉ vitamin C tham gia vào hoạt động của hệ miễn dịch mà vitamin D cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Nếu chế độ ăn uống của bạn quá ít vitamin D, hệ thống miễn dịch sẽ suy yếu và khó có thể bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus. Lúc này các tác nhân gây hại dễ dàng xâm nhập và tăng nguy cơ mắc các bệnh như mẩn ngứa, cảm cúm, lupus, viêm khớp, viêm đường ruột, viêm đường hô hấp,…
Bệnh về tâm lý
Thêm một tác hại nghiêm trọng khi thiếu vitamin D đó là ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Rất nhiều trường hợp đã gặp phải các vấn đề về tâm lý, suy giảm nhận thức khi cơ thể không được cung cấp để dinh dưỡng.
Mặt khác, vitamin D có mối liên hệ với nhiều hệ cơ quan khác của cơ thể nên việc thiếu hụt chất này tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như huyết áp cao, tiểu đường, đa xơ cứng, thậm chí là ung thư.
Trẻ bị thiếu vitamin D
Bên cạnh người cao tuổi thì trẻ em là đối tượng dễ gặp tình trạng thiếu hụt vitamin D nhất. Nhất là trong quá trình mang thai, mẹ không bổ sung đủ vitamin D khiến trẻ có nguy cơ bị còi xương trong vòng 2 tháng sau khi ra đời.
Có thể nhận biết trẻ bị thiếu vitamin D thông qua các dấu hiệu sớm về hệ thần kinh như sau:
- Trẻ ra nhiều mồ hôi vào ban đêm, cả trong thời tiết nóng hoặc lạnh.
- Thuyền xuyên quấy khóc, ngủ không yên giấc, giật mình khi ngủ do thần kinh bị kích thích.
- Trẻ bị rụng tóc nhiều ở phần gáy
- Làn da xanh xao, thể lực chậm phát triển, lá lách to, truong giam lực cơ.
- Các cơ co thắt là trẻ hay trớ, nấc cụt, hay són phân và nước tiểu.
- Mềm sụn thanh quản khiến hơi thở rít, khò khè.
Thiếu vitamin D ở trẻ em còn được nhận biết thông qua những dấu hiệu muộn như độ tuổi của trẻ, mức độ nặng nhẹ của bệnh:
- Răng mọc chậm, mọc không cân đối, thời gian biết lẫy, bò, đi chậm hơn bình thường
- Thóp rộng và mềm, lâu liền thóp
- Xương sọ mềm, ấn lõm, thóp rỗng, đầu dễ bị méo mó hoặc bẹt về một phía do tư thế nằm.
- Có bướu xương sọ, thường là ở vùng trán hoặc đỉnh đầu
- Đầu xương cổ tay to, có thể phì đại
- Biến dạng lồng ngực, cong vẹo cột sống hoặc chân cong, chân vòng kiềng.
- Trường hợp nặng bị co giật do hạ canxi trong máu.
Nguyên nhân cơ thể thiếu vitamin D
Hầu hết các trường hợp thiếu vitamin D xảy ra do những nguyên nhân sau đây:
- Không đáp ứng đủ nhu cầu vitamin D được khuyến nghị, thường gặp ở những người áp dụng chế độ ăn thuần chay, thiếu nguồn vitamin D dồi dào từ hải sản, cá, thịt, lòng đỏ trứng,…
- Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Vitamin D được tổng hợp khi cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì thế nếu bạn chỉ ở trong nhà mà không dành thời gian hoạt động ngoài trời thì sẽ hạn chế quá trình hấp thụ vitamin của cơ thể.
- Người có làn da tối màu: Sự gia tăng các sắc tố melanin sẽ làm giảm khả năng hấp thụ vitamin D của da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Bệnh lý về thận khiến cơ thể không thể chuyển đổi vitamin D thành dạng hoạt động.
- Bệnh xơ nang, celiac, crohn làm giảm thiểu khả năng hấp thụ vitamin D của của ruột khi các thực phẩm được dụng nạp vào cơ thể.
- Béo phì: Cân nặng càng lớn thì nồng độ vitamin D trong máu lại càng thấp.
Bổ sung vitamin D đúng cách cho trẻ như thế nào?
Để bổ sung vitamin D đúng cách cũng như phòng ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin D cho trẻ, bạn có thể áp dụng bí quyết sau:
- Ăn các thực phẩm giàu vitamin D
Nguồn thực phẩm giàu vitamin D nhất phải kể đến các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ; phô mai, gan động vật, lòng đỏ trứng, nấm. Bên cạnh đó cần kết hợp các thức uống tăng cường vitamin D như sữa đậu nành, nước cam, sữa bò, sữa hạt. Với trẻ biếng ăn, bạn có thể bổ sung vitamin D bằng cách dùng viên nén hoặc thực phẩm chức năng dạng lỏng. Tuy nhiên vẫn cần ưu tiên các thực phẩm tự nhiên, tươi ngon để cơ thể hấp thụ lượng dưỡng chất lành mạnh nhất.
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Cách bổ sung vitamin D đơn giản là dành khoảng 15 phút mỗi ngày vào buổi sáng để tắm nắng. Khoảng thời gian lý tưởng nhất cho hoạt động này là 7-9h sáng, bên cạnh đó có thể kết hợp thêm các hoạt động thể chất nhẹ nhàng để tăng cường quá trình trao đổi chất.
Tuy nhiên, trước báo động của tầng ozon hiện nay thì việc tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ tiềm ẩn nguy cơ lão hóa và ung thư da. Chính vì vậy, bổ sung vitamin D thông qua chế độ ăn uống hàng ngày an toàn hơn nhiều so với việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên.
Hy vọng rằng những thông tin mà GDV Sport chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ tác hại của tình trạng thiếu vitamin D. Cơ thể không được cung cấp đủ vitamin D sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Do đó, bạn hãy chú ý bổ sung vitamin D đầy đủ thông qua chế độ ăn uống và các hoạt động thường ngày nhé.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn