Thoái hóa cột sống thắt lưng hiện nay là căn bệnh gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi người bệnh. Đây là bệnh lý mãn tính có diễn biến âm thầm, phát triển từ từ lâu dần sẽ gây ra các cơn đau nhức, vận động bị hạn chế, cột sống thắt lưng biến dạng nhưng không có dấu hiệu bị viêm nhiễm. Thường ở giai đoạn nhẹ bệnh rất khó phát hiện, chỉ khi đã diễn biến qua giai đoạn nặng ta mới biết được là đã bị mắc thoái hóa cột sống thắt lưng.
Giai đoạn nặng sẽ khiến cho việc điều trị trở lên khó khăn hơn và phức tạp hơn, người mắc bệnh thường xảy ra ở người trung tuổi, trưởng thành, đặc biệt là người 45 tuổi trở lên.
Xem nhanh nội dung
Thoái hóa cột sống thắt lưng là sao?
Thoái hóa cột sống thắt lưng là quá trình biến đổi hình thái, cấu trúc của các cơ quan, bộ phận liên quan đến cột sống như: đĩa đệm, dây chằng, gai xương….Vị trí phổ biến nhất của thoái hóa cột sống là lưng và cổ. Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý có diễn biến chậm, tiến triển từ từ và gây ra các cơn đau nhức, sự vận động của cơ thể bị hạn chế, cột sống bị thay đổi cấu trúc, biến dạng. Bệnh thường gây ra các tổn thương như: sụn khớp bị thoái hóa, đĩa đệm cột sống, kết hợp với các biến đổi phần xương dưới màng dịch và dưới sụn.
Cột sống thắt lưng bị thoái hóa là do cơ thể chịu quá nhiều áp lực, khiến phần thắt lưng, sụn khớp, khớp bao, đĩa đệm …bị thương tổn, suy giảm chất lượng, độ đàn hồi bị mất đi.Ngoài ta thoái hóa cột sống thắt lưng còn gây ra ảnh hưởng đến các vị trí khác như:
- Lưng dưới bị đau nhức
- Gai cột sống ngực dẫn đến ảnh hưởng phần giữa cột sống
- Xương sống bị nhô ra các phần ngạnh gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cột sống
Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống thắt lưng
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng thoái hóa thắt lưng này. Thoái hóa cột sống lưng thường bắt nguồn từ việc cột sống và đĩa đệm phải chịu quá nhiều áp lực đè nén. Chịu đựng phần lớn tải trọng của cơ thể trong thời gian dài khiến các phần xương sụn khớp và dưới sụn bị tổn thương, đĩa đệm mất tính đàn hồi, dây chằng bị xơ cứng ở khu vực bao quanh khớp.
Một vài nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng thoái hóa:
- Vấn đề tuổi tác: Thường cột sống sẽ bị lão hóa tự nhiên theo thời gian, những ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, các thức vận động, môi trường , chế độ tập luyện và chịu áp lực của cơ thể…dần dần sẽ khiến phần cột sống và cột sống thắt lưng bị suy yếu.
- Do chấn thương: Những chấn thương trước đây ở vùng cột sống có thể là nguyên nhân khiến đĩa đệm, sụn khớp bị thương tổn. Lâu dần, theo thời gian cột sống bị suy giảm khả năng chống đỡ, chịu lực , dần suy yếu và bị thoái hóa.
- Do các bệnh cơ xương khớp khác mang lại như: loãng xương, viêm cột sống, viêm khớp dạng thấp, đĩa đệm dính khớp, lao cột sống..khiến cột sống dần bị tình trạng mất cân bằng, áp lực tăng lên làm cho quá trình cột sống thắt lưng bị thoái hóa nhanh hơn.
- Do điều kiện sống thiếu thốn, khó khăn, chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, thiết dưỡng chất.
- Do lao động quá sớm, làm việc quá sức, lao động nặng khi chưa trưởng thành.
- Chế độ tập luyện thể dục, thể thao không hợp lý
- Bê vác, kéo, đẩy, ôm các vật dụng nặng không đúng tư thế.
- Tăng cân, béo phì cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa cột sống thắt lưng.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, còn một số nguyên nhân khác cũng khiến người bệnh dễ mắc phải thoái hóa cột sống thắt lưng cao.
Một số nguyên nhân khác:
- Gia đình có tiền sử người mắc bệnh cột sống.
- Cấu trúc, hình dạng cột sống bị biến đổi do bẩm sinh hoặc chấn thương dẫn đến cong vẹo cột sống.
- Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.
- Mắc các căn bệnh về chuyển hóa và nội tiết như: tiểu đường, cường tuyến giáp, suy giáp…
- Sử dụng một số loại thuốc giảm đau dẫn đến giảm khả năng hấp thụ và quá trình đào thải canxi qua thận bị tăng.
Triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng
“Thoái hóa cột sống thắt lưng ở mỗi người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau, nhiều trường hợp không có biểu hiện, triệu chứng rõ rệt do đang trong giai đoạn nhẹ, có người xuất hiện triệu chứng nhưng vài ngày sau lại biến mất, thỉnh thoảng lại xuất hiện bất ngờ, đột ngột.”
Khi bệnh bắt đầu chuyển qua giai đoạn nặng, các triệu chứng có dấu hiệu rõ ràng hơn, điển hình xuất hiện các cơn đau làm giảm khả năng vận động. Các biểu hiện không điển hình của thoái hóa cột sống lưng giống như các căn bệnh khác, nên các bệnh nhân thường lầm tưởng chúng giống nhau. Biểu hiện cụ thể như:
- Vùng thắt lưng đau nhẹ và đau âm ỉ. Đau mạnh hơn khi vận động, ngồi lâu, hắt hơi, ho.
- Đau dữ dội, khó chịu, các cơn đau kéo dài liên tục.
- Trường hợp lỗ liên hợp bị hẹp sẽ xuất hiện các cơn đau theo đường đi của các dây thần kinh.
- Đau khớp, khớp bị cứng khi ngủ dậy.
- Khi vận động, xoay người, cúi người vùng thắt lưng cột sống phát ra tiếng kêu “rắc rắc”.
Xem thêm: Thoái hóa cột sống là gì?[Nguyên nhân][Triệu chứng][Cách điều trị] hiệu quả tại nhà
Thoái hóa cột sống lưng gây nguy hiểm không?
Thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ không gây nguy hiểm đến mạng sống của người bệnh, tuy nhiên sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng sau này.
- Dây thần kinh bị đè nén gây lên các cơn đau nhức, lan dần xuống hông và tứ chi.
- Gây thay đổi, dị dạng cột sống. Các cơn đau xuất hiện nhiều và đau dữ dội khiến người bệnh bị hạn chế khả năng vận động, thay đổi tư thế để giảm đau.
- Người mắc thoái hóa cột sống lưng sẽ dễ dẫn đến các căn bệnh khác như: gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, đĩa đệm bị thương tổn.
- Đau dây thần kinh tọa: Quá trình phát triển của gai cột sống khiến dây thần kinh tọa bị chèn ép, đè nén gây đau nhức, chân tay tê bì.
- Gây ảnh hưởng đến mắt: mắt chảy nước, đau mắt, đau mắt đỏ, thị lực bị suy giảm, tầm nhìn bị thu hẹp.
- Chứng đau ngực, đau kéo dài, khi nhấn xuống sẽ xuất hiện các cơn đau rõ ràng do gốc thần kinh cột sống bị ảnh hưởng.
- Bại liệt: khi quá trình thoái hóa cột sống thắt lưng chuyển sang giai đoạn nặng, không điều trị sớm và kịp thời. Người bệnh có nhiều thói quen ảnh hưởng đến cột sống, chủ quan không để ý tới sức khỏe.
Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả
Hiện nay, vẫn chưa có phương thức điều trị dứt điểm được căn bệnh này, mà chỉ có phương pháp điều trị thích hợp giúp hạn chế và giảm các cơn đau nhức tốt nhất.“Lưu ý: Không được tự ý mua thuốc ở hiệu thuốc bên ngoài và tự điều trị bệnh mà không có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.”
Dùng thuốc điều trị
Sử dụng thuốc điều trị được coi là phương pháp hàng đầu, có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa của thắt lưng. Một số loại thuốc chuyên trị như:
- Chống viêm
- Giảm đau
- Thuốc tiêm corticoid
- Thuốc ILT ức chế
Phương pháp vật lý trị liệu
- Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu tuy là chậm hơn so với phương án sử dụng thuốc, nhưng mang lại sự an toàn và hiệu quả lâu dài, giúp các dấu hiệu, triệu chứng dễ dàng được kiểm soát hơn, hỗ trợ tích cực quá trình hồi phục khả năng vận động, giúp các rễ thần kinh giảm được các chèn ép, đè nén.
- Các phương án vật lý trị liệu thường được ưu tiên như: Sử dụng sóng siêu âm, tia hồng ngoại, điện chẩn, ngâm người trong suối khoáng và bùn khoáng, xoa bóp, massage, bấm huyệt, châm cứu, các bài tập thoái hóa cột sống thắt lưng…
- Có thể kết hợp cả 2 phương án sử dụng thuốc và vật lý trị liệu để mang lại hiệu quả tích cực và nhanh chóng hơn.
Phẫu thuật
Phẫu thuật được coi như là phương án cuối cùng để điều trị căn bệnh này, khi mà các liệu pháp khác không mang lại tác dụng tích cực và mong muốn khiến bệnh dai dẳng, kéo dài mãi không khỏi như:
- Thoái hóa thắt lưng đi kèm đĩa đệm thoát vị.
- Đau dây thần kinh tọa do đốt sống bị trượt lâu ngày.
- Các dây thần kinh bị đè nén gây ra bại liệt, tê liệt.
- Chức năng của bàng quang và ruột bị mất kiểm soát.
- Tình trạng thoái hóa đĩa đệm trở nên phức tạp và nghiệm trọng hơn
Sử dụng các bài tập thể dục tại nhà
- Để mang lại hiệu quả tích cực nhất trong việc điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng, người bệnh cần phải có sự cố gắng, nỗ lực tập luyện và kết hợp 2 phương án sử dụng thuốc và vật lý trị liệu
- Thực hiện các bài tập dành riêng cho người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng như: đi bộ, kéo giãn cột sống, chạy bộ, đạp xe nhẹ…
- Tập luyện Yoga, thiền tại nhà cũng là một phương pháp mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị căn bệnh này, mang lại hiệu quả tăng cường hệ thống xương khớp của cơ thể, giúp lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn, cải thiện hệ miễn dịch. Lưu ý chỉ nên lựa chọn các bài tập ở mức độ nhẹ và phù hợp với thể trạng của bản thân.
- Duy trì, hình thành thói quen tập luyện mỗi ngày vào buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Trạng thái tâm lý, tinh thần luôn phải yêu đời, lạc quan, vui vẻ, hạnh phúc bên người thân sẽ là phương thuốc tốt để điều trị căn bệnh này.
Sử dụng ghế massage mỗi ngày
Hiện nay, công nghệ ngày càng hiện đại, những chiếc ghế massage nhật bản được ra đời để nhằm giúp cải thiện hệ tuần hoàn máu, tinh thần thư giãn, thuyên giảm đau nhức mỏi cơ thể và hỗ trợ điều trị những bệnh về xương khớp như thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm….
Đối với những người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng cũng có những bài massage được lập trình sẵn, massage nhịp nhàng để giúp chắc khỏe xương khớp, kích thích quá trình tuần hoàn máu, thuyên giảm triệu chứng đau nhức mỏi xương khớp….
Hi vọng với những chia sẻ chi tiết và cụ thể ở trên, sẽ giúp bạn hiểu rõ được thoái hóa cột sống thắt lưng có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng cuộc sống của mỗi người, cần sớm phát hiện và điều trị kịp thời để tránh những hậu quả, di chứng đáng tiếc về sau này.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn