Tiêm gân là một trong những phương pháp điều trị viêm gân đem lại hiệu quả cao, Tiêm gân sẽ được chỉ định thực hiện khi bệnh nhân có triệu chứng viêm gân, được bác sĩ chẩn đoán loại bệnh. Cụ thể thực hiện tiêm như thế nào, bạn có thể theo dõi trong bài viết dưới đây. 

Tiêm gân là gì 

Để chữa viêm gân, các bác sĩ áp dụng khá nhiều phương pháp như sử dụng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu, sóng xung kích,…Trong đó tiêm gân được cho là hiệu quả và được sử dụng nhiều. 

Tiem Gan 1
Tiêm gân giúp điều trị viêm gân hiệu quả

Đây là kỹ thuật tiêm thuốc corticoid vào gân cơ thể, khắc phục tổn thương ở gân, mô cơ quanh gân, bao hoạt dịch gân và các nơi bám gân,…giúp giảm đau cho viêm gân gây ra. 

Tuy nhiên, có một số trường hợp bị chống chỉ định tiêm gân như sau: 

  • Người bệnh bị viêm gân mãn tính, khoảng 3 tháng trở lên, tiêm corticoid làm tăng nguy cơ đứt gân. 
  • Bệnh nhân bị nấm da, nhiễm khuẩn ở vị trí tiêm, tiêm làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tại khớp. 
  • Người có tiền sử suy giảm miễn dịch, từng mắc bệnh về máu, bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp chưa kiểm soát cũng không nên tiêm. 

Trường hợp nào người bệnh cần tiến hành tiêm gân 

Khi có các triệu chứng của bệnh viêm gân, bạn nên tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, chẩn đoán và kết luận có thể tiêm gân hay không. Người mắc triệu chứng viêm gân sẽ có dấu hiệu đau tại vùng gân viêm và xung quanh, từ đau âm ỉ đến dữ dội, có lúc giảm đau, có lúc lại đau hơn. Có nhiều người tự khỏi bệnh, nhưng cũng có người chuyển thành thể mãn tính.

Một trong các triệu chứng nghiêm trọng nhất của viêm gân chính là đứt gân, thường đứt ở phần gân bánh chè hoặc gân cơ tứ đầu. Đứt gân có thể gây đau đớn, nhất là khi bạn vận động, để lâu còn khiến bạn bị mất khả năng vận động cơ. 

Thực hiện tiêm gân như thế nào 

Quy trình thực hiện kỹ thuật tiêm gân 

Để thực hiện kỹ thuật tiêm gân, bác sĩ cần được đào tạo chuyên môn, có kiến thức về tiêm khớp. Quy trình như sau:

Bước 1: Điều chỉnh tư thế ngồi hoặc nằm của bệnh nhân, sao cho thuận lợi nhất để tiêm. 

Bước 2: Sát trùng vị trí cần tiêm, hướng dẫn người bệnh thả lỏng.

Bước 3: Bác sĩ xác định vị trí và tiến hành tiêm. 

Bước 4: Tiêm xong cần sát trùng và băng bó lại vị trí tiêm.

Bước 5: Hướng dẫn bệnh nhân sau tiêm, trong 24h đầu không được để nước chạm vào chỗ vừa tiêm. 

Theo dõi sau quá trình tiêm gân

Sau quá trình tiêm, người bệnh cần được thực hiện đo các chỉ số huyết áp, mạch đập, quan sát có bị chảy máu khi tiêm hay không và tình trạng tiêm thế nào trong vòng 24 giờ. 

Tiem Gan
Cần theo dõi kỹ càng sau khi tiêm

Người bệnh có thể đối mặt với một số triệu chứng sau tiêm như:

  • Cơn đau tăng lên, không cần can thiệp y tế, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và chống viêm. 
  • Mưng mủ, nhiễm khuẩn tại vị trí tiêm: điều trị bằng thuốc kháng sinh khi bệnh nhân sốt, vị trí tiêm sưng mủ, đau. 
  • Đứt gân: Khi tiêm vào gân, bác sĩ cần khéo léo để tránh tiêm đứt gân.
  • Các biến chứng khác là tiêm không đủ sâu, tiêm nông hay tiêm nhiều tại 1 vị trí sẽ làm teo da. Cần lưu ý không để thuốc bị trào ra khỏi vị trí đâm kim tiêm. 
  • Biến chứng khác: Bệnh nhân gặp rào cản tâm lý khi tiêm, đổ mồ hôi nhiều, ho, khó thở, choáng váng,..bác sĩ cần theo dõi các chỉ số cơ thể, nhanh trí để cấp cứu kịp thời. 

Xem thêm >>> Điều trị viêm gân bằng sóng xung kích

Trên đây là thông tin về phương pháp tiêm gân nhằm điều trị bệnh viêm gân khó chịu đang gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống của bạn. Hy vọng sẽ giúp ích cho mọi người  

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021

Câu hỏi thường gặp (4)

Tiêm gân là gì?
Tiêm gân là một phương pháp điều trị viêm gân hiệu quả bên cạnh những phương pháp như: sử dụng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu, sóng xung kích,... Cách điều trị viêm gân bằng tiêm gân là cách sử dụng kỹ thuật tiêm thuốc corticoid vào gân, khắc phục tổn thương ở gân, mô cơ quanh gân, bao hoạt dịch gân và nơi bám gân, giúp giảm đau do viêm gân gây ra.
Những ai nên điều trị viêm gân bằng phương pháp tiêm gân?
Người mắc triệu chứng viêm gân với những dấu hiệu đau tại vùng gân bị viêm và xung quanh. Cơn đau kéo dài từ đau âm ỉ đến đau dữ dội, có lúc giảm đau, có lúc lại đau hơn. Nhiều người tự khỏi bệnh nhưng cũng có người chuyển biến thành những cơn đau mãn tĩnh. Đặc biệt, triệu chứng nặng nhất của bệnh viêm gân là đứt gân ở vùng gân bánh chè hoặc gân cơ tứ đầu, lâu ngày có thể mất khả năng vận động cơ. Để tránh tình trạng này, người bệnh có thể chọn phương pháp tiêm gân để điều trị bệnh.
Những ai không nên áp dụng cách tiêm gân để điều trị bệnh
  • Người bệnh bị viêm gân mãn tính, khoảng 3 tháng trở lên, tiêm corticoid làm tăng nguy cơ đứt gân.
  • Bệnh nhân bị nấm da, nhiễm khuẩn ở vị trí tiêm, tiêm làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tại khớp.
  • Người có tiền sử suy giảm miễn dịch, từng mắc bệnh về máu, bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp chưa kiểm soát cũng không nên tiêm.
Quy trình thực hiện kỹ thuật tiêm gân?
  • Bước 1: Điều chỉnh tư thế ngồi hoặc nằm của người bệnh sao cho thuận tiện nhất để thực hiện tiêm gân
  • Bước 2: Sát trùng vị trí cần tiêm trước khi thực hiện. Hướng dẫn người bệnh thả lỏng
  • Bước 3: Xác định đúng vị trí và tiến hành tiêm
  • Bước 4: Sát trùng sau khi tiêm, băng bó vị trí mũi tiêm
  • Bước 5: Hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc sau tiêm, tránh chạm nước vào vị trí mũi tiêm
Bình luận (0 bình luận)