Các bệnh về khớp nói chung, thoái hóa khớp thoái hóa khớp cổ chân nói riêng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và ngày càng trở nên phổ biến. Nếu không được phát hiện sớm cũng như điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng của bạn. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa căn bệnh này trong bài viết sau nhé.

>>> Xem thêm các chứng bệnh thoái hóa khớp thường gặp:

Thoái hóa khớp cổ chân là bệnh gì?

Thoái hóa khớp cổ chân là tình trạng sụn khớp bị bào mòn theo thời gian, các xương cọ vào nhau mỗi khi di chuyển và kéo theo triệu chứng viêm gây đau, cứng và nhiều vấn đề khác ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Chứng bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sụn mà còn gây tổn thương xương, dây chằng, các gân xương quanh khớp nếu không điều trị đúng cách và kịp thời.

Thoái hóa khớp cổ chân có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi nhưng đa phần gặp ở nhóm người trên 45 tuổi và tỷ lệ nữ giới mắc phải nhiều hơn nam giới.

Van Dong Sai Cach Gay Dau Co Chan Min

Triệu chứng nhận biết thoái hóa khớp cổ chân

Thoái hóa khớp cổ chân có thể nhận biết dễ dàng với triệu chứng đau nhức vùng khớp cổ chân, người bệnh cảm thấy khó khăn khi vận động. Cơn đau nhói thường xảy ra bất chợt hoặc khi gắng sức, người bệnh ấn vào khớp hoặc xảy ra va đập mạnh.

Mức độ cơn đau tiến triển từ nhẹ đến nặng. Cơn đau do thoái hóa khớp cổ chân nặng hơn khi vận động mạnh và thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Nêu không điều trị, sau một thời gian, khớp tại cổ chân sẽ bị thoái hóa, dẫn tới teo cơ. Nghiêm trọng hơn có thể xảy ra biến dạng xương.

Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện các triệu chứng khác như: sưng nóng, đỏ khớp cổ chân, tràn dịch khớp gây đau dai dẳng.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp phần cổ chân

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến thoái hóa khớp cổ chân, do đó xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp người bệnh điều trị tình trạng này hiệu quả hơn.

  • Do vấn đề tuổi tác: tuổi tác tăng cao khiến khớp cổ chân suy yếu, cụ thể, các sụn khớp bị bào mòn, dần trở nên kém linh hoạt, mỏng, dịch khớp ít, dễ thoái hóa.
  • Do chấn thương dẫn đến đứt, rách dây chằng cổ chân: nhất là vùng cổ chân, mắt cá chân dễ bị tổn thương khi chơi thể thao hay sinh hoạt hàng ngày.
Bong Gan Co Chan 2
  • Do bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng: gây ra tổn thương toàn bộ hệ xương khớp theo thời gian, dẫn đến đau khớp, cứng khớp, khó vận động.
  • Do bệnh huyết học: các bệnh như huyết sắc tố, máu khó đông khiến khớp của bệnh nhận bị ứ máu, sưng đỏ, kéo theo viêm khớp, thoái hóa.
  • Do thoái hóa xương, hoại tử vô mạch: khiến máu vùng cổ chân lưu thông kém, các xương, khớp, sụn cổ chân thường xuyên bị tổn thương.
  • Do các khuyết tật bẩm sinh: chân khè, chân biến dạng khiến các liên kết khớp ở mắt cá chân kém, dễ tổn thương, gây viêm và thoái hóa.
  • Do các nguyên nhân bên ngoài: trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị thoái hóa khớp cổ chân, còn gọi là viêm khớp cổ chân nguyên phát, không rõ nguyên nhân.

Bệnh thoái hóa khớp cổ chân có nguy hiểm không?

Rất nhiều người khi phát hiện bệnh đã rất hoang mang và lo lắng rằng bệnh thoái hóa khớp ở cổ chân có nguy hiểm không. Theo các chuyên gia, nếu bạn phát hiện và điều trị sớm thì có thể hạn chế tối đa nguy cơ gặp biến chứng cũng như giảm thiểu đáng kể các triệu chứng của bệnh.

Mặt khác, tâm lý bỏ mặc, chủ quan và không thăm khám, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho hệ xương khớp. Tình trạng thoái hóa lâu ngày không xử lý kịp thời trước tiên sẽ dẫn đến hiện tượng tràn dịch khớp cổ chân, dịch viêm xuất hiện gây đau nhức, sưng đỏ từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Thêm vào đó, thoái hóa khớp cổ chân cũng là nguyên nhân chính dẫn tới teo cơ, cứng khớp, suy giảm chức năng vận động,… Đây là những vấn đề nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Thậm chí gây biến dạng khớp, thay đổi dáng đi,… 

Cách điều trị bệnh

Hiện nay, chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm thoái hóa khớp cổ chân. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể giảm thiểu các triệu chứng, giảm đau và cải thiện khả năng vận động bằng những cách sau đây:

Điều trị không sử dụng thuốc

Khi cơn đau nhức xuất hiện, việc nên làm là dùng khăn hoặc túi lạnh để chườm lên vùng tổn thương. Sau 15 phút chườm lại một lần bằng nước nóng kết hợp dùng dầu gió xoa bóp nhẹ nhàng giúp các khớp cổ chân nóng lên. Đối với người bị cứng khớp thì nên tập các bài co duỗi khớp mỗi ngày.

Điều trị sử dụng thuốc

Nếu đã áp dụng phương pháp giảm đau và tập luyện đều đặn mà bệnh thoái hóa khớp cổ chân không thuyên giảm thì người bệnh cần thăm khám bác sĩ để được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau như:

– Acetaminophen, thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDS; Advil, Aleve)

– Điều trị tại chỗ bằng kem hoặc gel giảm đau bao gồm NSAID, Lidocain (Aspercreme) và Salicylat.

– Tiêm glucocorticoid giúp giảm đau nhanh chóng và được phép tiêm tối đa 3-4 lần/năm.

Cần lưu rằng các loại thuốc trên cần được bác sĩ kê đơn, không tự ý sử dụng vì cần nắm rõ cơ chế hoạt động để tránh gặp tác dụng phụ.

Phẫu thuật

Nếu cách điều trị bằng thuốc và không dùng thuốc không đạt được hiệu quả, cơn đau vẫn diễn ra nặng nề và khả năng vận động suy giảm, người bệnh thoái hóa khớp cổ chân có thể cần phải được phẫu thuật.

  • Phẫu thuật nội soi: Phương pháp này thực hiện nhanh chóng, ít được áp dụng nhưng vẫn có thể đem lại hiệu quả tốt trong một số trường hợp.
  • Phẫu thuật hợp nhất khớp: Phương pháp giúp giảm đau bằng cách cố định xương ở cổ chân.
  • Phẫu thuật tạo hình khớp: Phương pháp thay thế toàn bộ cổ chân, xương và các sụn không thể phục hồi bằng khớp nhân tạo.

Thực tế, thoái hóa khớp cổ chân là căn bệnh mãn tính gây cảm giác khó chịu nhưng không nguy hiểm tính mạng. Do đó, quyết định mổ là việc cần người bệnh cân nhắc và chỉ áp dụng khi bệnh trở nặng. 

Phương pháp massage, bấm huyệt, châm cứu, dùng thuốc giảm đau sẽ góp phần cải thiện bệnh thoái hóa khớp cổ chân hiệu quả, không cần lo lắng quá trình phục hồi chức năng sau phẫu thuật cũng như tiết kiệm chi phí hơn cho người bệnh. Nếu được chăm sóc đúng cách,  nghỉ ngơi hợp lý, bệnh có thể giảm từng đợt kéo dài vài tuần cho đến vài tháng.

>>> Xem thêm: Máy mát xa chân tích hợp xoa bóp, bấm huyệt, chăm sóc đôi chân khỏe mạnh

Cách phòng tránh bệnh thoái hóa khớp cổ chân

Thoái hóa khớp cổ chân xuất hiện không chỉ ở những người cao tuổi mà có thể gặp ở những người trẻ tuổi. Vì vậy phòng tránh bệnh ngay từ sớm bằng những cách sau là điều được quan tâm hàng đầu.

  • Hạn chế mang vác vật nặng khiến hệ xương khớp phải hoạt động quá sức, đặc biệt là vùng cổ chân phải chịu một áp lực lớn dẫn đến viêm khớp, thoái hóa khớp.
  • Lựa chọn giày, dép vừa vặn với kích thước cổ chân, ôm sát chân giúp nâng đỡ và phòng tránh tổn thương. Bạn cũng cần ngừng sử dụng những loại giày dép có phần đế cứng, kém đàn hồi hoặc đi giày cao gót thường xuyên vì như vậy rất dễ gây tổn thương cho xương khớp.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên với những bộ môn tốt cho hoạt động của xương khớp như đạp xe, đi bộ, bơi lội, yoga, kết hợp với các bài tập trị liệu thoái hóa khớp.

>>> Giải đáp: Người bị bệnh khớp có nên đi bộ hay không?

  • Tăng cường bổ sung canxi, vitamin và khoáng chất thông qua chế độ ăn uống hàng ngày để xương khớp chắc khỏe, phòng tránh nguy cơ loãng xương cũng như thoái hóa. Nếu bạn gặp tình trạng sưng viêm thì có thể bổ sung các thức ăn chứa thành phần giảm viêm, giảm đau như cà chua, cá béo, rau xanh,…
  • Ngâm chân với nước muối ấm kết hợp với massage nhẹ nhàng, xoa bóp bàn chân, cổ chân thường xuyên giúp các khớp linh hoạt hơn. Đặc biệt là đối với người cao tuổi và những người cần di chuyển nhiều nên áp dụng trước khi đi ngủ.
  • Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào cảnh báo mắc bệnh về khớp, bệnh nhân cần nhanh chóng tới bệnh viện để thăm khám và được điều trị đúng cách.
  • Sử dụng các dòng máy massage chân giúp chăm sóc đôi chân luôn khỏe mạnh ngay từ hôm nay.

Có thể thấy rằng thoái hóa khớp cổ chân là loại bệnh thoái hóa xương phổ biến hiện nay và  ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết này của GDV Sport có thể giúp bạn nhận biết và phòng tránh bệnh thoái hóa kịp thời. Hãy thường xuyên thăm khám bệnh định kỳ để nắm rõ tình trạng cơ thể, đồng thời duy trì những thói quen lành mạnh bảo vệ sức khỏe hệ xương khớp nhé.

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)