Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân ngày càng phổ biến và ngày càng trẻ hóa. Bệnh không chỉ gây mất tính thẩm mỹ và còn có những biến khôn lường cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu chi tiết về loại bệnh lý này trong bài viết dưới đây.
>>>> Xem thêm các bài tin tức khác tại đây:
- Đau nhức lòng bàn chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị
- 7 nguyên nhân của bệnh phù nề chân và giải pháp điều trị
- [Cảnh báo] về bệnh lý tê bì chân tay
Xem nhanh nội dung
Tìm hiểu chi tiết về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Suy giãn tĩnh mạch chân được gọi với cái tên khác là suy giãn tĩnh mạch chi dưới, một là chứng bệnh liên quan tới mạch máu. Khi hệ thống tĩnh mạch ở bắp chân và đùi bị rối loạn chức năng trong quá trình đưa máu về tim sẽ xảy ra hiện tượng ứ đọng máu gây biến dạng các mô xung quanh và những cơn đau nhức, phù chân. Nặng hơn, bệnh có tiến triển thành những biến chứng như: loét, chảy máu, giãn lớn, sưng tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch sâu.
Theo khảo sát, tỉ lệ người mắc phải bệnh suy giãn tĩnh mạch chân chiếm khá cao, trong đó phụ nữ chiếm tới 70%. Bệnh lí này tại Việt Nam đang ngày một trẻ hóa, do thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh ở giới trẻ.
Dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ không cảm nhận được triệu chứng rõ rệt nào, ngoài cảm giác mệt mỏi, nặng chân, chuột rút vào buổi đêm …. Điều này khiến nhiều người chủ quan, lơ là, coi như đó là một cơn đau nhức thông thường khi vận động.
Ở giai đoạn sau, các tĩnh mạch chân có hiện tượng phù nè nhẹ. Người mắc sẽ cảm thấy khó khăn khi mang giày dép. Chân cũng xuất hiện các vất chàm, màu da chân tái xanh có gân đỏ. Một số trường hợp tĩnh mạch có thể phồng căn lên và dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường.
Khi bệnh ở giai đoạn nặng hơn, các tĩnh mạch ở chân bắt đầu giãn nở, thâm chí tăng thêm 10mm. Loét cẳng chân có dấu hiệu lan rộng, ban đầu có khả năng tự chữa lành nhưng sau đó khó có thể lành như ban đầu. Nguy hiểm nhất là những vết loét này có thể nhiễm trùng và hoại tử.
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân
Thực tế cho thấy, bệnh suy tĩnh mạch không chỉ xảy ra ở chân, mà nó có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào trên cơ thể. Nhưng chủ yếu rơi vào chi dưới do tĩnh mạch ở đây dài và phức tạp hơn các vùng khác và đôi chân là nơi chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể. Bản chất của việc suy giãn tĩnh mạch là do chức năng của van tĩnh mạch ngoại biên bị tổn thương. Một số nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là:
Do tuổi tác: Ở người cao tuổi, quá trình lão hóa tự nhiên kéo theo sự suy giảm các chức năng của hệ cơ quan và tĩnh mạch. Vì vậy, khi bệnh này xảy ra ở độ tuổi người già như loét cẳng chân thì khó lành hơn với đối tượng trẻ tuổi.
Tư thế hoạt động: Với những người có đặc thù công việc phải đứng liên tục trong thời gian dài, dù làm việc hay không làm gì thì máu bị dồn nén xuống chân là không hề tốt cho sức khỏe. Các tĩnh mạch liên tục phải chịu áp lực lớn sẽ dẫn tới van bị tổn thương.
Do giới tính: Tỉ lệ nữ giới mắc phải bệnh cao hơn nam giới do chịu ảnh hưởng của nội tiết tố. Đối với những chị e đi giày cao gót thường xuyên, đứng nhiều khi làm việc hay phụ nữ có thai thường đột ngột suy giãn tĩnh mạch. Bởi thời kì này hoocmon estrogen ở mức cao, cơ thể có nhiều biến động.
Do thừa cân, béo phì: Cân nặng quá tải khiến cho đôi chân và khung xương phải chịu áp tải cực kỳ lớn dẫn tới bệnh suy giãn tĩnh mạch chân và các bệnh lý liên quan.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?
Về bản chất, bệnh lý suy giãn tĩnh mạch ở chân không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng gây mất thẩm mỹ và bất tiện khi sinh hoạt. Tuy nhiên nếu bệnh nặng thêm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như: máu đông, chảy máu, viêm loét.
Máu đông hình thành do suy giãn tĩnh mạch quá mức nếu không được xử lý kịp thời có thể khiến cục máu này chảy ngược lên phổi, làm tắc nghẽn mạch phổi, gây khó thở.
Chảy máu xảy ra khi tĩnh mạch vỡ, bởi khi giãn và phồng quá mức, chỉ cần tác động nhẹ cũng có thể khiến tĩnh mạch bị vỡ. Để ngăn ngừa các biến chứng do suy giãn tĩnh mạch chân gây ra, cần phải đi thăm khám và điều trị khi có dấu hiện bệnh để có phác đồ điều trị kịp thời.
Ngoài ra, những lời khuyên dành việc điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là bạn nên hình thành một chế độ sinh hoạt điều độ hợp lí để cải thiện và phòng tránh hậu quả của bệnh.
- Tập thể dục thường xuyên và nhẹ nhàng. Vận động giúp cơ bắp chân chắc khỏe hơn.
- Massage cho đôi chân vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để giúp tăng cường sự lưu thông máu ở chân, chống tắc nghẽn mạch máu, hạn chế tê cứng và hình thành cục máu đông.
- Có thể sử dụng thiết bị chăm sóc chân hiện đại như máy matxa chân, gối massage đa năng hoặc ghế matxa toàn thân để chăm sóc đôi chân khỏe đẹp nhất. Với hệ thống con lăn matxa chuyên sâu kết hợp với nhiệt hồng ngoại giúp cho đôi chân được chăm sóc toàn diện từ lòng bàn chân tới cơ bắp chân, đánh tan đau nhức mệt mỏi, đồng thời giúp đôi chân săn chắc, khỏe mạnh hơn, phòng ngừa các bệnh lí về xương khớp chân.
Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để phòng tránh bệnh suy giãn tĩnh mạch chân và bảo vệ sức khỏe toàn diện nhất.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn