Trầm cảm sau sinh là một căn bệnh ngày càng phổ biến bởi sau sinh, chị em phụ nữ thường phải đối mặt với tình trạng thay đổi tâm ký, khó kiểm soát được cảm xúc của mình. Nhiều khi, các mẹ sau sinh cũng không biết rằng mình đang gặp chứng trầm cảm sau sinh, nên loay hoay, bế tắc, rơi vào trạng thái tâm lý khủng hoảng. Trầm cảm sau sinh gây ra những hậu quả nặng nề về mặt tâm lý, sức khỏe cho chị em phụ nữ.
Xem nhanh nội dung
Trầm cảm sau sinh là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất, chứng trầm cảm sau sinh dùng để chỉ trạng thái tâm lý mệt mỏi, bồn chồn, lo âu, chán nản, thậm chí là bế tắc, tuyệt vọng trong suy nghĩ, tư tưởng của chị em phụ nữ sau khi sinh em bé. Mức độ của trầm cảm sau sinh ở từng người là khác nhau. Có người đang ở mức độ trầm cảm nhẹ, có người nặng,…nhưng có nhiều cách để phòng tránh, cải thiện và điều trị được tình trạng bệnh này.
Nguyên nhân trầm cảm sau sinh
Tại sao phụ nữ sau sinh hay bị trầm cảm? Do đây là một chứng bệnh liên quan tới tâm lý, nên rất khó xác định rõ nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm sau sinh. Mỗi chị em phụ nữ lại có những biểu hiện tâm lý khác nhau. Dấu hiệu của trầm cảm sau sinh được thể hiện ở các khía cạnh tâm lý, thể trạng sức khỏe, tâm tư, tình cảm.
Theo các nghiên cứu thực tế được tổng hợp, 5 nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm sau sinh như sau:
- Sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể: Sau khi sinh, nồng độ estrogen và progesterone giảm đột ngột. Đây chính là hai yếu tố quyết định đến tình trạng tâm sinh lý của chị em phụ nữ, dẫn đến các triệu chứng của trầm cảm sau sinh. Giống như trạng thái căng thẳng, lo âu do sự thay đổi hormone trước mỗi kỳ kinh nguyệt.
- Mệt mỏi, căng thẳng kéo dài: Đa phần chị em phụ nữ thường cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi vì mất khá nhiều sức lực sau khi sinh con cộng với việc phải chăm sóc con, họ cần thời gian để hồi phục lại sức khỏe và thể trạng cơ thể. Nhiều phụ nữ sinh con theo hình thức sinh mổ, phải mất thời gian hồi phục sức khỏe lâu hơn.
- Yếu tố khách quan xung quanh: Người phụ nữ sau sinh đều rất cần sự quan tâm và chia sẻ từ những người thân xung quanh. Nếu họ thiếu sự quan tâm rất dễ có suy nghĩ tiêu cực và chán nản. Hoặc các thay đổi từ môi trường sống, tác động từ gia đình, người thân mâu thuẫn,… cũng khiến tâm lý chị em sau sinh bị ảnh hưởng, dẫn đến trầm cảm.
- Có tiền sử trầm cảm: Với những người phụ nữ đã mắc chứng trầm cảm từ trước khi sinh hoặc trong thai kỳ thì nguy cơ trầm cảm sau sinh rất cao.
- Thay đổi cảm xúc, tâm trạng: Việc mang thai là một vấn đề lớn đối với mỗi chị em phụ nữ. Họ cần có thời gian thích nghi và làm quen với sự thay đổi trong cơ thể khi mang thai. Tình trạng sức khỏe của các bé gặp vấn đề cũng ảnh hưởng đến tâm lý lo âu, sợ hãi và áp lực lên chị em phụ nữ.
Dấu hiệu trầm cảm sau sinh
Để kịp thời phát hiện và có cách chữa trị hiệu quả nhất, chị em cần nhận biết rõ những dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh như sau:
- Buồn vô cớ, buồn ngay cả khi không có tác nhân nào tác động trực tiếp, cảm thấy tuyệt vọng, trống rỗng.
- Hay khóc, đôi khi tự nhiên khóc, không biết tại sao mình khóc.
- Không kiểm soát được cảm xúc, bồn chồn, lo âu, cáu gắt với mọi thứ xung quanh.
- Hay có tâm trạng lo lắng, sợ hãi.
- Không ngủ được, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
- Thường giận dữ vô cớ, không kiểm soát được hành động của bản thân.
- Bỏ bê bản thân, không quan tâm tới các sở thích trước đây của bản thân.
- Chán ăn, ăn quá ít hoặc ăn quá nhiều.
- Không muốn tiếp xúc hay giao tiếp với mọi người, xa lánh người thân, bạn bè, không muốn gần con.
- Cơ thể mệt mỏi, đau nhức, đau đầu, suy nhược.
- Có suy nghĩ tiêu cực làm hại bản thân và con.
Trên đây là những biểu hiện trầm cảm sau sinh, chị em nên lưu ý!
Cách chữa bệnh trầm cảm sau sinh
Nếu phát hiện sớm các triệu chứng trầm cảm sau sinh, việc điều trị trầm cảm sau sinh sẽ dễ dàng hơn. Một số phương pháp chữa trị được các chuyên gia tư vấn như:
Tư vấn tâm lý
Việc điều trị tâm lý là quan trọng và cần thiết đối với chị em sau sinh. Chị em nên gặp và trao đổi suy nghĩ của mình với các bác sĩ tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa. Khi đó bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp trị liệu để giúp người bệnh nhận ra những thay đổi về tâm lý và cảm xúc của bản thân. Từ đó giúp chị em phụ nữ nhận thức rõ hành vi của mình và từ từ thay đổi cũng như tương tác, tâm sự với mọi người xung quanh nhiều hơn.
Điều trị bằng thuốc
Với những người bị trầm cảm nặng không thể điều trị bằng phương pháp tâm lý thì hãy đến gặp bác sĩ sớm để có cách chữa trị kịp thời. Bác sĩ sẽ chuẩn đoán đúng tình trạng bệnh và đưa ra những toa thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm.
Loại thuốc này có tác dụng trong việc cân bằng và điều chỉnh tâm trạng, ức chế lên não bộ. Chị em phụ nữ không được tự ý sử dụng thuốc trầm cảm và không có sự chỉ định hay giám sát từ bác sĩ. Nếu gặp vấn đề về tác dụng phụ hay sử dụng thuốc không hiệu quả thì nên nhờ bác sĩ tư vấn để thay đổi liều dùng hoặc đổi thuốc.
Chia sẻ với người thân
Những người xung quanh có vai trò quan trong giúp chị em phụ nữ cảm thấy được an ủi, giúp đỡ, bớt suy nghĩ tiêu cực.
Tự bản thân phải thay đổi
Người mẹ tự ý thức được sự kiên trì và nhẫn nại của bản thân. Hãy thả lỏng cơ thể, bớt suy nghĩ tiêu cực, quan sát sự thay đổi từ bên ngoài lẫn thể trạng bên trọng để kịp thời chữa trị. Ngoài ra, trước khi làm mẹ, bạn nên chuẩn bị sẵn tâm lý tiếp xúc với trẻ nhỏ trước khi quyết định mang thai để hạn chế trầm cảm sau sinh.
Phòng tránh trầm cảm sau sinh
Việc phòng tránh bệnh trầm cảm sau khi sinh rất cần thiết, tránh gây những hậu quả đáng tiếc sau này. Bằng cách:
Rèn luyện thể thao: Chị em sau sinh hãy chăm sóc sức khỏe và nâng cao thể trạng sức khỏe bằng cách lập kế hoạch tập thể dục: đi bộ, yoga,..,giúp tăng nồng độ serotonin, bớt lo âu và căng thẳng.
Bổ sung dưỡng chất: Tăng cường nạp thêm các loại rau xanh như: rau ngót, súp lơ,..và các loại trái cây giàu vitamin C,..kết hợp uống nhiều nước.
Thư giãn bản thân bằng máy massage: Việc thả lỏng và thư giãn bản thân là yếu tố quan trọng giúp chị em tự ổn định cảm xúc, giữ tâm trạng luôn thoải mái và tích cực. Các thiết bị máy massage, đệm massage với các bài tập xoa bóp, đấm, vỗ, tác động nhẹ nhàng tới các vị trí huyệt đạo, kích thích máu huyết lưu thông, tăng cường quá trình trao đổi chất. Từ đó, chị em sau sinh sẽ có giấc ngủ ngon hơn, tinh thần thư thái và suy nghĩ tích cực hơn.
Ngoài ra, chị em nên nghỉ ngơi điều độ, chia sẻ suy nghĩ, tâm tư với mọi người xung quanh để nhận được lời khuyên và tư vấn tích cực.
Trầm cảm sau sinh là triệu chứng thường gặp ở chị em phụ nữ. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng tới chính bản thân chị em phụ nữ mà còn tới con cái, gia đình. Chính vì vậy, chị em phụ nữ cần chuẩn bị tâm lý, thể trạng sức khỏe thật tốt trong quá trình trước mang thai và sau khi sinh con. Hãy luôn giữ cho mình một tâm trạng thoải mái và suy nghĩ tích cực nhé!
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn