Ngày nay ung thư khoang miệng được xem là một trong những căn bệnh ác tính. Bệnh này xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng và có triệu chứng giống như các bệnh lý viêm nhiễm thông thường. Do đó, có rất nhiều người đi khám khi bệnh đã ở giai đoạn quá muộn. Vì thế, bạn nên tự trang bị cho mình những thông tin cần thiết về căn bệnh này để kịp thời điều trị. Cùng tìm hiểu những dấu hiệu, nguyên nhân của bệnh lý ung thư khoang miệng trong bài viết dưới đây nhé.

Ung thư khoang miệng là gì?

Ung thư khoang miệng được biết đến là bệnh lý phát sinh do có sự biến đổi bất thường của niêm mạc phủ toàn bộ khoang miệng. Bệnh lý này bao gồm cả ung thư môi (gồm môi trên, môi dưới, mép), lợi (lợi hàm dưới, hàm trên), khẩu cái cứng, lưỡi, sàn miệng, khe liên hàm, niêm mạc má.

Ung thư khoang miệng đang là vấn đề được nhiều người quan tâm

Ung thư khoang miệng hiện nay đang là vấn đề được quan tâm toàn cầu với tỷ lệ tử vong ngày càng cao. Đây cũng là một trong 10 bệnh lý ung thư phổ biến nhất trên thế giời. Hiện nay có đến khoảng 53% bệnh nhân có biểu hiện lan tràn, hoặc đã di căn xa cho đến thời điểm chẩn đoán. Thông thường bệnh lý này sẽ gặp ở những người trong độ tuổi từ 50-70 tuổi và tỷ lệ nam/nữ đạt 2,5/1.

Xem thêm: Ung thư đại trực tràng: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị 

Nguyên nhân ung thư khoang miệng

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây ung thư khoang miệng chưa được xác định rõ. Thế nhưng thực tế có rất nhiều yếu tố tiềm ẩn khác là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Cụ thể như:

Dinh dưỡng: 

Cơ thể thiếu hụt dưỡng chất vitamin A hoặc tiền vitamin A là ß-caroten cũng sẽ có nguy cơ cao gây ung thư biểu mô khoang miệng.

Thói quen sống không lành mạnh:

Thuốc lá là một trong những yếu tố liên quan đến bệnh về khoang miệng
  • Thuốc lá: Việc hút thuốc lá có liên quan đến các ung thư ở khoang miệng. Mọi hình thức sử dụng thuốc lá đều có thể gây ung thư.
  • Rượu: Thường xuyên uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ ung thư khoang miệng cao hơn nhiều lần so với những người khác. Nếu chỉ uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên đến 2-3 lần, nhưng vừa uống rượu vừa hút thuốc sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư khoang miệng lên gấp khoảng 15 lần.
  • Thói quen ăn trầu, răng lệch lạc, vệ sinh răng miệng kém,… cũng gây nên những tổn thương cơ học trong khoang miệng và tạo điều kiện thuận lợi cho ung thư phát triển.

Do bệnh tật:

  • Nhiễm virus Herpes, HPV (Human Papilloma Virus), nhiễm hội chứng Xeroderma pigmentosum, thiếu máu, hội chứng Fanconi…; cũng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh
  • Các tổn thương tiền ung thư khác trong khoang miệng như: hồng sản, viêm nấm candida quá sản mãn tính, bạch sản hay các vết loét do sang chấn liên tục kéo dài,…

Dấu hiệu ung thư khoang miệng

Những dấu hiệu của ung thư khoang miệng thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu và sẽ có thể nhầm lẫn với những triệu chứng bệnh lành tính khác. Những triệu chứng điển hình của ung thư khoang miệng gồm:

  • Xuất hiện vết loét ở miệng, những vết loét này sẽ rất lâu lành, thậm chí là có thể kéo dài nhiều tuần mà không khỏi. Những vết loét trong khoang miệng này sẽ khiến người bệnh khó ăn và khó nói chuyện. 
  • Xuất hiện những vết đỏ, đốm trắng trong khoang miệng: Những vết này thường sẽ xuất hiện ở trên lưỡi, vòm họng. Bên cạnh đó, người bệnh còn bị tình trạng hôi miệng. 
Đau nhức, xuất hiện cục u hoặc mảng dày trong miệng, môi, cổ họng là dấu hiệu của ung thư khoang miệng
  • Tất cả những cử động miệng của bệnh nhân như nói, nuốt, nhai thức ăn, di chuyển lưỡi, hàm,… đều sẽ rất khó để thực hiện.
  • Người bệnh có thể thấy rõ một số bất thường ở thanh quản hoặc ở cổ họng, chẳng hạn như đau họng kéo dài, suy giảm thính lực, chóng mặt, khàn giọng, thay đổi giọng nói,…
  • Khi những khối u to lên, xương hàm của người bệnh cũng sẽ sưng to và lệch. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ còn phải đối mặt với tình trạng lung lay răng, thậm chí là bị gãy răng. 
  • Da niêm mạc miệng có màu nhợt nhạt hoặc có màu đen. 
  • Xuất hiện cảm giác bất thường trên vùng mặt miệng như mất cảm giác, tê và đau mà không tìm ra được nguyên nhân.

Chẩn đoán ung thư khoang miệng bằng phương pháp nào?

Để chẩn đoán ung thư khoang miệng, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm bao gồm:

  • Sinh thiết phần tổn thương đang nghi ngờ.
  • Khám tai mũi họng.
Sờ nắn hệ thống hạch để giúp chẩn đoán chính xác tình trạng của ung thư
  • Sờ nắn hệ thống hạch.
  • Chụp X-quang.
  • Chụp cắt lớp/cộng hưởng từ.
  • Khám tổng quát.

Điều trị ung thư khoang miệng như thế nào?

Điều trị ung thư khoang miệng gồm điều trị tại khối u nguyên phát và hệ thống hạch cổ. Tùy theo từng trường hợp khác nhau mà bác sĩ có thể chỉ định những phương pháp như:

  • Phẫu thuật: Thường sẽ chỉ định với những bệnh nhân giai đoạn sớm, khu trú vùng khoang miệng và chưa di căn đến những vùng xa khác. Phẫu thuật loại bỏ u, hạch cổ và có thể kết hợp với tạo hình.
  • Xạ trị: Thường được áp dụng khi bệnh đã ở giai đoạn muộn và không thể thực hiện các biện pháp phẫu thuật, hoặc thường để bổ trợ sau phẫu thuật nhằm giúp hạn chế bệnh tái phát.
  • Hóa trị: Chỉ định hóa chất trước phẫu thuật để nhằm mục đích giảm thể tích khối u cũng như phần hạch cổ.

Bị bệnh ung thư khoang miệng khả năng sống được bao lâu?

Ung thư khoang miệng sống được bao lâu là băn khoăn của rất nhiều người hiện nay bởi ung thư có thể lây lan cực nhanh. Do đó việc phát hiện sớm là yếu tố rất quan trọng. Khám ung thư khoang miệng có thể phát hiện được sớm các dấu hiệu của ung thư, đồng thời xác định được chính xác bạn đang ở tình trạng nào để có kết luận chính xác nhất. Theo chuyên gia, tỷ lệ sống 5 năm của bệnh:

  • Giai đoạn đầu: Khả năng sống thêm 5 năm sẽ là 83%, tuy nhiên có rất ít người phát hiện sớm ở giai đoạn này.
  • Giai đoạn 2: Tỷ lệ kéo dài khả năng sống sau 5 năm là 70%.
  • Giai đoạn 3: Tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn khoảng 64%.
  • Giai đoạn 4: Tỷ lệ lúc này đạt khoảng 34%, việc áp dụng điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Phương pháp phòng ngừa ung thư khoang miệng cần biết

Có nhiều nguyên nhân gây ra ung thư khoang miệng, do đó việc ngăn chặn những yếu tố này ngay từ đầu sẽ giúp giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh, cụ thể như:

  • Hạn chế tiếp xúc với UV: Những tia UV từ ánh nắng mặt trời có thể khiến môi của bạn tổn thương nặng nề hơn. Vì vậy hãy sử dụng những loại mũ có vành rộng cũng như kết hợp cùng với việc đeo khẩu trang và bôi kem chống nắng …
  • Phòng ngừa bằng thuốc: Sử dụng thuốc, vitamin cùng các chất khác để trì hoãn hoặc ngăn ngừa sự phát triển của ung thư.
  • Ngưng dùng thuốc lá hoặc không dùng: Việc sử dụng thuốc lá dù ở bất cứ dạng nào cũng đều sẽ khiến cho các tế bào trong khoang miệng tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm gây ung thư.
Không hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia là cách để phòng ngừa ung thư khoang miệng
  • Hạn chế uống rượu: Sử dụng rượu quá mức có thể gây kích ứng tế bào ung thư trong khoang miệng và dễ gây bệnh.
  • Tự kiểm tra: Sử dụng đèn sáng cùng gương soi để cảm nhận môi và mặt trước của nướu, ngửa đầu và xem xét kĩ vòm miệng. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường thì hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Hạn chế nhai trầu và luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Thực hiện tiêm phòng HPV ở cả phụ nữ và nam giới, thực hiện quan hệ tình dục một cách an toàn.
  • Điều trị dứt điểm những tổn thương tiền ung thư để tránh tình trạng phát sinh những yếu tố gây ung thư.
  • Thăm khám định kỳ.

Ung thư khoang miệng là căn bệnh gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh và rẩt khó để có thể phát hiện sớm. Chính vì thế bạn nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ để có được một cơ thể khỏe mạnh và một cuộc sống như ý.

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)