Viêm hậu môn là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Các biểu hiện của bệnh có thể chỉ xảy ra trong thời gian ngắn hoặc sẽ có diễn tiến cấp tính hay mạn tính. Trong bài viết này, GDV Sport sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân cùng các biện pháp chẩn đoán và điều trị viêm hậu môn hiệu quả.
Xem thêm: Áp xe hậu môn: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh
Xem nhanh nội dung
Viêm hậu môn là gì?
Viêm hậu môn là tình trạng da xung quanh lỗ hậu môn kích ứng, dẫn đến các triệu chứng đau, rát hoặc ngứa tại vùng hậu môn, đặc biệt là trong lúc đi vệ sinh. Một số trường hợp bệnh nặng, người bệnh còn có thể xuất hiện tình trạng máu lẫn trong phân.
Đây là một bệnh thuộc sức khỏe tiêu hóa, thường đến từ tình trạng rối loạn tiêu hóa. Viêm hậu môn xảy ra khi niêm mạc ống hậu môn viêm nhiễm. Do triệu chứng tương đồng, viêm hậu môn thường bị nhầm lẫn với bệnh trĩ. Tuy nhiên, đây là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau. Theo dịch tễ học, viêm hậu môn sẽ có liên quan lớn đến chế độ ăn uống. Những thực phẩm có tính acid cao như cà phê, thực phẩm cay nóng sẽ kích thích.
Triệu chứng của viêm hậu môn
Viêm hậu môn được nhận diện dựa vào những triệu chứng lâm sàng xung quanh khu vực hậu môn cùng các biểu hiện bất thường trong quá trình vệ sinh của người bệnh. Một số triệu chứng của bệnh viêm hậu môn gồm:
- Cảm giác mót thường xuyên hoặc đi liên tục dù không có nhu cầu
- Trực tràng có biểu hiện đau rát, chảy máu hoặc xuất hiện chất nhầy
- Đau ở vùng trái của bụng kèm theo cảm giác đầy ở trực tràng
- Tiêu chảy
- Cảm giác đau mỗi khi đi vệ sinh
- Viêm ngứa hậu môn cũng là biểu hiện đặc trưng của bệnh
Nguyên nhân gây bệnh viêm hậu môn
Bệnh viêm nhiễm hậu môn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và đa phần từ nguyên nhân bên trong mà người bệnh khó có thể phát hiện được, cụ thể như:
- Viêm đường ruột: khoảng 30% người mắc viêm ruột (bệnh Crohn/viêm loét đại tràng) bị viêm hậu môn.
- Do quan hệ tình dục: Những người thường xuyên quan hệ tình dục thông qua đường hậu môn sẽ dễ gây viêm nhiễm do mắc phải những bệnh như: bệnh herpes sinh dục và chlamydia, lậu, bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục,…
- Trị xạ ung thư: Việc xạ trị trực tràng, tuyến tiền liệt gây ra viêm niêm mạc trực tràng do bức xạ. Bệnh sẽ diễn ra khi bắt đầu thời kỳ trị xạ hoặc sau nhiều năm điều trị bằng việc trị xạ.
- Dùng kháng sinh: Những người dùng thuốc kháng sinh với mục đích điều trị nhiễm trùng sẽ giết chết vi khuẩn có lợi trong ruột và làm cho vi khuẩn có hại Clostridium difficile phát triển tại trực tràng và gây ra viêm hậu môn.
- Phẫu thuật ruột kết: Những ai trải qua phẫu thuật ruột kết sẽ làm chệch hướng trực tràng và gây ra viêm nhiễm hậu môn.
- Dùng thực phẩm protein gây viêm: Điều này có thể xảy ra ở những trẻ uống sữa bò hoặc sữa có nguồn gốc từ đậu nành hay sữa từ mẹ (khi mẹ ăn các chế phẩm từ sữa).
- Bạch cầu ái toan: Khi tế bào bạch cầu ái toan tích lũy trong niêm mạch trực tràng, nó cũng sẽ gây viêm nhiễm hậu hôn (tình trạng này chỉ ảnh hưởng đến trẻ dưới 2 tuổi).
Những đối tượng có nguy cơ bị mắc bệnh viêm hậu môn
Bất cứ ai cũng đều có thể có nguy cơ bị viêm hậu môn vì bệnh có thể xảy ra với bất cứ đối tượng thuộc mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ viêm hậu môn cao hơn cả bao gồm:
- Những người quan hệ tình dục không lành mạnh thông qua đường hậu môn, quan hệ với người bị viêm nhiễm hay quan hệ tình dục với người lạ mà không sử dụng bao cao su.
- Người sinh hoạt không đúng giờ giấc, thường xuyên phải nhịn đi đại tiện hoặc công việc phải ngồi quá lâu trong một tư thế nhất định.
- Người bị bệnh viêm loét đại tràng, người mắc Crohn, viêm đường ruột.
- Người phải trải qua xạ trị ung thư gần trực tràng như tuyến tiền liệt hoặc buồng trứng.
- Những người ăn uống không khoa học, uống ít nước, không ăn nhiều rau xanh, trái cây, thường xuyên ăn đồ cay nóng và sử dụng các chất kích thích.
- Sử dụng thuốc kháng sinh quá liều không theo chỉ định của bác sĩ kê đơn.
Cách chẩn đoán bệnh viêm hậu môn
Các kỹ thuật thường được sử dụng để giúp chẩn đoán bệnh viêm hậu môn gồm:
- Xét nghiệm máu: Giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng hoặc mất máu.
- Xét nghiệm phân: Giúp xác định chính xác nguyên nhân viêm hậu môn là do vi khuẩn nào gây nên.
- Nội soi phần cuối của ruột già: Trong quá trình nội soi đại tràng sigma linh hoạt, bác sĩ sẽ sử dụng một thanh mảnh, linh hoạt và có thắp sáng để kiểm tra vùng sigma, phần cuối của ruột già gồm cả ruột già. Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ mấy mẫu bệnh phẩm (sinh thiết) để phân tích trong phòng thí nghiệm.
- Nội soi toàn bộ đại tràng: Kỹ thuật này cũng tương tự như đối với nội soi vùng sigma nhưng sẽ kết hợp với cả phần ruột già.
- Kiểm tra các bệnh lây truyền thông qua đường tình dục từ mẫu dịch tiết trực tràng hoặc từ ống dẫn nước tiểu từ bàng quang (niệu đạo).
Trong trường hợp nếu nguyên nhân gây viêm hậu môn là nhiễm trùng thông qua đường tình dục, bác sĩ sẽ chàn tăm nhỏ vào cuối niệu đạo hoặc hậu môn để có thể lấy mẫu. Sau đó, kiểm tra lượng vi khuẩn hoặc sinh vật gây bệnh. Các kết quả xét nghiệm chẩn đoán này sẽ có thể sử dụng để đưa ra cách điều trị hiệu quả nhất đối với từng bệnh nhân khác nhau.
Viêm hậu môn có nguy hiểm không?
Theo bác sĩ, khi người lớn hay trẻ nhỏ bị viêm hậu môn thì không nên tự ý mua thuốc uống viêm hậu môn về chữa trị tại nhà bởi việc điều trị sai cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như:
- Mất máu nhiều khi đi đại tiện gây thiếu máu.
- Viêm loét hậu môn kéo dài có thể lây lan sang các vùng khác và gây nhiều biến chứng phức tạp, nguy hiểm nhất là bị nhiễm bệnh lý ung thư hậu môn – trực tràng.
- Bên cạnh đó, viêm hậu môn gây ngứa hậu môn còn khiến người bệnh luôn có cảm giác khó chịu. Từ đó làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Phương pháp chữa trị viêm hậu môn
Các biện pháp điều trị viêm hậu môn sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ của bệnh và giai đoạn tiến triển của bệnh.
Chữa viêm hậu môn do nhiễm trùng
Trong trường hợp nhiễm trùng ống hậu môn, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng những loại thuốc như:
- Thuốc kháng sinh: Sử dụng với người viêm loét ống hậu môn do nhiễm vi khuẩn, chẳng hạn như doxycycline (Periostat, Vibramycin);
- Sử dụng thuốc kháng virus: Sử dụng với viêm do nhiễm virus, chẳng hạn như virus herpes thông qua đường tình dục. Lúc này bác sĩ sẽ kê toa một loại thuốc kháng virus như acyclovir (Sitavig, Zovirax).
Điều trị viêm hậu môn do xạ trị
Những trường hợp bị viêm nhẹ do bức xạ có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm gây đau dữ dội kèm theo chảy máu thì cần gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị dứt điểm:
- Dùng thuốc kiểm soát tình trạng viêm và chảy máu: dạng thuốc viên, thuốc đạn hoặc có thể thuốc xổ gồm: mesalamine (Tidocol, Canasa), sucralfat (CARAFATE), sulfasalazine (Azulfidine) và metronidazole (Flagyl).
- Thuốc làm mềm và giãn nở phân: Những loại thuốc này sẽ giúp tống các chướng ngại vật trong ruột ra bên ngoài.
- Thuốc điều trị tiêu diệt các mô hư hỏng: Cải thiện các triệu chứng viêm hậu môn bằng cách tiêu diệt những mô bất thường bằng cách đốt điện hoặc dùng các biện pháp điều trị khác.
Chữa viêm hậu môn do bệnh viêm ruột
Trong trường hợp viêm do bệnh viêm ruột thì sẽ chủ yếu sử dụng thuốc để kiểm soát tình trạng viêm trực tràng. Hoặc cũng có thể phẫu thuật để loại bỏ phần hư hỏng của đường tiêu hoá nếu như thuốc không làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Cách phòng ngừa bệnh viêm nhiễm hậu môn
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm hậu môn là câu hỏi của rất nhiều người hiện nay, sau đây là một số cách để tránh mắc phải căn bệnh này:
- Không nên uống nhiều trà,cà phê vì sẽ dễ gây ra táo bón lâu ngày.
- Cần hạn chế để hậu môn tiếp xúc với môi trường có chứa vi khuẩn gây bệnh
- Chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau xanh, rau củ, hoa quả để bổ sung thêm lượng chất xơ và vitamin cho cơ thể.
- Thực hiện hoạt động thể chất thường xuyên, chơi thể thao để tăng cường sự linh hoạt của cơ thể.
- Những người mắc các bệnh lý nội tiêu đường cần kiểm soát tốt đường huyết để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng nặng.
- Không được lạm dụng dùng thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh, chỉ sử dụng thuốc khi đã được bác sĩ hướng dẫn.
- Không quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
- Quản lý thời gian nghỉ ngơi, sinh hoạt để giảm thiểu căng thẳng và tránh thức khuya.
Khi có dấu hiệu viêm hậu môn, tốt nhất người bệnh nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám thay vì tự điều trị viêm hậu môn tại nhà. Việc sử dụng thuốc bừa bãi khi chưa có chỉ định của bác sĩ không những không làm thuyên giảm bệnh mà sẽ còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, gây khó khăn cho việc điều trị.
Như vậy bài viết trên đây đã chia sẻ những kiến thức tổng quan về bệnh viêm hậu môn. Hi vọng rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích để từ đó giúp bạn đọc có được biện pháp điều trị kịp thời, cũng như cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn