Viêm khớp liên cầu vốn là bệnh lý về xương khớp khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, lại có rất ít người hiểu rõ về căn bệnh này. Do đó, nếu bạn đang muốn tìm hiểu thông = tin về bệnh lý xương khớp trên, hãy theo dõi những chia sẻ hữu ích dưới đây để nắm rõ được nguyên nhân, triệu chứng cùng cách điều trị hiệu quả nhất.
Xem thêm: Viêm khớp ngón chân: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Xem nhanh nội dung
Viêm khớp liên cầu là gì?
Viêm khớp liên cầu là một loại bệnh lý về xương khớp do vi khuẩn liên cầu (có tên khoa học là Streptococcus. sp) gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở người bị chấn thương nặng hoặc đang bị nhiễm trùng các khớp.
Viêm khớp liên cầu thường xuất hiện kèm với một số nhiễm khuẩn khác như tụ cầu vàng, lậu cầu,…. Nhưng nếu phát hiện sớm và được điều trị theo đúng phác đồ thì tình trạng này sẽ nhanh chóng được chữa khỏi bệnh. Số ca mắc bệnh này không cao nhưng tỷ lệ bệnh nhân có tiến triển nặng và có thêm các biến chứng phức tạp là khá cao.
Nguyên nhân gây ra viêm khớp liên cầu
Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh đó là do liên cầu khuẩn thường ở họng và da, ở trạng thái bình thường không gây bệnh. Viêm khớp liên cầu mắc phải khi có những tổn thương trong cơ thể sẽ do một số yếu tố tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm khởi phát bệnh như:
- Bị chấn thương nặng ở khớp trong thời gian dài hoặc bị rách hở bao khớp tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển mạnh.
- Có các ổ nhiễm khuẩn bên cạnh khớp như viêm xương, viêm đường tiết niệu, viêm gân cơ, mụn nhọt,…. Đây được xem là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp khiến cho vi khuẩn liên cầu phát triển.
- Thực hiện các thủ thuật xâm lấn không đảm bảo đúng kỹ thuật và vô trùng như: Chọc dò dịch khớp, tiêm khớp, châm cứu,…
- Do bị nhiễm trùng tại một số các cơ quan trong cơ thể và gây ra biến chứng nhiễm trùng lên xương khớp.
- Bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc có sức đề kháng kém do các bệnh lý khác gây nên như: HIV/AIDS hay bệnh lupus ban đỏ,…
Những triệu chứng của viêm khớp liên cầu
Bệnh thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh chóng. Do đó, bệnh không chỉ gây triệu chứng tại vùng khớp tổn thương mà sẽ còn xuất hiện ở toàn thân. Cụ thể như:
Triệu chứng tại chỗ
- Ổ khớp bị viêm sẽ có biểu hiện sưng đau, nóng đỏ rõ rệt.
- Đau từng đợt hoặc đau kéo dài.
- Mức độ đau sẽ tăng lên khi bệnh nhân cử động hoặc mỗi khi đi lại.
- Tràn dịch ổ khớp viêm, mưng mủ tại những vị trí viêm.
Triệu chứng toàn cơ thể
- Cơ thể uể oải, mệt mỏi và có cảm giác khó chịu.
- Quá trình vận động trở nên khó khăn, bất tiện. Cảm giác đau mỏi ngay cả khi có những động tác vận động nhẹ nhàng.
- Chán ăn, ăn kém, cơ thể gầy yếu và có xu hướng sụt cân.
- Sốt cao từ 39 – 40 độ C.
- Môi khô, lưỡi bẩn, miệng nứt nẻ, hụt hơi có có cảm giác thở khó.
Ngoài ra, một vài trường hợp người bệnh còn nổi hạch xung quanh vùng khớp. Một số khác thì xuất hiện những tổn thương trên da như: hăm kẽ, chốc mép,… Tuy nhiên, những biểu hiện này thường sẽ không phổ biến và rất hiếm gặp.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp liên cầu
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Khi xuất hiện một số dấu hiệu của bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cũng như chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác được bệnh như:
- Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về tình trạng bệnh hiện tại, thời gian xuất hiện triệu chứng rồi sau đó, dựa vào quan sát thông thường để kiểm tra vùng bị viêm đau và chẩn đoán bước đầu.
- Xét nghiệm: Qua bước đầu thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số các xét nghiệm vi sinh để có thể xác định chính xác có phải vi khuẩn liên cầu gây viêm hay không. Một số xét nghiệm mà bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện đó là: cấy máu, xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch khớp,…
- Chẩn đoán bằng hình ảnh: Thông qua hình thức chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI,… để giúp bác sĩ kết luận về mức độ tổn thương cũng như vị trí chính xác của các ổ khớp bị viêm. Sử dụng phương pháp chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp phân biệt được rõ ràng viêm khớp liên cầu với những bệnh lý về xương khớp khác.
Phương pháp điều trị bệnh
Điều trị nội khoa
Viêm khớp liên cầu là do liên cầu khuẩn gây ra nên sẽ cần phải sử dụng kháng sinh để điều trị. Ban đầu người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch theo kinh nghiệm của bác sĩ để giúp ích cho quá trình điều trị. Sau khi có kết quả cấy máu, tùy thuộc vào kháng sinh đồ của từng loại vi khuẩn, khả năng kháng thuốc cũng như mức độ bệnh mà thời gian và loại kháng sinh sẽ được sử dụng có thể khác nhau.
Bên cạnh thuốc kháng sinh, bạn cũng sẽ có thể sử dụng phối hợp thêm Paracetamol hoặc thuốc chống viêm không steroid để giúp giảm đau, hạ sốt, giảm viêm trong ổ khớp.
Biện pháp hỗ trợ khác
Ngoài sử dụng thuốc, bạn sẽ có thể được chỉ định với một số biện pháp hỗ trợ điều trị khác như:
- Dẫn lưu khớp: Khi xuất hiện tràn dịch và mưng mủ tại ổ khớp, dẫn lưu khớp sẽ được chỉ định làm giảm lượng mủ và dịch trong khớp để giúp cải thiện các triệu chứng sưng và đau khớp.
- Nội soi rửa khớp: Được chỉ định khi dịch mủ đặc và không thể loại bỏ dịch mủ bằng dẫn lưu khớp.
Điều trị ngoại khoa
Khi có tổn thương đến mô sụn, mô mềm phẫu thuật sẽ được chỉ định để nhằm loại bỏ hết ổ dịch mủ, vùng viêm nhiễm.
Biến chứng có thể gặp khi mắc viêm khớp liên cầu
Viêm khớp liên cầu mặc dù ít phổ biến, không quá nguy hiểm thế nhưng cũng sẽ gây ra nhiều biến chứng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Cụ thể bao gồm:
- Tác động trên sụn khớp: Thường ở những khớp lớn, viêm khớp liên cầu có thể gây tổn thương sụn khớp. Có thể phát triển thành viêm đa khớp gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nặng hơn là còn có thể làm sụn khớp bị phá huỷ hoặc bị biến dạng.
- Tác động trên các cơ quan khác: Liên cầu khuẩn còn có thể tấn công vào một số cơ quan khác như tim, phổi rồi làm tổn thương, suy giảm chức năn cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh,… Ngoài ra nó còn có thể đi theo đường máu để tấn công vào hệ miễn dịch và khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, gây ra các bệnh lý nhiễm trùng khác.
Biện pháp phòng tránh viêm khớp liên cầu
Để chủ động phòng ngừa viêm khớp liên cầu, bạn nên tuân thủ những lưu ý sau đây:
- Ngay khi phát hiện tổn thương da như rách da, bạn cần rửa bằng cồn iod và vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.
- Chú ý vệ sinh hằng ngày, tránh tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong cơ thể.
- Khi mắc những bệnh về nhiễm trùng, cần được điều trị triệt để, dứt điểm, đặc biệt là với nhiễm trùng mô mềm, da.
- Có chế độ ăn uống khoa học, kiểm soát tốt cân nặng để tránh tình trạng béo phì gây áp lực tác động lên khớp.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao hệ thống miễn dịch, khớp tiết dịch nhờn để tăng sự dẻo dai cho xương khớp.
- Khi khớp bị chấn thương, cần điều trị ngay và vệ sinh vết thương theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh gây ra tình trạng nhiễm khuẩn ổ khớp.
- Không lạm dụng thuốc kháng sinh, tránh tình trạng kháng kháng sinh, gây không đáp ứng được khi điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Nếu muốn sử dụng thì nên đi thăm khám và có chỉ định của bác sĩ.
- Nên thực hiện các thủ thuật có xâm lấn tại cơ sở y tế uy tín để đảm bảo quy trình và kỹ thuật thực hiện. Nhờ đó, tránh được sự xâm lấn của vi khuẩn tấn công vào trong cơ thể.
Viêm khớp liên cầu tuy không gây nguy hiểm quá lớn đối với sức khỏe người bệnh. Nhưng lại đem tới những bất tiện và khó khăn trong sinh hoạt. Hy vọng, qua toàn bộ những thông tin được chia sẻ về viêm khớp liên cầu ở trên có thể giúp bạn hiểu thêm về tình trạng bệnh để từ đó chủ động thăm khám và có hương điều trị, phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả nhất.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn