Viêm khớp ngón chân là một trong những bệnh lý xương khớp nhiều người mắc phải hiện nay. Mặc dù viêm khớp ngón chân không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại gây đau nhức và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh. Vậy nguyên nhân nào khiến khớp ngón chân bị viêm và phải làm gì để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng GDV Sport tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé.
Xem thêm: Đau khớp ngón chân cái là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Xem nhanh nội dung
Triệu chứng của viêm khớp ngón chân
Dưới đây là một số triệu chứng viêm khớp ngón chân thường gặp giúp người bệnh có thể nhận biết sớm để thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời để tránh những hệ lụy lâu dài:
- Đau nhức: Đây là dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất của viêm khớp ngón chân. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu tại ngón chân. Cảm giác đau này sẽ tăng thêm khi di chuyển và khiến cho các hoạt động trở nên khó khăn hơn.
- Sưng viêm: Hiện tượng sưng nóng ở ngón chân sẽ xảy ra mỗi khi bị viêm khớp ngón chân. Người bệnh sẽ thấy ngón chân dần chuyển sang màu hồng đỏ, chạm vào sẽ có cảm giác hơi đau. Dấu hiệu này thường xuất hiện vào sáng sớm hoặc sau khi ngồi quá lâu tại một vị trí.
- Cứng khớp: Khi không được chữa trị từ sớm, sụn khớp sẽ bị mòn dần, gây viêm ở các mô và làm tổn thương đến dịch khớp. Từ đó khiến các khớp của ngón chân bị cứng và kém linh hoạt hơn.
- Khớp phát ra tiếng động: Tiếng động này được phát ra khi lớp sụn khớp bị mài mòn, các đầu xương cọ xát với nhau và có thể nghe thấy được.
- Biến dạng khớp: Dấu hiệu viêm nhiễm kéo dài khiến sụn, xương dưới sụn và các mô quanh khớp bị tổn thương nặng nề. Đồng thời nó còn có thể làm cho các ngón chân bị cong vẹo và biến dạng bất thường.
- Khó cử động: Khi các khớp bị viêm nặng, việc cử động sẽ trở nên khó khăn hơn. Việc hạn chế hoạt động sẽ khiến cho các cơn đau nhức kéo dài và các khớp sẽ không thể hoạt động trơn tru.
Nguyên nhân gây ra viêm khớp ngón chân
Nguyên nhân viêm khớp ngón chân có thể là từ những tác động ngoại lực bên ngoài hoặc cũng có thể do sự bất thường bên trong cơ thể, cụ thể là:
- Gãy xương ngón chân do chấn thương từ chạy bộ, ngã xe, vật nặng rơi vào chân,… Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới thương tật vĩnh viễn. Hoặc điều trị sai cách cũng khiến các ngón chân mất khả năng cử động.
- Do thoái hóa khớp, xảy ra bắt đầu từ độ tuổi 40 trở đi. Quá trình thoái hóa không chỉ làm ảnh hưởng tới vùng đầu gối, lưng, hông,…mà còn ảnh hưởng nhiều tới khớp ngón chân.
- Thói quen “lười vận động” – một thói quen của rất nhiều người hiện nay. Sở thích nằm nhiều, ngồi nhiều khiến cho dịch khớp, sụn khớp bị rối loạn, không được điều tiết nên làm tổn thương các khớp xương khi vận động.
- Do bệnh Gout, với biểu hiện là sưng đỏ và nóng rát các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối. Quá trình lắng đọng các tinh thể urat làm biến dạng các khớp xương gây ra đau nhức.
- Người thừa cân, béo phì cũng là một trong những lý do gây viêm khớp ngón chân. Sức nặng của cơ thể sẽ gây áp lực trực tiếp lên các xương khớp bàn chân và ngón chân, từ đó dễ dẫn đến tổn thương khớp tại 2 vị trí này.
Viêm khớp ngón chân có nguy hiểm không?
Viêm khớp ngón chân mặc dù không đe dọa đến tính mạng con người nhưng có thể khiến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, đời sống sinh hoạt của người bệnh giảm sút, bởi những triệu chứng của bệnh thường xuyên xuất hiện “quấy rầy”.
Đặc biệt, viêm khớp ngón chân nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: hình thành gai xương, biến dạng khớp, dị tật ngón chân, thậm chí mất khả năng vận động.
Đó là chưa kể, một số dạng viêm khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến hay gout, ngoài gây ra những tổn thương tại khớp, chúng còn làm ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan khác, bao gồm: mắt, phổi, da, tim và mạch máu…
Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp ngón chân
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Viêm khớp ngón chân có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Vì vậy, để có thể xác định chính xác tình trạng bệnh thì bác sĩ cần kết hợp thăm khám và kiểm tra các phương pháp khác nhau như:
- Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ kiểm tra các biểu hiện bên ngoài, khả năng cử động của ngón chân, mức độ đau và vị trí chịu ảnh hưởng của các cơn đau. Qua kiểm tra, người bệnh cần cung cấp các thông tin cho bác sĩ như: Các triệu chứng xuất hiện từ khi nào, bao giờ, mức độ đau,…
- Xét nghiệm: Sau khi kết luận ban đầu qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm máu để xác định chính xác nguyên nhân gây ra viêm khớp. Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể chọc hút dịch khớp để kiểm tra nhiễm trùng, tinh thể axit uric và loại trừ một số nguyên nhân gây viêm khớp khác.
- Chẩn đoán bằng hình ảnh: Người bệnh có thể được chỉ định chụp X-quang, chụp CT hay chup MRI để xác định thành phần nào của khớp đang có những tổn thương. Thông qua kiểm tra hình ảnh, bác sĩ có thể xác định được mức độ tổn thương của sụn, xương dưới sụn, hệ thống mô mềm,…
Cách điều trị bệnh viêm khớp ngón chân
Theo các chuyên gia, viêm khớp ngón chân do vi khuẩn hoặc chấn thương có thể cải thiện sau vài tuần. Nhưng nếu tình trạng viêm liên quan tới thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến,…thường không thể điều trị dứt điểm. Vì vậy, cách điều trị thường chỉ làm giảm nhẹ triệu chứng, duy trì chức năng và tránh biến dạng khớp.
- Chườm nóng, chườm lạnh: Cách này có thể làm dịu cơn đau và giảm sưng thấy, giúp cho các ngón chân cảm thấy thoải mái hơn.
- Điều trị bằng thuốc: Thuốc được sử dụng điều trị viêm khớp ngón chân có thể là thuốc kê đơn hoặc không kê đơn. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có những chỉ định hợp lý.
- Tiêm Cortisone: Các cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm bằng thuốc uống, bác sĩ có thể chỉ định tiêm Cortisone trực tiếp vào ngón chân. Dù phương pháp điều trị này giúp giảm đau nhanh chóng nhưng có khả năng bị nhiễm trùng. Vì vậy, việc thực hiện cần được tiến hành bởi bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế uy tín.
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị cuối cùng cho người mắc bệnh viêm khớp ngón chân. Dựa vào mức độ tổn thương của khớp mà bác sĩ sẽ phẫu thuật loại bỏ các gai quanh khớp hay cắt bỏ hoặc thay thế khớp.
Cách phòng ngừa viêm khớp ngón chân
Việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm bằng những thói quen hằng ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp ngón chân. Vì vậy, dưới đây là một vài cách phòng tránh căn bệnh này:
- Cố gắng tránh chấn thương khi làm việc, chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động giải trí.
- Đi giày vừa vặn, thoải mái, hạn chế mang giày cao gót quá cao.
- Nếu mắc các bệnh tự miễn, hãy tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ để kiểm soát bệnh, ngăn ngừa tổn thương khớp.
- Duy trì các bài tập bàn chân và ngón chân để giúp các ngón chân hoạt động linh hoạt, đồng thời tăng cường điều tiết dịch nhờn.
- Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tăng cường rau củ quả, hạn chế tiêu thụ chất béo, đường, rượu bia. Nếu có thể hãy từ bỏ thuốc lá.
- Từ bỏ thói quen bẻ khớp ngón chân.
- Tích cực luyện tập thể thao, duy trì cân nặng hợp lý, không để béo phì.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần nếu có nguy cơ cao để phát hiện mầm mống bệnh sớm và có giải pháp khắc phục kịp thời.
Hy vọng những thông tin chia sẻ về viêm khớp ngón chân ở trên hữu ích với bạn. Đừng quên chăm sóc và bảo vệ xương khớp từ sớm để tránh viêm khớp nói chung, viêm khớp ngón chân làm gián đoạn cuộc sống bạn nhé!
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn