Viêm khớp nhiễm khuẩn – tình trạng khớp bị viêm nhiễm do vi khuẩn trực tiếp gây nên. Bệnh lý này gặp ở bất kỳ đối tượng nào, nếu không kịp thời điều trị sẽ có thể dẫn tới dính khớp, viêm xương, thoái hóa,…Vậy làm sao để có thể phát hiện viêm khớp nhiễm khuẩn và điều trị đúng cách? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được lời giải đáp chi tiết nhất.

Xem thêm: Những thông tin cần biết về bệnh lý viêm khớp liên cầu

Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn là gì?

Viêm khớp nhiễm khuẩn (viêm khớp nhiễm trùng) được biết đến là tình trạng nhiễm trùng ở dịch khớp và các mô khớp do vi khuẩn bên ngoài hoặc từ một vị trí bất kỳ trong cơ thể xâm nhập, khu trú tại dịch khớp gây ra phản ứng viêm. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở khớp gối, tuy nhiên khớp hông và khớp vai cũng là những vị trí sẽ có thể chịu ảnh hưởng.

Viêm khớp nhiễm khuẩn

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ chỉ cần kê đơn thuốc kháng sinh hoặc hút dịch bị viêm ra khỏi khớp là sẽ giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên, đối với người bị nhiễm trùng khớp lâu ngày khiến cho sụn và xương dưới sụn bị tổn thương nặng thì sẽ cần một liệu trình điều trị chuyên biệt mới có thể khắc phục được.

Nguyên nhân nào gây viêm khớp nhiễm khuẩn?

Có vô vàn nguyên nhân dẫn đến viêm khớp nhiễm khuẩn. Thông thường, nguyên nhân chính xuất phát từ các vi khuẩn tấn công. Trong đó, tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus là vi khuẩn phổ biến nhất và chúng thường tồn tại ở những vùng da khỏe mạnh. Một số trường hợp bệnh nhân nhiễm đồng thời cả vi khuẩn gram âm và gram dương. 

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể nhiễm khuẩn khớp do lậu cầu. Đây được xem là loại vi khuẩn lây qua đường tình dục. Trong trường hợp quan hệ tình dục không an toàn thì sẽ dễ có nguy cơ mắc bệnh này, dần dần kéo theo tình trạng viêm khớp. 

Ngoài yếu tố vi khuẩn, dưới đây sẽ là một số tác nhân khác khiến cho tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn hình thành: 

  • Nhiễm virus, nấm: Nấm và virus là những tác nhân gây nên hiện tượng viêm khớp. 
  • Nhiễm khuẩn thứ cấp: Nhiễm khuẩn tại vùng họng, viêm phổi, viêm đường tiết niệu,… Có thể lây lan theo đường máu và đi tới khớp dẫn tới viêm khớp. 
  • Da mỏng hoặc da tổn thương: Những người có làn da mỏng, dễ bị trầy xước và dễ tổn thương thường có nguy cơ cao bị vi khuẩn tấn công. 
  • Các bệnh lý về xương khớp: Người bị mắc các dạng viêm khớp như gout, lupus,… sẽ có nguy cơ bị viêm khớp nhiễm khuẩn cao hơn so với người bình thường. Đặc biệt, quá trình dùng thuốc hoặc thực hiện thay khớp nhân tạo khi phẫu thuật cũng sẽ có thể khiến nguy cơ bị bệnh tăng cao hơn. 
Viêm khớp nhiễm trùng có thể do chấn thương hoặc suy giảm miễn dịch
  • Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch: Một số loại thuốc ức chế miễn dịch khiến cho hệ miễn dịch của con người bị suy giảm, đây cũng chính là cơ hội để vi khuẩn tấn công vào cơ thể. 
  • Màng dịch khớp bị suy yếu: Vi khuẩn sẽ chuyển đến màng hoạt dịch và phá hủy sụn khớp khi cơ chế tự bảo vệ màng dịch khớp dần bị suy yếu. Đây được xem là thời điểm khiến khớp dễ tổn thương do cơ thể tự phản ứng bằng cách tăng áp lực tại khớp, lượng máu di chuyển đến khớp giảm. 
  • Chấn thương tại khớp: Trường hợp khớp có dị vật đâm vào, các vết cắt qua khớp, động vật cắn,… Có thể khiến cho khớp bị tổn thương, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập.

Các dấu hiệu viêm khớp nhiễm khuẩn thường gặp

Đa số các trường hợp viêm khớp nhiễm trùng sẽ chỉ tổn thương ở một khớp với dấu hiệu thường gặp nhất là đau. Đau từ mức độ nhẹ đến nặng, xuất hiện tại ổ khớp và xung quanh khớp bị viêm.

Ngoài ra bệnh viêm cũng sẽ có thể gặp một số triệu chứng như:

  • Sưng khớp, nóng đỏ, nhất là tại khớp đầu gối, cổ tay, mắt cá chân. Ở các khớp sâu hơn như khớp háng, khớp chậu, khớp vai,… có dấu hiệu khó phát hiện hơn.
  • Bệnh nhân có thể sốt cao từ 39 – 40 độ C kèm ớn lạnh. Tuy nhiên, mức độ sốt cũng sẽ tùy vào giai đoạn bệnh và tùy thể trạng từng người. Ở những bệnh nhân mắc bệnh lý phối hợp như viêm khớp dạng thấp, xơ gan, suy thận thì triệu chứng sốt cũng sẽ không thể hiện rõ ràng.
Chán ăn, cơ thể mệt mỏi là một trong những dấu hiệu thường gặp khi bị viêm khớp nhiễm khuẩn
  • Mệt mỏi, chán ăn, vận động trở nên khó khăn.
  • Trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn do lậu thường có các biểu hiện đặc trưng hơn như: người bệnh sốt rét run, nổi mụn mủ trên da, đau đớn và xuất hiện viêm có mủ ở khớp gối, cổ tay hoặc mắt cá chân.

Phương pháp chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn

Để xác định được chính xác cho tình trạng viêm khớp nhiễm trùng, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số các xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm dịch khớp: Tình trạng nhiễm khuẩn sẽ có khả năng dẫn đến thay đổi khớp về màu sắc, thuần nhất, thể tích và các thành phần. Dịch khớp được chọc hút từ khớp viêm rồi mang đi xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm này sẽ phần nào giúp bác sĩ xác định được chính xác khớp có nhiễm khuẩn hay không, nhiễm loại vi khuẩn nào để từ đó định hướng được quá trình điều trị phù hợp.
  • Xét nghiệm máu: Kết quả từ xét nghiệm này có thể xác định được những dấu hiệu của nhiễm khuẩn.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang cùng những kỹ thuật chẩn đoán hình khác đối với tình trạng khớp bị viêm để hỗ trợ đánh giá tình trạng bệnh chuẩn xác.

Điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn

Để điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp khác nhau. Cụ thể như:

Chữa viêm khớp nhiễm khuẩn bằng mẹo dân gian 

Từ xa xưa, các mẹo dân gian giúp điều trị bệnh đã được áp dụng nhiều trong cuộc sống. Các mẹo này sẽ cho kết quả tốt, dễ thực hiện và tiết kiệm được nhiều chi phí cho người bệnh. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị sẽ không mang tính lâu dài và chỉ nên áp dụng với các trường hợp bệnh nhẹ.

Sử dụng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh sẽ được kê đơn nhằm điều trị cho những bệnh nhân ở giai đoạn sớm của bệnh. Khi phát hiện bệnh, bác sĩ có thể dùng kháng sinh để tiêm vào tĩnh mạch  nhằm diệt được vi khuẩn một cách nhanh nhất. Sau khi tiêm, người bệnh sẽ được tiếp tục điều trị bằng thuốc kháng sinh thông qua đường uống.

Chọc hút dịch khớp

Chọc hút dịch khớp viêm khi khớp bị nhiễm khuẩn

Với nhiễm khuẩn tại khớp gối, khớp vai, chọc hút dịch khớp sẽ là phương pháp có hiệu quả nhất. Phương pháp này sẽ đánh giá được mức độ tổn thương cụ thể tại khớp, kết hợp bơm rửa và lấy tổ chức bị bệnh ra khỏi ổ khớp.

Phẫu thuật 

Nếu tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn trở nặng hơn và không đáp ứng được các cách điều trị nêu trên thì lúc này bạn có thể được bác sĩ định hướng phẫu thuật. Cách làm này sẽ cho hiệu quả cao, tuy nhiên chi phí khá nhiều và cần thời gian để phục hồi hơn. Đặc biệt, phẫu thuật sẽ có nguy cơ cao để lại biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Biến chứng của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời thì rất có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề và ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số biến chứng quan trọng của tình trạng trên:

  • Viêm Xương Khớp: Nếu nhiễm khuẩn kéo dài và không được kiểm soát, nó có thể gây viêm xương khớp, làm hỏng mô sụn, gây tổn thương không thể đảo ngược.
  • Biến Dạng Khớp: Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn có thể làm biến dạng cấu trúc của khớp, dẫn đến mất cân bằng và giảm khả năng cử động.
  • Nhiễm Khuẩn Huyết: Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể lan ra máu và gây nhiễm khuẩn huyết, một tình trạng nguy hiểm khác đó là có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
  • Thoái Hóa Khớp: Không kiểm soát được nhiễm khuẩn sẽ có thể dẫn đến suy giảm chức năng của khớp, khiến cho chúng bị thoái hóa và mất khả năng hoạt động.
  • Viêm Nhiễm Các Khớp Khác: Ngoài các khớp chính như gối và khớp hông, nhiễm khuẩn còn có thể ảnh hưởng đến các khớp khác như khớp cổ tay, khuỷu tay, và vai.
  • Thiếu Sức Khỏe Toàn Diện: Nhiễm khuẩn và viêm khớp ảnh hưởng đến tâm trạng, gây mệt mỏi, giảm ham muốn ăn và giảm trọng lượng cơ thể.
  • Tác Động Tâm Lý: Gây đau đớn và giới hạn cử động. Từ đó ảnh hưởng đến tâm lý, gây stress và trầm cảm.

Để ngăn chặn được các biến chứng này, việc phát hiện và điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Sự hợp tác giữa bệnh nhân và đội ngũ y tế là quan trọng để đảm bảo điều trị và ngăn chặn những hậu quả xấu.

Phòng tránh khớp viêm nhiễm khuẩn như thế nào

Dưới đây là một số cách đơn giản để giúp ngăn ngừa viêm khớp nhiễm khuẩn mà bạn đọc có thể tham khảo ngay: 

  • Duy trì vệ sinh cá nhân tốt: Cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm trước khi tiếp xúc với vùng da bị tổn thương hoặc sau khi tiếp xúc với bề mặt có khả năng chứa vi khuẩn. Đảm bảo làm sạch, băng bó các vết thương nhỏ để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
  • Nếu bạn thừa cân thì cần thực hiện giảm cân nhanh chóng để giảm thiểu áp lực cho khớp, đặc biệt là vùng khớp ở chân, đồng thời cải thiện sức khỏe tổng thể của chính bạn.
  • Chăm sóc da đúng cách, đặc biệt là với những vùng da đang bị tổn thương, các vết thương hoặc vết mổ để tránh nhiễm trùng.
  • Duy trì lối sống lành mạnh: Hãy ăn một chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn để tăng cường hệ miễn dịch và giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
Có chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ các chất dinh dưỡng
  • Điều trị kịp thời, hiệu quả các chứng nhiễm khuẩn khác trong cơ thể như điều trị viêm phổi, nhiễm trùng tiểu đường hoặc một số các nhiễm khuẩn khác có thể lan ra khớp.
  • Hạn chế tiếp xúc với nguồn nhiễm khuẩn: Tránh tiếp xúc với người bị nhiễm khuẩn nặng, đặc biệt là nếu có hệ miễn dịch yếu.
  • Tuân thủ điều trị: Nếu bạn đã từng trải qua viêm khớp nhiễm khuẩn hoặc có các yếu tố nguy cơ cao, hãy tuân thủ đúng các phương pháp điều trị được chỉ định bởi bác sĩ để ngăn ngừa tái phát bệnh.
  • Áp dụng các liệu pháp massage xoa bóp để giảm thiểu triệu chứng của bệnh xương khớp. Ghế massage hiện nay sẽ giúp chăm sóc toàn thân hiệu quả, đồng thời giúp củng cố hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài hiệu quả.

Trên đây là các thông tin cần biết về tình trạng bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn và cách điều trị. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng và thậm chí là gây tổn thương khớp vĩnh viễn. Do đó, hãy nhanh chóng đi khám và điều trị khi thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện không bình thường.

Xem thêm:

Những thông tin cần biết về tình trạng viêm khớp tự miễn

Top 8 thực phẩm tốt cho xương khớp không nên bỏ qua

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.