Là một trong các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tàn phế và tử vong, viêm khớp tự miễn tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể, gây đau nhức, cứng khớp và hạn chế vận động. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát & Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hiện nay có khoảng 1,5 triệu người dân Mỹ đang bị tác động bởi căn bệnh này. Vậy thực tế viêm khớp tự miễn là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh nào được biểu hiện ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết dưới đây bạn nhé.
Xem thêm:
Thuốc chữa viêm khớp hiệu quả?
Viêm khớp là gì?[Nguyên nhân][Triệu chứng][Cách điều trị] tại nhà
Xem nhanh nội dung
Viêm khớp tự miễn là gì?
Viêm khớp tự miễn là bệnh lý của hệ thống xương khớp liên quan đến các phản ứng quá mức của hệ miễn dịch trong cơ thể. Căn bệnh này có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhưng thường gặp nhất ở độ tuổi từ 20-40 tuổi. Cấp độ phát triển của bệnh sẽ từ nhẹ đến nặng và phức tạp, gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Theo thống kê, có đến hơn 80 loại bệnh lý tự miễn, trong đó có 7 loại bệnh lý viêm khớp tự miễn thường gặp nhất:
- Viêm khớp dạng thấp
- Viêm cột sống dính khớp
- Viêm khớp phản ứng
- Viêm khớp vảy nến
- Lupus ban đỏ hệ thống
- Viêm khớp có biểu hiện tình trạng viêm ruột
- Xơ cứng bì.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp tự miễn
Nguyên nhân của bệnh được biết đến là do hệ thống miễn dịch tự tấn công đến các cơ quan trong cơ thể. Lý do vì sao chúng lại tự tấn công thì hiện nay khoa học chưa có được câu trả lời chính xác. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh thường gặp nhất:
- Di truyền: Bạn có thể bị viêm khớp tự miễn nếu như thành viên trong gia đình đã mắc một loại viêm khớp tự miễn nào đó, điển hình như viêm khớp dạng thấp.
- Môi trường: Khi tiếp xúc với các chất độc hại từ môi trường như nước thải công nghiệp, khói bụi từ nhà máy,… nó sẽ làm tăng thêm rủi ro viêm khớp tự miễn.
- Tuổi tác: Viêm khớp tự miễn được khởi phát ở mọi độ tuổi khác nhau, nhưng triệu chứng bệnh biểu hiện rõ rệt nhất trong độ tuổi từ trên 40 – 60 tuổi.
- Hút thuốc lá: Thuốc lá chính là tác nhân làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, bao gồm cả ung thư và viêm khớp tự miễn.
- Giới tính: Tùy vào từng loại viêm khớp mà yếu tố giới tính sẽ có sự ảnh hưởng nhất định. Với viêm khớp dạng thấp, phụ nữ sẽ có tỷ lệ phát bệnh cao hơn so với nam giới; còn nếu viêm cột sống dính khớp thì tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới sẽ cao hơn nữ giới.
- Cân nặng: Người thừa cân thường có nguy cơ mắc bệnh khớp tự miễn cao, nhất là với tình trạng bệnh lý viêm khớp dạng thấp.
Mắc dù đây không phải nguyên nhân nhưng các yếu tố này sẽ có thể thúc đẩy và làm gia tăng khả năng mắc bệnh. Vậy nên, nếu có yếu tố nào có thể thay đổi được (thuốc lá, môi trường) thì bạn nên chủ động tránh xa từ sớm.
Những triệu chứng của viêm khớp tự miễn
Hầu hết các triệu chứng của viêm khớp tự miễn sẽ không giống nhau hoàn toàn, chúng có một số đặc điểm chung giúp bạn có thể nhận biết như sau:
- Đau nhức khớp
- Khớp trở nên căng cứng, tầm vận động bị giới hạn.
- Các vùng da ở xung quanh khớp có tình trạng sưng tấy, đỏ, nóng và tràn dịch khớp,…
- Ở giai đoạn bệnh chuyển biến nặng, nó có thể gây biến dạng khớp.
- Cơ thể khó ngủ, mệt mỏi, sốt.
- Cân nặng bị giảm sút, thiếu máu, khó thở.
- Xuất hiện tình trạng khô miệng, khô mắt hay chảy dịch mắt và ngứa mắt.
Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp do bệnh tự miễn này sẽ có thể không xuất hiện đồng thời với nhau và sẽ thay đổi theo từng giai đoạn của nó. Tốt nhất, khi thấy khớp đau nhức kéo dài, không phải do chấn thương cũng không phải do tác động cơ học thì bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
Biến chứng của viêm khớp tự miễn
Viêm khớp tự miễn không những gây đau nhức, cứng khớp mà nó còn gây ra những biến chứng nguy hiểm khác như tàn phế và ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Cụ thể như:
- Tim mạch: Các triệu chứng viêm khớp khi lan ra có thể gây yếu cơ tim, dẫn đến xơ vữa động mạch. Các bệnh lý về tim mạch cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến cho người bệnh mắc lupus ban đỏ hệ thống tử vong.
- Phổi: Theo thống kê, bệnh thuyên tắc phổi, bệnh rối loạn đông máu động mạch chính phổi,… có nguyên nhân từ tình trạng viêm khớp tự miễn.
- Trầm cảm: Hệ thống miễn dịch có mối liên kết chặt chẽ với hệ thần kinh, chính vì vậy người bệnh mắc bệnh tự miễn sẽ dễ bị rối loạn cảm xúc, dễ trầm cảm với các triệu chứng của bệnh gây nên.
- Ung thư: Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, nó sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh ung thư. Các kháng nguyên sẽ tấn công vào các tế bào khỏe mạnh của cơ thể, không ngăn chặn virus, vi khuẩn và khiến tăng nguy cơ các bệnh lý ác tính khác.
- Các bệnh lý tự miễn khác: Hiện nay có nhiều bệnh lý tự miễn khác nhau, nếu người mắc viêm khớp tự miễn sẽ đồng thời mắc cả các bệnh tự miễn khác. Khi mắc nhiều hơn 3 bệnh lý tự miễn thì gọi chúng là hội chứng đa tự miễn (MAS).
Phương pháp chẩn đoán và cách điều trị bệnh
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Bệnh viêm khớp tự miễn khó để chẩn đoán chính xác qua một xét nghiệm đơn lẻ. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện nhiều xét nghiệm khác nhau để loại trừ các loại viêm khớp và các bệnh lý khác. Cụ thể như:
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra số lượng tiểu cầu, bạch cầu cũng như độ lắng của hồng cầu.
- Xét nghiệm ANA: Xét nghiệm này sẽ giúp đánh giá chính xác các kháng thể.
- Chẩn đoán bằng hình ảnh: Chụp X-quang, chụp CT,chụp MRI để xác định mức độ tổn thương của các khớp.
Dựa vào kết quả cùng tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra những kết luận cuối cùng.
Phương pháp điều trị bệnh
Dựa vào loại viêm khớp tự miễn, mức độ phát triển, triệu chứng lâm sàng cũng như tình trạng sức khoẻ của người bệnh mà bác sĩ sẽ có kế hoạch giúp điều trị hợp lý. Có 2 phương pháp điều trị viêm khớp tự miễn chính đó là:
- Sử dụng thuốc: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc ức chế miễn, chống viêm khớp, truyền globulin miễn dịch,….
- Thay đổi thói quen sống: Thực hiện lối sống khoa học và hạn chế vận động trước khi kiểm soát tình trạng viêm.
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm khớp tự miễn
Những biến chứng của viêm khớp tự miễn sẽ có thể gây ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, việc phòng tránh bệnh là rất quan trọng, dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh viêm khớp tự miễn hiệu quả và đơn giản nhất mà bạn có thể tham khảo ngay:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Bạn cần đặc biệt chú trọng đến chế độ ăn uống hàng ngày, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Hãy ưu tiên lựa chọn những loại rau xanh, trái cây và hạn chế đồ ăn chiên xào cũng như thức ăn đóng hộp.
- Tập luyện thể dục đều đặn: Việc tập luyện thể thao điều độ sẽ giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt của xương khớp. Đồng thời phòng ngừa được các bệnh lý xương khớp khác. Bạn nên tập thể dục thể thao khoảng từ 30 – 60 phút hàng ngày và có thể tập những bộ môn như: đạp xe, yoga, chạy bộ, bơi lội,…
- Gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường: Việc thăm khám, điều trị bệnh từ giai đoạn đầu sẽ giúp phát huy được hiệu quả tốt nhất, đồng thời giảm thiểu được chi phí cũng như thời gian điều trị cho người bệnh.
Viêm khớp tự miễn là căn bệnh mãn tính, tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nó có thể kiểm soát hiệu quả bằng việc chẩn đoán sớm, điều trị tích cực cũng như duy trì lối sống lành mạnh. Việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp cùng với với chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể dục thể thao phù hợp và duy trì tinh thần lạc quan sẽ giúp cho người bệnh kiểm soát tốt được các triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống một cách hiệu quả nhất.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn