Viêm loét dạ dày tá tràng là trong những bệnh lý thường gặp ở hệ tiêu hóa. Tuy có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng trường hợp bệnh tái phát nhiều lần hoặc phát triển thành mạn tính sẽ dẫn đến nhiều hậu quả sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, để phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả, bạn cần biết rõ các dấu hiệu, cách chẩn đoán và biện pháp điều trị của bệnh. 

>>> Đọc thêm:

Bệnh đau dạ dày: Triệu chứng đau dạ dày và nguyên nhân gây bệnh

Trào ngược dạ dày: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là một căn bệnh về tiêu hóa xuất hiện khi dạ dày tá tràng bị viêm, loét. Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng, dạ dày và phần đầu của tá tràng thường xuất hiện các vết loét niêm mạc. Niêm mạc đường tiêu hóa là lớp màng bên trong cùng với chức năng sản xuất chất nhầy và enzyme hỗ trợ quá trình tiêu hóa. 

Hình ảnh so sánh giữa dạ dày khỏe mạnh và dạ dày bị viêm loét
Hình ảnh so sánh giữa dạ dày khỏe mạnh và dạ dày bị viêm loét

Sự tổn thương của niêm mạc chủ yếu là do vi khuẩn H.pylori hoặc thuốc giảm đau chống viêm steroid, gây nên tình trạng viêm loét dẫn đến những cơn đau thượng vị và một số triệu chứng khó chịu khác. Niêm mạc bị tổn thương cũng sẽ làm suy giảm khả năng sản xuất chất nhầy, từ đó tạo điều kiện cho acid dạ dày phá hủy lớp mô bên dưới. 

Nguyên nhân gây nên viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Mọi người thường nghĩ nguyên nhân gây nên viêm loét dạ dày tá tràng là do thức ăn cay, thực phẩm không lành mạnh và căng thẳng thần kinh. Nhưng thực tế, đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Hiện nay, chưa có đủ bằng chứng nào cho thấy thức ăn và sức khỏe tinh thần có thể trực tiếp dẫn tới tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Stress, căng thẳng, thực phẩm cay nóng chỉ có thể gây kích ứng và làm xấu đi tình trạng bệnh chứ không phải là tác nhân trực tiếp gây tổn thương dạ dày và gây ra vết loét. 

Tương tự, rượu, bia, các loại đồ uống có cồn dù có mặt trong sách những thực phẩm có hại cho sức khỏe nhưng không phải nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh. Nhưng người bệnh nếu không kiêng các loại đồ uống này có thể làm các vết loét phát triển mạnh, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. 

Theo chuyên gia, nguyên nhân gây chính gây nên viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm:

Do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (viết tắt là H.pylori hoặc HP)

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng là do nhiễm vi khuẩn HP
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng là do nhiễm vi khuẩn HP

Nhiễm vi khuẩn HP là một trong những nguyên chính khiến bạn dễ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Đây là một loại vi khuẩn tồn tại bên trong dạ dày, tá tràng của người bệnh. 

Hiểu sâu hơn về cơ thể chế sinh bệnh, vi khuẩn HP sẽ làm tổn thương niêm mạc và gây nên những vết loét bằng cách sản sinh ra một loại men trong môi trường acid dạ dày và ăn mòn hàng rào chất nhầy. Từ đó, khiến người bị nhiễm vi khuẩn HP có nguy cơ cao bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cũng như một số bệnh về đường tiêu hóa khác. 

Do dùng các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng là do thuốc kháng viêm không steroid
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng là do thuốc kháng viêm không steroid

Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Thuốc NSAID phổ biến với công dụng giảm đau và có thể tự mua mà không cần đơn thuốc từ bác sĩ. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc kháng viêm này sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc một số bệnh về đường tiêu hóa và viêm loét dạ dày tá tràng. 

Thuốc NSAID có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách làm gián đoạn khả năng tự bảo vệ của dạ dày và tá tràng khỏi acid bên trong dạ dày. Nghiêm trọng hơn, thuốc kháng sinh không steroid còn là tác nhân gây cản trở quá trình lành loét, ảnh hưởng xấu đến các vết loét chảy máu ở dạ dày. 

Chính vì vậy, bạn cần hết sức cẩn trọng với các loại thuốc giảm đau không steroid. Nếu cần sử dụng chúng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chỉ định liều dùng phù hợp nhất. 

Các triệu chứng có thể xuất hiện khi bị viêm loét dạ dày tá tràng

Với các trường hợp bệnh nhẹ, khi mới khởi phát sẽ rất khó để nhận biệt. Bởi nhiều người thường lầm tưởng giữa viêm loét dạ dày tá tràng và đau bụng thông thường. Vậy nên, bạn cần phải lưu ý khi cơ thể có những thay đổi sau:

  • Bị đau vùng thượng vị: người bị viêm loét dạ dày tá tràng thường bị đau bụng phía trên rốn hoặc đau xương ức và có thể đau lan sang 2 bên. Trường hợp bệnh cấp tính, cơn đau sẽ dữ dội hơn, đặc biệt là sau khi ăn uống. 
  • Gặp những vấn đề về hệ tiêu hóa: người bệnh có thể nôn ra máu, đi ngoài phân đen, nát và có mùi khắm. 
  • Ợ chua, ợ hơi.
  • Xuất hiện những cơn nóng rát lồng ngực vùng dọc theo xương ức. 
  • Thi thoảng có cảm giác buồn nôn, nôn. Có thể nôn khan hoặc nôn ra thức ăn lẫn dịch dạ dày. 
  • Thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đầy hơi, chán ăn, ăn không ngon, mất ngủ,….
  • Tuy nhiên, một số người mắc bệnh có thể không xuất hiện triệu chứng khó tiêu, đầy bụng,…
Triệu chứng phổ biến khi bị viêm loét dạ dày tá tràng là đau vùng thương vị
Triệu chứng phổ biến khi bị viêm loét dạ dày tá tràng là đau vùng thương vị

Đối tượng nào có nguy cơ cao nhiễm bệnh?

Theo dữ liệu được ghi chép, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng xuất hiện phổ biến ở độ tuổi 60 chiếm 68% và xuất hiện ít hơn ở độ tuổi dưới 60 chiếm 32%. Trong đó, nam giới có nhiều khả năng mắc bệnh hơn nữ giới. 

Ngoài ra, nhóm đối tượng dưới đây cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cao:

Người sử dụng nhiều thuốc giảm đau

Như đã chia sẻ ở trên, thuốc giảm đau không steroid là một trong hai nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Người sử dụng liên tục loại thuốc này sẽ phải đối mặt với 4% các biến chứng do loét có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng. 

Người sống ở nơi tiềm ẩn vi khuẩn HP

Tương tự với thuốc giảm đau, nhiễm vi khuẩn HP chính là nguyên nhân chính còn lại gây nên bệnh. Vậy nên, nếu bạn đang sinh sống ở nơi có điều kiện vệ sinh kém sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh bởi những nơi ở này tiềm ẩn khả năng cao nhiễm vi khuẩn HP. 

Ngoài ra, bác sĩ và điều dưỡng cũng có nguy cơ nhiễm bệnh nếu các máy móc nội soi không được khử trùng đúng cách và bị lây vi khuẩn HP từ đó. 

Người uống nhiều rượu bia

Rượu bia chính là một trong những tác nhân nguy hiểm khiến bạn đối mặt với nguy cơ mắc bệnh. Bởi vì đồ uống này có khả năng phá hủy lớp nhầy bảo vệ niêm mạc và tăng acid trong dạ dày, gây tổn thương và viêm loét ở dạ dày. 

Người uống nhiều rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Người uống nhiều rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Người hay bị căng thẳng

Thường xuyên căng thẳng thần kinh cũng khiến bạn gặp nhiều nguy cơ bị viêm loét dạ dày tá tràng hơn người khác. Tùy thuộc vào sức khỏe tâm thần, khi căng thẳng cơ thể sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid hơn. Từ đó, chất acid này sẽ tác động xấu tới dạ dày tá tràng. 

Người ăn uống và có lối sống không khoa học

Chế độ ăn uống không đều độ, không khoa học cùng với lối sống không lành mạnh sẽ là tác nhân gây rối loạn sự điều tiết acid dạ dày. Khi acid được tiết ra nhưng bên trong dạ dày không có thức ăn, acid sẽ tấn công chất nhầy khiến cho lớp niêm mạc giảm đi sự bảo vệ, dễ dàng bị tổn thương bởi các tác nhân khác. 

Biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ra sao?

Người bệnh không chỉ phải đối mặt với những triệu chứng của bệnh mà còn phải hết sức cẩn trọng với các biến chứng có thể xảy ra. Hệ lụy làm ảnh hưởng đến sức khỏe thường xảy ra khi bệnh nhân có sức đề kháng yếu, có bệnh nền hoặc ăn uống những thực phẩm có hại cho dạ dày, khiến tình trạng bệnh xấu đi. 

Một số biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng mà bạn cần đề phòng để hạn chế nguy cơ mắc phải như:

  • Thủng dạ dày: khi bị thủng dạ dày người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau thượng vị dữ dội, triệu chứng cảnh bảo là bụng đau đột ngột dữ dội, bụng gồng cứng. 
  • Ung thư dạ dày: bệnh ung thư dạ dày có nguy cơ tử vong cao nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 
  • Xuất huyết tiêu hóa: là tình trạng chảy máu ở vết viêm loét có thể dẫn đến tình trạng mất máu nhiều, nguy hiểm đến tính mạng. Biểu hiện là chóng mặt, choáng váng, nôn ra máu, phân có màu đen. 
  • Hẹp môn vị dạ dày: là tình trạng dạ dày bị hẹp lối ra gây tắc nghẽn lưu thông thức ăn và dịch dạ dày. Nói dễ hiểu hơn, thức ăn sẽ bị ứ đọng tại dạ dày trong thời gian dài và rất khó để di chuyển chúng xuống ruột. Diệu hiệu là nôn mửa, bụng óc ách thức ăn cũ và cân nặng giảm nhanh chóng. 

Biện pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Tùy thuộc vào tình trạng viêm loét, giai đoạn phát bệnh mà biện pháp điều trị sẽ khác nhau. Để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất bác sĩ còn phải xem xét qua bệnh sử của người bệnh. 

Tùy vào từng tình trạng bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp nhất
Tùy vào từng tình trạng bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp nhất

Sau đây là một số biện pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:

  • Điều trị bằng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị cho người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP. Biện pháp này yêu cầu bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ như uống đủ liều, đúng thời điểm để quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất. 
  • Điều trị bằng thuốc kháng tiết acid: Bác sĩ sẽ dùng thuốc ức chế acid phổ biến nhất là nhóm thuốc ức chế bơm proton (PRI) với khả năng ngăn chặn acid mạnh. Với biện pháp này, người bệnh cần ăn một bữa sau khi dùng thuốc khoảng 30 phút để kích thích thuốc hoạt động hiệu quả. 
  • Điều trị bằng nội soi: Với biện pháp này, bác sĩ sẽ dùng ống soi để can thiệp vào những vết loét đang hoặc có nguy cơ cao chảy máu. 

Các phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng như thế nào?

Bạn có thể bảo vệ mình khỏi nguy cơ bị viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách chủ động phòng ngừa bệnh và hạn chế tối đa các hoạt động tiềm ẩn khả năng cao khiến bạn mắc bệnh. 

Dưới đây là một số khuyến cáo từ chuyên gia y tế có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả:

  • Hạn chế dùng các loại thuốc giảm đau, nếu muốn dùng thì bạn khỏi qua ý kiến của bác sĩ để tránh tình trạng dùng quá nhiều NSAID.
  • Thường xuyên rửa tay và ăn những loại thực phẩm sạch, được nấu chín hoàn toàn để hạn chế nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP.
  • Hạn chế tối đa việc uống rượu và hút thuốc lá. 
  • Ăn đúng bữa, đúng giờ và không nên bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. 
  • Tránh những công việc khiến bạn quá căng thẳng, mỗi ngày nên dành một chút thời gian để thư giãn bằng cách tập yoga, thiền,…

Qua bài viết này, Gia Dụng Việt hy vọng bạn đọc có được những kiến thức tổng thể về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Vì là một căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nên bạn cần biết cách phòng ngừa và xây dựng cho mình một thói quen lành mạnh để giúp cơ thể và dạ dày được khỏe mạnh.

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)