Bệnh bướu cổ là một trong những căn bệnh mà rất nhiều người mắc phải. Đây là một bệnh lý của tuyến giáp, dẫn tới chứng cường giáp hoặc suy giáp ở người bệnh. Thêm vào đó, bệnh có thể là bướu lành tính, cũng có thể là u ác tính dẫn đến ung thư. Vì vậy cảm thấy có triệu chứng bệnh, bạn nên đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn kịp thời.
Xem nhanh nội dung
Bướu cổ là gì?
Bệnh bướu cổ còn có tên gọi khác là bướu giáp. Đây là bệnh cực kỳ phổ biến ở tuyến giáp, với dấu hiệu điển hình là cục u lồi lên ở khu vực tuyến giáp vùng cổ. Bệnh bướu cổ có 3 nhóm chính là u lành tính, ung thư và rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp. Tuy nhiên, 80% trường hợp mắc bệnh bướu cổ thuộc dạng lành tính, nên bệnh nhân không cần lo lắng quá nhiều.
Khi bị bướu cổ, bạn không cần quá lo lắng vì đa số là ca bệnh lành tính, và không ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp của bạn. Do đó, hầu hết các trường hợp mắc bệnh bướu cổ lành tính sẽ không cần can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu kích cỡ của cục bướu quá khổ, khiến bạn bị khó thở và mất thẩm mỹ thì nên phẫu thuật cắt bỏ.
Xem thêm >>>
Triệu chứng của bệnh bướu cổ
Triệu chứng của bệnh bướu cổ rất đa dạng, nhưng nhìn chung có thể tổng hợp lại như sau:
- Trí nhớ giảm sút, mệt mỏi và hay căng thẳng, thường xuyên cảm thấy lạnh người, rùng mình.
- Hay bị hồi hộp, trống ngực đập mạnh, người đổ mồ hôi liên tục và bị sút cân.
- Mắt bị lồi ra.
- Giọng nói không còn trong mà bị khàn đục.
Nếu người bệnh đã có u nhỏ ở cổ sẽ khó cảm nhận được. Nếu bướu lớn và chèn ép lên các bộ phận như khí quản, thực quản,…cơ thể sẽ có biểu hiện như sau:
- Cảm giác họng có vật cản, đau họng
- Khó nuốt, nuốt thức ăn hay nước bọt sẽ bị đau
- Khó thở, nhất là khi nằm
- Ho và nghẹn thường xuyên
- Thở dốc khó chịu
Nguyên nhân của bệnh bướu cổ
Nguyên nhân gây bệnh bướu cổ có thể chia thành 3 nhóm chính. Đầu tiên, đó chính là:
- Cơ thể mệt mỏi, thiếu i ốt nghiêm trọng.
- Dùng thuốc chữa bệnh hen, thấp khớp chứa muối lithi cũng gây bệnh nghiêm trọng. Trong một số đồ ăn như măng, rau cải, hay nguồn nước không đảm bảo đều sẽ ảnh hưởng đến tuyến giáp gây bệnh bướu cổ.
- Ngoài ra, bệnh bướu cổ cũng có thể di truyền trong gia đình, thành viên trong nhà từng bị rối loạn hoạt động tuyến giáp bẩm sinh sẽ khiến bạn có thể bị bướu cổ.
Có mấy loại bướu cổ?
Bướu cổ lành tính
Đây là dạng bướu cổ không gây nguy hiểm cho sức khỏe, 80% bệnh nhân bướu cổ ở trường hợp này, và đa số là phụ nữ. Khi bị bướu lành tính, tuyến giáp bị sưng to và dễ nhìn thấy bằng mắt thường.
Cục bướu có thể có nhiều nhân hoặc một nhân. Nếu là bướu đơn nhân, bạn sẽ thấy khối u ở giữa vùng cổ. Ngược lại, bướu đa nhân sẽ làm cổ xuất hiện nhiều khối u tròn với đường kính từ 0,5 – 1 xen ti mét.
Triệu chứng bệnh không rõ ràng, nếu u nhỏ, bệnh chỉ được phát hiện khi bạn đi khám sức khỏe tổng quát. Nếu phát triển lớn hơn, bướu sẽ chèn vào các cơ quan xung quanh. Cụ thể là:
- Chèn ép dây thần kinh khiến giọng nói bị thay đổi
- Chèn ép tĩnh mạch chủ, khiến cổ và mặt bị phù
- Chèn ép khí quản gây khó thở
Nếu bướu không có nhân, bệnh nhân chỉ cần sử dụng thuốc để làm xẹp. Với bướu một hoặc nhiều nhân, việc điều trị thuốc sẽ được áp dụng trong 6 tháng, nếu không thấy hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định mổ.
Bướu cường giáp
Bướu cổ do cường giáp thường xảy ra ở phụ nữ, trong độ tuổi 20 – 45 tuổi. Bệnh này do hormone tuyến giáp nhiều hơn mức bình thường gây ra. Biểu hiện của bướu cổ cường giáp chính là tay run, tim đập nhanh, sụt cân nhanh dù ăn uống bình thường.
Bướu cường giáp có thể điều trị bằng thuốc khoảng 12 – 18 tháng. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc trị bướu cổ và phẫu thuật trong trường hợp cần thiết để chữa bệnh.
Bướu cổ ác tính
Giai đoạn đầu của bướu cổ ác tính sẽ tương tự bướu lành tính. Bệnh này thường gặp ở người trung niên và người lớn tuổi. Nếu bệnh đã bước vào giai đoạn muộn, người bệnh có thể bị khàn giọng vĩnh viễn.
Để điều trị bệnh bướu cổ ác tính, bạn cần tới bệnh viện. Bác sĩ sẽ chỉ định cắt hết thùy giáp có tế bào ung thư, nạo hạch. Nếu hạch đã di căn, bạn phải cắt 2 thùy giáp, điều trị bằng thuốc kích tố giáp, chống lại tình trạng suy giáp.
Cách chữa bướu cổ
Có rất nhiều phương pháp trị chứng bướu cổ, tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định 1 trong 3 cách chữa như sau:
- Phóng xạ i ốt: Bệnh nhân sẽ được uống i ốt chứa phóng xạ, sau đó i ốt sẽ theo máu đến tuyến giáp, phá hủy các tế bào. Cách này hiệu quả với 90% bệnh nhân. Nhiều người giảm kích thước bướu cổ chỉ sau 12 – 18 tháng. Phóng xạ i ốt cũng sẽ làm tuyến giáp hoạt động kém hơn, nhưng hiếm gặp.
- Uống thuốc: Nếu bị suy giáp, bệnh nhân sẽ được chỉ định uống thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Chúng có tác dụng làm chậm giải phóng hormone tăng trưởng tuyến giáp, giúp bướu nhỏ lại. Bệnh nhân bị bướu cổ do viêm tuyến giáp sẽ được chỉ định uống aspirin hoặc corticosteroid để điều trị. Tuy nhiên thuốc sẽ có tác dụng phụ như đau ngực, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, mệt mỏi.
- Phẫu thuật: Nếu bướu có kích cỡ lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh thì sẽ cần phẫu thuật. Bác sĩ sẽ dùng thủ thuật cắt thùy, cắt giáp toàn phần, cắt éo giáp,..để tiến hành mổ. Ngoài ra, nếu bướu chứa nước, bác sĩ sẽ chọc hút bằng kim để rút nước.
Một số câu hỏi về bệnh bướu cổ
Bướu cổ lành tính có nên mổ không?
Đa số trường hợp bướu cổ lành tính không cần phẫu thuật. Chỉ trong trường hợp thật sự cần thiết, bác sĩ mới chỉ định phẫu thuật.
Những trường hợp phẫu thuật với bướu lành tính sẽ bao gồm bướu chèn ép gây khó thở, bướu lớn mất thẩm mỹ, tầm soát ung thư.
Nếu bướu có kích thước nhỏ sẽ không bắt buộc mổ. Hãy để bác sĩ kê đơn thuốc và tái khám định kỳ theo hướng dẫn.
Chỉ định phẫu thuật bướu cổ khi nào?
- Bướu cổ có nhân ác tính, đã chẩn đoán ác tính bằng sinh thiết.
- Bướu cổ có kết quả sinh thiết không ác tính nhưng nghi ngờ ác tính (dựa vào phương pháp siêu âm hoặc tế bào học)
- Bướu cổ ở những người có tiền sử người thân từng bị ung thư tuyến giáp
- Bướu lớn chèn ép cổ họng, khiến bệnh nhân gặp vấn đề về sức khỏe.
Trên đây là thông tin về căn bệnh bướu cổ dành cho những người quan tâm. Hãy theo dõi Gia dụng Việt mỗi ngày để đọc thêm nhiều bài hay về sức khỏe nhé.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn
Câu hỏi thường gặp (2)
- Phóng xạ i ốt: Bệnh nhân sẽ được uống i ốt chứa phóng xạ, sau đó i ốt sẽ theo máu đến tuyến giáp, phá hủy các tế bào. Cách này có hiệu quả với khoảng 90% bệnh nhân sau 12-18 tháng.
- Uống thuốc: Nếu bị suy giáp, bệnh nhân sẽ được chỉ định uống thuốc thay thế hormone tuyến giáp để làm chậm giải phóng hormone tăng tưởng tuyến giáp, giúp bướu nhỏ lại.
- Phẫu thuật: Nếu bướu có kích cỡ lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh thì sẽ cần phẫu thuật. Bác sĩ sẽ dùng thủ thuật cắt thùy, cắt giáp toàn phần, cắt éo giáp,..để tiến hành mổ.