Bệnh chàm hay còn gọi là bệnh eczema. Một căn bệnh không gây nguy hiểm nhưng nó khiến bề ngoài của bạn bị xuống sắc. Hơn nữa khi mắc bệnh này sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Vậy nên làm thế nào để ngăn ngừa bệnh cũng như cách điều trị ra sao, hãy cùng Gia dụng Việt đọc qua bài viết dưới đây nhé.
Xem nhanh nội dung
Bệnh chàm (eczema) là bệnh gì?
Bệnh chàm là tình trạng da mẩn ngứa và đỏ kèm theo mụn li ti. Tuy là bệnh ngoài da nhưng bệnh chàm hay tái phát nhiều lần và làm ảnh hưởng sâu tới lớp biểu bì ở dưới da.
Khi mắc bệnh này làn da của bạn sẽ trở nên sần sùi gây mất thẩm mỹ và có thể khiến cho bạn bị tự ti.
Hơn nữa, căn bệnh này sẽ xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là ở trẻ em.
Các loại bệnh chàm
Bệnh chàm bao gồm rất nhiều loại có đặc điểm nhận biết và nguyên nhân hình thành khá giống nhau. Căn cứ vào loại bạn phát và vị trí xuất hiện trên cơ thể, người ta chia thành nhiều loại như:
Viêm da dị ứng: Đây là 1 tình trạng phổ biến nhất của bệnh chàm. Viêm da dị ứng cũng liên quan đến các rối loạn dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng. Bệnh có thể bắt đầu từ thời thơ ấu.
Chàm tiếp xúc: Bệnh này được hình thành nên do nhiễm các hóa chất độc hại. Với 3 dạng là: Chàm tiếp xúc dị ứng – có phản ứng kích thích với tác nhân gây bệnh, chàm tiếp xúc ánh sáng – do ánh sáng của mặt trời làm bùng phút và chàm kích ứng – do bị nhiễm chất kích ứng da không được phép sử dụng.
Chàm tổ đỉa: Tình trạng này thường xảy ra với phụ nữ nhiều hơn. Do các chị em thường hay tiếp xúc với nước tẩy, dầu rửa bát,… Vị trí thường xuất hiện ở phần kẽ các ngón tay và chân.
Chàm thể địa: Được hình thành do chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền ở trong gen. Khi mắc tình trạng này sẽ rất khó để điểm kiểm soát và hay tái phát.
Chàm đồng tiền: Với tình trạng này da của bạn sẽ xuất hiện những hình tròn như đồng tiền. Nếu biết cách chăm sóc thì có thể kiểm soát được tình trạng này, ngoài ra chúng cũng rất dễ tái phát.
Chàm da dầu: Còn có tên gọi là viêm da tiết bã da dầu. Tình trạng này khá lành tính, không lây lan nhưng chúng lại có tính di truyền cao.
Chàm sữa: Thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ 2 tuần tuổi đến 2 tuổi. Việc vệ sinh cá nhân cho trẻ có liên quan mật thiết tới bệnh.
Những nguyên nhân gây ra bệnh chàm
Các nguyên nhân chung gây ra bệnh chàm rất nhiều, nhưng phổ biến có thể kể đến các nguyên nhân như:
Do di truyền: Nếu trong gia đình của bạn mà có người đã mắc các loại bệnh này thì rất có thể bạn cũng sẽ bị.
Do yếu tố dị nguyên: Khi bạn thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất, mỹ phẩm độc hại,… sẽ rất có hại cho cơ thể. Nếu như hệ miễn dịch bạn kém hay cơ địa nhạy cảm thì bệnh chàm sẽ xuất hiện.
Do nhiễm vi sinh: Những người có cơ địa nhạy cảm cùng với thời tiết nóng ẩm hoặc quá lạnh thì da sẽ hay bị sần sùi. Từ đó, các vi sinh vật sẽ dễ trú ngụ, sinh sản và xâm lấn vào trong da gây nên bệnh chàm.
Do thể trạng kém: Khi bạn có hệ miễn dịch kém các vi khuẩn cùng các tác nhân xấu khác sẽ dễ dàng xâm nhập nhanh hơn và gây ra nhiều bệnh, trong đó có chàm da.
Mắc các bệnh mãn tính: Với những người bị mắc các bệnh như hen phế quản, viêm thận, bệnh xơ gan,… sẽ dẫn đến biến chứng chàm da.
Triệu chứng của bệnh chàm
Với mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau và bùng phát nhiều chỗ chứ không xảy ra cùng 1 khu vực. Triệu chứng đặc trưng của bệnh chàm là ngứa. Ngoài ra, còn có những biểu hiện khác như đỏ, khô, nứt, dày da.
Các triệu chứng ở các đối tượng khác nhau sẽ bao gồm:
Ở trẻ sơ sinh: Khi phát ban có thể bị chảy nước, đóng vảy, chủ yếu là ở mặt, kẽ da, da đầu hoặc ở cánh tay, chân, lưng và ngực của trẻ.
Ở trẻ nhỏ: Thường thì khi phát ban ở trẻ nhỏ sẽ xuất hiện ở khuỷu tay, sau đầu gối, trên cổ, mắt cá chân, trên cổ tay. Về dần phát ban sẽ chuyển thành vảy và khô.
Ở người lớn: Phát ban thường xuất hiện trên mặt, sau đầu gối, cổ tay, bàn tay hoặc bàn chân. Lúc này da bạn sẽ có tình trạng rất khô, dày và có vảy.
Cách điều trị bệnh chàm
Để làm cải thiện cũng như giảm bớt các triệu chứng này thì bạn cần có cách điều trị tại nhà như sau:
- Dùng các loại thuốc mỡ hay sáp dưỡng ẩm để làm dịu tình trạng viêm và duy trì độ ẩm cho da, giúp da mau lành hơn.
- Bạn nên thoa hydrocortisone lên phần da bị chàm 4 lần trong 1 ngày và thực hiện trong vòng 7 ngày. Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú thì nên hỏi bác sĩ về việc sử dụng loại thuốc này.
- Cho cơ thể được thư giãn và tập thiền.
- Tăng cường bổ sung vitamin và các chất dinh dưỡng từ rau xanh để hỗ trợ điều trị bệnh chàm.
- Không gãi lên vết thương để tránh gây tổn thương bề mặt da.
- Tắm bằng nước ấm khoảng 5 – 10 phút và không nên dùng xà phòng để tránh làm khô da.
- Ngoài ra, nên đi khám để có cách điều trị hiệu quả nhất.
Cách ngăn ngừa bệnh chàm tái phát
Sau đây sẽ là 1 số mẹo nhỏ sẽ giúp bạn ngăn ngừa được bệnh chàm tái phát:
- Thường xuyên dưỡng ẩm cho da.
- Tránh việc thay đổi nhiệt độ hay độ ẩm đột ngột.
- Kiểm soát căng thẳng, lo âu.
- Luôn để cơ thể được thư giãn, tập thể dục thường xuyên.
- Hạn chế dùng các các chất tẩy rửa tẩy rửa, xà phòng hay dung môi mạnh.
- Tránh dùng các loại thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng.
Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức cùng với các mẹo nhỏ về bệnh chàm. Bạn cũng nên đi gặp bác sĩ để có cách chữa trị hiệu quả nhất.
Để ngăn ngừa bệnh tái phát, thì bạn nên cho cơ thể thư giãn cùng với việc tập thể thao, và ghế massage sẽ là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Với những tinh năng hiện đại sẽ khiến cho cơ thể bạn luôn được thỏa mái và khỏe mạnh.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn