Động kinh là tình trạng hệ thống thần kinh trung ương bị rối loạn. Mặc dù động kinh hiếm khi đe dọa đến tính mạng, nhưng nó có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe cho người mắc phải. Vậy bệnh động kinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Mời các bạn cùng khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: Bệnh alzheimer là gì? Nguyên nhân, triệu chứng thường gặp

Bệnh động kinh là gì?

Bệnh động kinh là một tình trạng gây ra bởi sự cố của hệ thống thần kinh trung ương. Hoạt động của não trở nên bất thường vào thời điểm này, dẫn đến co giật (động kinh) hoặc các vấn đề về hành vi và cảm giác, nghiêm trọng hơn có thể khiến mất ý thức.

Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, cả nam giới và phụ nữ ở nhiều lứa tuổi và chủng tộc khác nhau. Tình trạng này thường khởi phát từ lúc nhỏ hoặc phát triển ở những người trên 60 tuổi.

Bệnh này có thể kéo dài suốt đời. Tuy nhiên, nếu điều trị đúng thì sẽ có thể tự phục hồi, thuyên giảm hoặc cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh động kinh

Khoảng một nửa trong số những người bị bệnh động kinh không xác định được nguyên nhân rõ ràng. Các trường hợp còn lại, nguyên nhân có thể gây ra chứng động kinh, bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Một số loại động kinh có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong số đó, một số gen nhất định khiến bạn nhạy cảm hơn với các điều kiện môi trường và gây ra cơn động kinh
  • Bị thương ở đầu: một vụ tai nạn như chấn thương sọ não có thể gây ra bệnh động kinh
  • Các bệnh lý về não bộ: khối u não, đột quỵ, dị dạng động mạch, bất thường tại xoang hang có thể gây ra bệnh động kinh trong đó, đột quỵ là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất.
  • Nhiễm trùng: Động kinh có thể do viêm màng não, HIV, viêm não do vi rút và các bệnh do ký sinh trùng khác nhau gây ra.
  • Tổn thương trước khi sinh: Thai nhi cực kỳ dễ bị tổn thương bởi các yếu tố có thể gây tổn thương não trước khi sinh, chẳng hạn như nhiễm trùng ở người mẹ, đói hoặc thiếu oxy. Trẻ bị tổn thương não dễ mắc chứng động kinh hoặc bại não.
  • Rối loạn phát triển: Chứng động kinh thường có liên quan đến các vấn đề phát triển như chứng tự kỷ.
Benh Dong Kinh 1

Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh

Bệnh động kinh có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người, tuy nhiên những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Trẻ em: khoảng 40% trường hợp mắc bệnh dưới 10 tuổi, khoảng 50% người bệnh dưới 20 tuổi
  • Người già trên 60 tuổi
  • Người có bố mẹ, anh chị em trong gia đình đã bị bệnh động kinh
  • Người bị tổn thương não, chấn thương não hoặc nhiễm trùng trong não,…
  • Người đã từng bị đột quỵ hoặc mắc các bệnh mạch máu khác
  • Người lớn tuổi bị chứng mất trí nhớ
  • Trẻ em sốt cao kem theo co giật nhưng không được cấp cứu kịp thời.

Phân loại bệnh: Dấu hiệu nhận biết, triệu chứng bệnh

Theo phân loại của Liên đoàn quốc tế chống động kinh (ILAE) năm 1981, bệnh động kinh được chia thành 2 loại dựa trên diện tích vỏ não được kích hoạt hoặc các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải: động kinh cục bộ và động kinh toàn thể. Do đó sẽ có các thể bệnh điển hình khác nhau tương ứng với từng loại, cụ thể:

Động kinh cục bộ

Động kinh cục bộ chỉ xuất hiện ở một số vùng nhất định của não bộ, bao gồm:

  • Động kinh cục bộ đơn giản: Co giật chỉ xuất hiện ở một số bộ phận của cơ thể như chân, tay,… kèm theo ảo giác về hình ảnh, âm thanh, mùi,… Kéo dài khoảng 90 giây, nhưng bệnh nhân không bị mất đi ý thức.
  • Động kinh cục bộ phức tạp: Ảnh hưởng đến một vùng rộng hơn so với động kinh cục bộ đơn giản, có thể là liệt nửa người hoặc co giật cả tay và chân kéo dài dưới 2 phút. Thùy thái dương – phần não gần tai – là nơi bắt đầu khoảng 80% các cơn co giật cục bộ phức tạp, khiến bệnh nhân mất ý thức, khó quản lý hành vi, nói những lời vô nghĩa và thay đổi tâm trạng.

Động kinh toàn thể

Xảy ra khi tất cả các bộ phận của não bị ảnh hưởng, bệnh được chia thành 5 thể chính:

  • Động kinh co cứng và co giật: Trải qua 2 giai đoạn bao gồm giai đoạn cơn co cứng, lúc này các cơ đột ngột bị co cứng, bệnh nhân ngã xuống và mất ý thức hoàn toàn trong 10 – 20 giây. Sau đó là giai đoạn co giật liên tục kéo dài khoảng 2 đến 3 phút. Các cơ dần dần giãn ra, bệnh nhân mất cảm giác và không còn nhớ những gì đã xảy ra trước đó.
  • Động kinh co cứng hay co giật đơn thuần: Dạng co giật này rất ít khi xảy ra, người bệnh chỉ lên cơn co cứng hoặc co giật toàn thân.
  • Động kinh vắng ý thức: Bệnh nhân bị mất ý thức trong 3-30 giây, biểu hiện các triệu chứng như đột ngột dừng lại việc đang làm, nhìn chằm chằm vào một vật dụng nào đó. Sau đó, họ tỉnh dậy và làm việc như bình thường, không để ý đến những gì vừa diễn ra.
  • Động kinh rung giật cơ: Co giật cơ được đặc trưng bởi các cơn giật cơ đột ngột, không kiểm soát được, nhanh chóng ở một hoặc nhiều bộ phận của cơ thể. 
  • Mất trương lực cơ: Cơn co giật xảy ra khi trương lực của một nhóm cơ đột ngột giảm xuống, khiến mí mắt sụp xuống, gật đầu về phía trước, thả người hoặc đánh rơi đồ vật cầm trên tay,… trong khi vẫn tỉnh táo.
Benh Dong Kinh 2

Bệnh động kinh có nguy hiểm không?

Bệnh động kinh có thể chữa khỏi nhưng ảnh hưởng của bệnh rất nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị.

  • Động kinh ở trẻ sơ sinh: Các nguy cơ bao gồm: ngạt chu sinh, nhiễm trùng hệ thần kinh, xuất huyết não, tật bẩm sinh, hạ calci, hạ đường huyết và các vấn đề chuyển hóa.
  • Động kinh ở trẻ em: Có thể để lại hậu quả chấn thương não lâu dài cho trẻ.
  • Thanh thiếu niên mắc chứng động kinh, đặc biệt là chứng động kinh thể vắng: Có nguy cơ cao bị chết đuối khi bơi hoặc ngã khi leo núi, cũng như có kết quả học tập giảm sút đáng kể do các vấn đề về tập trung.
  • Người trưởng thành: Bị co giật khi đang lái xe hoặc vận hành máy móc ở độ cao đặc biệt nguy hiểm,… Những trường hợp như vậy có thể khiến tính mạng của bệnh nhân gặp nguy hiểm.

Động kinh là một tình trạng đáng sợ, đặc biệt là đối với phụ nữ và người cao tuổi, nó có thể ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày, công việc và thậm chí là khả năng làm mẹ.

Bệnh động kinh không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh mà còn khiến họ bị căng thẳng về tâm lý. Nhiều người bệnh bị động kinh cảm thấy tự ti và khó hòa nhập cộng đồng.

Phương pháp điều trị bệnh như thế nào?

Bệnh động kinh có thể được kiểm soát tốt nếu điều trị đúng cách. Trên thực tế, khi dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, có đến 70% bệnh nhân có thể sống chung với tình trạng này trong thời gian dài mà không bị lên cơn.

Nếu thuốc chống bệnh động kinh không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật hoặc thay đổi liệu pháp.

Điều trị bằng thuốc

Bệnh động kinh được điều trị bằng nhiều loại thuốc. Các bác sĩ thường kê đơn thuốc dựa trên các tiêu chí như khả năng chịu đựng của bệnh nhân đối với các tác dụng phụ và cách phân bổ liều lượng thuốc.

Mặc dù thực tế là có nhiều loại co giật khác nhau, tuy nhiên nhìn chung thuốc có thể kiểm soát khoảng 70% các cơn co giật.

Một số tác dụng phụ của thuốc chữa động kinh có thể kể đến như: 

  • Ngáy ngủ
  • Thiếu năng lượng
  • Dễ cáu kỉnh
  • Đau đầu
  • Run rẩy
  • Rụng tóc
  • Nướu sưng
  • Phát ban
Uong Thuoc Ngu Qua Lieu 4

Điều trị bằng cách phẫu thuật

Nhiều người bệnh động kinh uống thuốc hàng ngày nhưng cơn động kinh vẫn xảy ra thường xuyên thì có thể bị vùng não đã bị tổn thương rất nghiêm trọng. Kết quả là bệnh nhân điều trị bằng cách phẫu thuật trong tình huống này.

Phần não bị ảnh hưởng sẽ được loại bỏ khỏi hộp sọ trong quá trình phẫu thuật, điều này sẽ giúp giảm thiểu các cơn động kinh và cải thiện chức năng của hệ thần kinh trung ương. Nếu phần não này bị đào thải, các chức năng thông thường của cơ thể vẫn phải được duy trì. Điều này có nghĩa là phần não này không có ảnh hưởng đến các giác quan, cơ quan hoặc khả năng nhận thức của bệnh nhân. Đảm bảo những yếu tố này, phương pháp phẫu thuật động kinh mới có thể được tiến hành.

>>> Xem thêm: Bệnh động kinh nên ăn gì để hạn chế phát bệnh

Như vậy bài viết trên của GDV Sport đã giới thiệu đến các bạn những thông tin liên quan đến bệnh động kinh. Hy vọng rằng với những thông tin này, bạn đã biết thêm những kiến thức hữu ích và có cách điều trị bệnh hiệu quả!

Ngay từ hôm nay, bạn có thể chăm sóc cho não bộ, hệ thần kinh của mình luôn khỏe mạnh chỉ với một chiếc máy massage đầu nhỏ gọn. Chiếc máy này được tích hợp công nghệ xoa bóp, day ấn huyệt đạo phần đầu một cách nhẹ nhàng. Từ đó, chúng sẽ kích thích các tế bào máu, dinh dưỡng vận chuyển lên não bộ và chăm sóc hệ thần kinh một cách khỏe mạnh nhé.

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)