>>> Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh Parkinson: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Xem nhanh nội dung
Bệnh Parkinson có chữa được không?
Parkinson có tính chất tiến triển dần theo thời gian. Do đó các triệu chứng bệnh parkinson ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống thường ngày của người bệnh. Dù vậy nhưng đến nay y học vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Bệnh nhân chỉ có thể thực hiện các phương pháp giảm thiểu triệu chứng của bệnh. Trên thực tế, hầu hết người mắc parkinson được điều trị từ sớm vẫn có thể duy trì công việc và cuộc sống một cách ổn định. Vì thế, thay vì lo lắng bệnh Parkinson có chữa được không, bạn nên tập trung tìm ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhé.
Bệnh parkinson có chữa được không, chữa bằng cách nào?
Bệnh parkinson không thể chữa được nhưng có thể giảm thiểu một số triệu chứng bệnh bằng cách dùng thuốc, can thiệp phẫu thuật và thay đổi lối sống.
Dùng thuốc làm giảm các triệu chứng bệnh
Bệnh Parkinson có chữa được không khi sử dụng thuốc. Các loại thuốc trên thị trường hiện nay có thể giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng như: dáng đi siêu vẹo, khó di chuyển, run. Ngoài ra, khi mắc bệnh, cơ thể sẽ khó sản sinh hormone dopamine nên các loại thuốc trị này sẽ hỗ trợ tăng nồng độ hoặc thay thế cho dopamine trong não.
Bạn có thể tham khảo các loại thuốc bác sĩ thường kê như sau:
- Carbidopa-levodopa: Là loại thuốc đặc trị parkinson hiệu quả nhất, thuốc khi đi vào não của người bệnh sẽ chuyển đổi thành dopamin. Lưu ý tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt.
- Thuốc đồng vận dopamin: Hiệu quả của thuốc đồng vận dopamin thấp hơn nhưng thời gian tồn tại lâu hơn. Do đó, người bệnh có thể kết hợp sử dụng với levodopa để nâng cao tác dụng. Lưu ý một số tác dụng phụ là buồn nôn, chóng mặt, buồn ngủ, ảo giác, tăng hành vi tình dục, nghiện ăn uống.
- Thuốc ức chế men oxy hóa monoamine: Có tác dụng ngăn chặn sự phân hủy dopamin bằng cách ức chế các enzyme monoamine oxidase B – loại enzyme thực hiện chức năng chuyển hóa dopamin trong não bộ. Bệnh nhân có thể gặp tình trạng mất ngủ hoặc buồn nôn sau khi sử dụng thuốc.
- Thuốc ức chế Catechol O-methyltransferase: Giúp kéo dài công dụng của levodopa bằng cách ngăn chặn một loại enzyme phá vỡ dopamine.
- Thuốc chống Cholinergic: Loại thuốc được chỉ định dùng trong thời gian dài để kiểm soát chứng run của parkinson.
- Amantadine: Có thể được dùng ở giai đoạn đầu bệnh parkinson, giúp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh và kết hợp với carbidopa-levodopa.
Sau khi điều trị bằng thuốc, các triệu chứng parkinson sẽ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc sẽ giảm dần theo thời gian do người bệnh đã quen thuộc với cơ chế hoạt động của các loại thuốc này hoặc đáp ứng kém dần với thuốc.
Phẫu thuật kích thích não sâu
Bệnh Parkinson có chữa được không. Bạn có thể tham khảo phương pháp phẫu thuật kích thích não sâu trong trường hợp giai đoạn bệnh nặng và cơ thể ít phản ứng với thuốc.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách cấy điện cực vào một phần não của bệnh nhân. Sau đó, điện cực được kết nối với máy phát điện cấy gần xương đòn. Máy phát điện này có nhiệm vụ phát ra các xung điện đến vị trí đã được cấy điện cực trước đó. Hoạt động của máy sẽ làm giảm các triệu chứng bệnh Parkinson.
Tuy cách chữa bệnh này mang lại lợi ích lâu dài cho người bệnh nhưng bệnh vẫn tiếp tục tiến triển. Phương pháp này có thể gây ra biến chứng nhiễm trùng, xuất huyết não hoặc đột quỵ.
Phương pháp chữa bệnh parkinson không dùng thuốc
Bệnh Parkinson có chữa được không bên cạnh 2 phương pháp kể trên. Câu trả lời là có. Người bệnh có thể kết hợp các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc với việc xây dựng một lối sống, sinh hoạt lành mạnh. Nhờ đó triệu chứng bệnh sẽ suy giảm từ từ, không có tác dụng phụ. Đặc biệt khi kết hợp với thuốc tây có thể nhân đôi hiệu quả điều trị.
Đây là một số phương pháp giảm triệu chứng bệnh không sử dụng thuốc:
Tập thể dục hàng ngày: Vận động cơ thể bằng những hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, tập dưỡng sinh giúp giữ cho cơ thể linh hoạt và giữ thăng bằng tốt hơn. Tập thể dục giúp tâm lý người bệnh được thả lỏng, giảm căng thẳng. Nên lưu ý khi tập luyện không nên di chuyển quá nhanh hay vận động quá sức.
Ăn uống lành mạnh: Người bệnh parkinson cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cắt giảm tinh bột, dầu mỡ, tăng cường chất xơ, đạm thực vật, uống nước nước để tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt cần chú ý bổ sung thực phẩm giàu omega-3, vitamin B6 có lợi cho hệ thần kinh.
>>> Xem thêm: Thực phẩm giàu vitamin B6 giúp giải tỏa stress hiệu quả
Thư giãn toàn thân: Phương pháp thiền, yoga, massage toàn thân giúp thư giãn, tạo điều kiện sản sinh hormone dopamine và giảm thiểu triệu chứng tê cứng chân tay ở người bệnh parkinson.
Chăm sóc bệnh nhân parkinson
Bệnh Parkinson có chữa được không? Nếu ở giai đoạn cuối của bệnh, cơ thể có thể xuất hiện các triệu chứng như chán ăn, khó nuốt, chuyển động khó khăn. Trong trường hợp này, người nhà chú ý chăm sóc bệnh nhân bằng các gợi ý sau:
- Chế độ ăn uống: Bệnh nhân cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, ưu tiên thức ăn dễ tiêu và tăng cường sức khỏe với nhiều rau xanh, hoa quả.
- Chế độ vệ sinh: Vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng hàng ngày để chống lại sự tấn công của vi khuẩn và giúp tinh thần người bệnh luôn phấn chấn.
- Chế độ tập luyện: tập luyện và vận động hàng ngày để bảo vệ cơ bắp và giúp xương khớp dẻo dai hơn. Người bệnh nên tập yoga, thiền, dưỡng sinh, đi bộ.
>>> Xem thêm: Máy massage chân chăm sóc sức khỏe xương khớp cho người lớn tuổi
Ngoài ra, người nhà có thể đồng hành và hỗ trợ bệnh nhân tập luyện một số động tác đơn giản như sau:
- Vận động khi đang ngồi: Ngồi trên ghế có lưng tựa, làn lượt nhấc đầu gối lên cao như khi đang đi bộ, lặp lại động tác khoảng 10 lần.
- Đi bộ và xoay người: Đi bộ theo đường thẳng, đi chậm để giữ thăng bằng tốt hơn kết hợp vung đều đặn hai tay, đến khi cần xoay người lại thì đi thành đường cung tròn chứ không xoay người đột ngột.
- Kéo vai: Bệnh nhân có thể ngồi hoặc đứng thẳng lưng, hai tay để phía trước, bàn tay và khủy tay áp sát vào nhau. Đưa hai tay ra hai bên càng xa càng tốt sao cho bả vai sau co lại gần nhau. Giữ nguyên khoảng vài giây rồi trở về vị trí cũ, lặp lại động tác kéo vai này 10 lần.
- Đứng lên ngồi xuống: Sử dụng ghế ngồi có tay vịn chắc chắn. Khi đứng lên hoặc nghiêng người về phía trước, có thể dùng tay vịn vào ghế để đẩy người lên. Khi cần ngồi xuống, nhẹ nhàng nghiêng người về phía trước, bám chắc vào tay vịn, từ từ ngồi xuống.
- Vặn người: Khi đang ngồi ghế có thể kết hợp chuyển động vặn người. Đầu tiên hai tay để trên vai, xoay phần trên của cơ thể từ phải qua trái và đảo chiều xoay. Động tác này mỗi bên xoay khoảng 5-7 lần.
- Cách ngồi dậy khi đang nằm: Người bệnh cần lùi ra mép giường, xoay người nằm nghiêng và hai đầu gối co lại. Sau đó đặt hai chân ra khỏi giường và dùng hai tay chống trên mặt giường để ngồi dậy.
>>> Xem thêm: Cảnh báo bệnh Parkinson ở người trẻ: Nguyên nhân, nhận biết, cách chữa bệnh
Trên đây là những giải đáp chi tiết về bệnh parkinson có chữa được không và cách cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay. Đối với bệnh parkinson, bạn nên chấp nhận chúng là một phần trong cuộc sống hàng ngày và kiên trì áp dụng phương pháp giảm thiểu triệu chứng của bệnh cũng như thực hiện lối sống lành mạnh. Hy vọng rằng người bệnh sẽ luôn giữ vững ý chí và tinh thần lạc quan để “chiến đấu” cùng Parkinson.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn