Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong đứng 3 trong nguyên nhân gây tử vong và đứng thứ 5 trong gánh nặng toàn cầu. Việt Nam cũng không ngoại lệ với tỷ lệ mắc bệnh khá cao. Tuy nhiên, rất ít người có kiến thức về căn bệnh nguy hiểm. Vậy nên, bài viết hôm nay Gia dụng Việt sẽ chia sẻ cho các bạn về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì và những nguyên nhân, dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là gì? 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là gì? 
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là gì? 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính còn có tên tiếng anh là Chronic Obstructive Pulmonary Disease – COPD. Là một tình trạng viêm niêm mạc đường thở mãn tính khiến cho chức năng thông khí ở phổi bị giảm đi. Người bị bệnh này sẽ thường gặp tình trạng khó thở, do đường thở bị hẹp so với bình thường và có thể dẫn đến suy hô hấp.

Theo nghiên cứu của GS.TS.BS Ngô Quý Châu đã cho thấy, tỷ lệ mắc căn bệnh này chiếm khoảng 2% dân số Hà Nội và 5,56% tại Hải phòng. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng là bệnh lý chiếm tỷ lệ cao nhất trong các khoa bệnh hô hấp. Thực tế, tỷ lệ mắc bệnh có thể nhiều hơn so với thống kê bạn đầu và có nhiều người bệnh chủ quan không đi khám, ngay cả khi xuất hiện những dấu hiệu của bệnh.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được chia làm 2 dạng, bao gồm:

  • Viêm phế quản mạn tính: Là lớp niêm mạc của các ống phế quản bị viêm, lớp lót trong của các ống phế quản phổi bị sưng tấy, đỏ và chứa các chất nhầy (nguyên nhân gây hẹp đường thở).
  • Khí phế thũng: Gây nên tình trạng khó thở bởi các túi phổi bị tổn thương lâu ngày. Điều này khiến cho các túi phổi bị suy yếu và vỡ ra, thay thế phần không gian nhỏ bằng không gian lớn khiến cho diện tích bề mặt phổi bị giảm và lượng oxy đi vào máu cũng bị giảm theo.

Nguyên nhân gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 

Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên căn bệnh này chính là hút thuốc lá, thuốc lào. Theo các nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh COPD do hút thuốc lá cao hơn so với các nhóm bệnh khác. Với 20% đến 30% số người hút thuốc trên 20 điều mỗi ngày có nguy cơ cao mắc COPD. Bệnh sẽ xuất hiện chủ yếu trên tuổi 35 và khoảng 80% đến 90% người nghiện thuốc lá đều được chuẩn đoán mãn tính. 

Khi hút thuốc lá chức năng của phổi sẽ bị suy giảm nhanh chóng, người bệnh dễ xuất hiện những cơn kịch phát cấp hơn, khả năng đáp ứng với thuốc cũng kém đi. Ngoài ra, người hít phải khói thuốc lá và các chất độc hại sẽ gây ra tình trạng viêm bất thường trong phổi và toàn bộ cơ thể.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe

Tuy nhiên, những người không hút thuốc lá vẫn có khả năng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do một số nguyên nhân khác như:

  • Bạn đang sống trong môi trường hay làm việc bị ô nhiễm và có nhiều khói bụi độc hại. 
  • Những người có tiền sử mắc bệnh về đường hô hấp như: viêm phế quản cấp, bệnh lao, hen huyễn,… cũng có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
  • Ngoài ra, người mắc các bệnh lý nhiễm trùng, người bị suy giảm hệ miễn dịch,… cũng là một trong những nguyên nhân gây nên căn bệnh này.
  • Có thể là do yếu tố di truyền. Cụ thể là thiếu men Alpha 1-Antitrypsin – yếu tố gây khí phế thũng ở người hút thuốc lá và tăng cao ở người không hút.
  • Người càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.

Ngoài ra, khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì nền viêm mạn tính đường thở không hồi phục, các đổ cấp COPD sẽ xuất hiện thường xuyên. Nguyên nhân các đợt cấp COPD bắt nguồn từ các tác nhân, cụ thể như:

  • Nhiễm trùng: Với 40-50% tác nhân do vi khuẩn, 30% do virus và 5-10% các vi khuẩn không điển hình.
  • Không nhiễm trùng: Có thể do suy tim nặng, loạn nhịp tim, tràn khí màng phổi, tắc mạch phổi, dùng thuốc ngủ, điều trị oxy, có chế độ dinh dưỡng kém, có bệnh chuyển hóa phối hợp (bệnh gout, tiểu đường,…), lợi tiểu không đúng,…

Dấu hiệu cảnh báo bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 

Các dấu hiệu của căn bệnh này thường không rõ ràng và dễ nhầm với các bệnh hô hấp khác. Hầu hết mọi người đều đi khám khi bệnh đã tiến triển nặng, tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng. 

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ nhẹ đến nặng bạn cần đặc biệt chú ý:

Những dấu hiệu bạn đầu 

  • Bạn cảm thấy khó thở, thở khò khè, điển hình là những lúc hoạt động thể chất.
  • Hay thấy tức ngực.
  • Ho, ho khan hay ho có đờm.
  • Có cảm giác ớn lạnh và sốt nhẹ
  • Thường xuyên nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Năng lượng bị suy giảm.
  • Xuất hiện tình trạng sưng phù ở mắt cá chân, bàn chân hoặc ở chân.

Khi xuất hiện những dấu hiệu ban đầu này, người bệnh thường chủ quan không đi khám. Về lâu dần, bệnh bắt đầu trở nặng và xuất hiện những triệu chứng khó thở liên tục. Lúc đầu, khó thở chỉ xuất hiện khi bạn cố gắng sức, nhưng càng về sau các cơn khó thở sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Đến giai đoạn cuối của bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở ngay cả khi đang nghỉ ngơi.

Những dấu hiệu nặng 

Khi các dấu hiệu hô hấp COPD ban đầu cấp tính từ giai đoạn ổn định đột ngột trở nên xấu đi, sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của phổi, dẫn đến các đợt cấp COPD. Ở tình trạng này cần có sự thay đổi ở phác đồ điều trị thông thường.

Những dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng bao gồm:

  • Thường xuyên khó thở, về sau tình trạng này càng nặng dần.
  • Thở khò khè hoặc thở rít.
  • Hay bị đau tức, nặng ngực.
  • Buổi sáng có hiện tượng đau đầu.
  • Không có đủ sức để nói chuyện.
  • Móng chân, móng tay hoặc môi chuyển thành màu xanh, màu tím.
  • Cơ thể rơi vào trạng thái lơ mơ.
  • Nhịp tim nhanh hoặc rất nhanh.
  • Cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và giảm cân một cách bất thường.

Người bệnh có nguy cơ phải trải quan các đợt cấp với biểu hiện tồi tệ hơn so với triệu chứng thông thường và kéo dài trong vài ngày. Với trường hợp nặng, người bệnh phải nhập viện để điều trị với kháng sinh, thở máy, corticoid,… lúc này chức năng hô hấp sẽ bị giảm sút, thời gian sống cũng bị rút ngắn lại.

Một số triệu chứng điển hình của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Một số triệu chứng điển hình của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Những biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 

Nếu không can thiệp kịp thời, bệnh có thể gây nên một số biến chứng nặng nề, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Tràn khí màng phổi

Khi ở giai đoạn nặng tình trạng tắc nghẽn đường thở kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng lượng khí hít vào trong phế nang không được thở ra hết. Lúc này lượng khí tích tụ sẽ tăng lên khiến phế nang bị căng giãn, mỏng dần và dễ vỡ vào khoang màng phổi gây nên tràn khí màng phổi. Nếu tình trạng này kéo dài và không được khắc phục, tình mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa.

Bệnh tim

Giai đoạn nặng của bệnh, không khí ra vào phổi bị cản trở và không được đổi mới thường xuyên, hơn nữa vách phế nang cũng bị phá hủy điều này càng làm cản trở sự trao đổi khí. Dẫn đến nồng độ khí oxy trong máu bị giảm, tích đọng nhiều khí cacbonic. Nếu tình trạng thiếu oxy kéo dài sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan, đặc biệt là tim.

Không chỉ thế, tổn thương phế quản và phế nang càng nhiều sẽ khiến áp lực máu trong tuần hoàn phổi càng tăng. Lúc này tim phải làm việc nhiều hơn, dần dần sẽ dẫn tới tình trạng giãn và thậm chí là suy tim phải.

Giảm tuổi thọ

Ngay cả khi người bệnh ở mức độ nhẹ, thời gian sống cũng giảm hơn bình thường, còn với người bệnh nặng thì thời gian sống sẽ càng ngắn hơn. Đa số bệnh được phát hiện khi trong giai đoạn nặng.

Với 70% người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng và 30% là người bệnh rất nặng, chỉ sống sót sau 5 năm phát bệnh.

Tàn phế 

Người bệnh COPD đối mặt với nguy cơ tàn phế cao. Đối chiếu tiêu chuẩn tàn phế của Tổ chức Y tế, tàn phế của bệnh là do các điểm chính sau:

  • Tàn phế hô hấp: Các tình trạng như khó thở, đau cơ sẽ làm giảm đi khả năng vận động.
  • Tàn phế về mặt xã hội: Người bệnh sẽ có cảm giác như mình bị tách biệt khỏi xã hội, hoạt động thường ngày sẽ phải phụ thuộc vào người khác. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm, chất lượng cuộc sống bị suy giảm. Có khoảng 60% người bệnh có chỉ định thở bằng oxy dài hạn, với trường hợp này người bệnh cần nằm tại chỗ từ 16 – 18 giờ/ngày, việc này sẽ càng làm gia tăng tình trạng trầm của bệnh nhân.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không?

Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị, tuy nhiên lại không thể trị dứt điểm mà chỉ giúp duy trì ở trạng thái ổn định nhất và hạn chế tối đa những biến chứng cho cơ thể.

Điều này được giải thích là do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong thời gian dài sẽ khiến phổi bị tổn thương và khó có thể hồi phục được hoàn toàn. Nhưng nếu bệnh được phát hiện kịp thời thì quá trình điều trị cũng nhanh hơn, giúp tránh được tối đa những biến chứng trầm trọng.

Việc thay đổi thói quen sinh hoạt cũng là phương pháp điều trị được khuyến cáo như:

  • Cai thuốc lá hoàn toàn, kể cả thuốc lá điện tử.
  • Thường xuyên tập thể dục để tăng cường chức năng trao đổi chất của phổi.
  • Có một chế độ ăn uống lành mạnh, không uống rượu bia, không ăn đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ,…. tăng cường bổ sung chất xơ.
Bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục
Bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục

Ngoài ra, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ được áp dụng một số phương pháp điều trị sau:

  • Dùng thuốc giãn phế quản.
  • Can thiệp điều trị oxy dài hạn với tình trạng tắc nghẽn nặng.
  • Thủ thuật thông khí phế quản.
  • Phẫu thuật để giảm thể tích phổi.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một căn bệnh nguy hiểm với nguy cơ tử vong cao. Do đó, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức về căn bệnh này để kịp thời phát hiện cũng như phòng tránh chúng. Khi có những dấu hiệu bất thường hãy đi thăm khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán cũng như điều trị kịp thời nhé!

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)