Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng xuất hiện với tình trạng đĩa đệm bị thoát khỏi vị trí ban đầu giữa các đốt sống. Người bệnh gặp phải tình trạng này cần phải được điều trị kịp thời, đúng cách bởi những cơn đau do bệnh gây ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, sức khỏe người mang bệnh. Dấu hiệu nào cảnh báo bạn đang mắc bệnh, nguyên nhân và hướng điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Phồng đĩa đệm là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao?

Nhận diện thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm lưng là tình trạng đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí trong đốt sống, chèn ép vào các dây thần kinh, tủy sống. Trên cơ thể người có 24 đốt sống, đĩa đệm chính là bộ phận kết nối các đốt sống liên kết lại với nhau, bộ phận này chính là khoang giữa các đốt sống. Mục đích giúp cho cột sống có thể cử động nhịp nhàng, giảm sóc, cột sống vững vàng hơn. Ở bất kì đoạn nào của cột sống đều có thể mắc phải thoát bị đĩa đệm. Nhưng vị trí hay gặp nhất, gây ra nhiều bất tiện đó là vị trí lưng dưới, gây ra các cơn đau:

  • Thoát vị đĩa đệm lưng gây đau thắt lưng
  • Thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh tọa gây đau lưng tạo và lan xuống chân
  • Thoát vị đĩa đệm ở vùng cổ sẽ gây đau cổ gáy, dần lan xuống vai, cánh tay

Xem thêm

Biến chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt

Các biến chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Những cơn đau xuất hiện do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày. Nếu căn bệnh kéo dài sẽ khiến bệnh nặng hơn gây ra nhiều biến chứng như liệt, tàn phế suốt đời. Ngoài ra, người bệnh bị thoát vị đĩa đệm phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Ảnh hướng tới dây thần kinh

Cột sống chạy dài từ cổ xuống xương cụt – vị trí có nhiều dây thần kinh chạy qua. Khi đĩa đệm lưng bị thoát vị có thể khiến các dây thần kinh bị tổn thương gây ra nhiều cơn đau khó chịu cho người bệnh. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn cục bộ, tần suất cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều, không chỉ vùng cột sống thắt lưng bị ảnh hưởng mà còn ảnh hưởng tới các bộ phận khác như chân tay. Cơn đau nặng hơn khi vận động hoặc di chuyển, hắt hơi.

Gây liệt tàn phế

Biến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có nguy cơ gây liệt, tàn phế suốt đời. Nếu không chữa trị bệnh kịp thời, đúng cách thì cơ thể sẽ mất dần khả năng vận động.

bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra nhiều cơn đau khó chịu
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra nhiều cơn đau khó chịu

Teo cơ

Thoát vị đĩa đệm bị lệch ra ngoài gây chèn ép vào mạch máu, khiến máu không lưu thông ổn định tới các cơ. Từ đó, cơ thể không được bổ sung đủ chất dinh dưỡng, dẫn tới thiếu chất, teo dần. Người bệnh có thể mất dần khả năng lao động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị đĩa đệm thắt lưng.  

Rối loạn đại, tiểu tiện

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khiến cho xương khớp ở cột sống thoát ra khỏi vị trí ban đầu, khiến cho các dây thần kinh quanh khu vực này bị tổn thương, dẫn tới rối loạn cơ tròn. Người bệnh không tự chủ được việc đại tiểu tiện. Trong thời gian đầu mắc bệnh, bạn thường gặp phải hội chứng bí tiểu, sau đó sẽ đái dầm và nước tiểu chảy ra một cách thụ động, không kiểm soát được.

Rối loạn cảm giác

Tê chân là biến chứng dễ gặp nhất của người bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng. Nguyên nhân là do dây thần kinh bị tổn thương gây ra rối loạn cảm giác ở khu vực da, ứng với dây thần kinh. Những vùng da này sẽ có cảm giác nóng lạnh, mất đi cảm giác tê bì chân tay.

Hội chứng đau khập khiễng cách hồi

Bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể gây ra hội chứng đau khập khiễng cách hồi, rối loạn động động. Triệu chứng cụ thể là người bệnh cần phải nghỉ ngơi một lúc rồi mới có thể đi tiếp, gọi là một dạng đau dây thần kinh ngắt quãng.

Thoat Vi Dia Dem Cot Song That Lung Gay Ra Nhieu Bien Chung
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra nhiều biến chứng

Cần làm gì để hạn chế biến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?

Có nhiều ý kiến cho rằng, khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ cần hạn chế trong ăn uống. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ. Để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần phải lưu ý những điều sau:  

Những hạn chế trong chế độ ăn uống

  • Kiêng rượu bia, đồ uống có chất kích thích
  • Hạn chế ăn các loại thức ăn khó tiêu, đồ uống có gas
  • Tránh món nhiều dầu mỡ như thịt mỡ, bánh kẹo, đồ ngọt … Những món ăn này nên hạn chế trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
  • Tránh ăn thực phẩm có hàm lượng purun và frucozo cao như cá trích, thịt gia súc, gan, thịt lợn muối …
  • Không hút thuốc lá, vì hút sẽ làm tăng khả năng thoát vị và các bệnh lý khác

Những hạn chế khi sinh hoạt hàng ngày

  • Khi thay đổi tư thế cần phải từ từ nhẹ nhàng để thích nghi dần, tránh đột ngột
  • Khi đang nằm ngửa cần ngồi dậy thì nên từ từ, ngồi dậy rồi sau đó mới đứng lên, thực hiện từng bước một, không nên bật dậy đột ngột khi đang nằm
  • Cần chú ý trong tư thế khiêng vật nặng. Hãy ngồi xuống từ từ dùng lực chân để nâng người dậy khi khiêng vật  nặng, tránh tư thế thõng lưng khiêng vật nặng
  • Khi chạy nhảy cần lưu ý để không gây nên chấn thương do áp lực nén, hoạt động sẽ tác động lên đĩa đệm
  • Không nên xách lệch người hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài, sẽ gây áp lực đè nên đĩa đệm ảnh hưởng trực tiếp tới đĩa đệm cột sống thắt lưng

Người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ được tư vấn hướng điều trị phù hợp nhất. Với sự phát triển của y học hiện đại thì cơ hội điều trị bệnh thành công ngày càng cao, phục hồi chức năng cho người bệnh tốt nhất. Bên cạnh việc điều trị theo y học, người bệnh có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu song song để đẩy nhanh quá trình phục hồi chức năng vận động.

Massage trị liệu sẽ giúp các cơn đau thuyên giảm nhanh chóng, chăm sóc và bảo vệ cột sống thắt lưng, cải thiện tuần hoàn máu, đẩy lùi biến chứng bệnh. Hiện nay các thiết bị chăm sóc sức khỏe được nhiều người lựa chọn, tin tưởng là máy mát xa toàn thân.

>>> Xem thêm: Thiết bị massage toàn thân có hồng ngoại tăng cường hiệu quả giảm đau

Với hệ thống con lăn đa điểm, chức năng kéo dãn, các bài tập massage tự động, cơ chế nhiệt hồng ngoai,… chiếc máy này có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiệu quả. Dòng máy này được ưa chuộng tại nhiều nước trên thế giới và là thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà hàng đầu hiện nay.

Hi vọng với những chia sẻ ngắn gọn trên đây giúp mọi người có thêm kiến thức tổng quan hơn về biến chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, để kịp thời thăm khám và chữa trị đúng cách, có một sức khỏe tốt!

4.9/5 - (30 bình chọn)
Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
4.9/5 - (30 bình chọn)

Câu hỏi thường gặp (3)

Nhận diện thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm lưng là tình trạng đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí trong đốt sống, chèn ép vào các rễ thần kinh, tủy sống. Trên cơ thể người có 24 đốt sống, đĩa đệm chính là bộ phận kết nối các đốt sống liên kết lại với nhau, bộ phận này chính là khoang giữa các đốt sống. Mục đích giúp cho cột sống có thể cử động nhịp nhàng, giảm sóc, cột sống vững vàng hơn.

Các biến chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Ảnh hướng tới dây thần kinh

Gây liệt tàn phế

Teo cơ chi

Rối loạn đại, tiểu tiện

Rối loạn cảm giác

Hội chứng đau khập khiễng cách hồi

Cần làm gì để hạn chế biến chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng?
  • Cần thiết phải kiêng rượu bia, đồ uống có chất kích thích
  • Hạn chế ăn các loại thức ăn không tiêu, thức uống có gas
  • Tránh món nhiều dầu mỡ như thịt mỡ, bánh kẹo, đồ ngọt … nên cho vào sanh sách những món ăn hạn chế trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng
  • Tránh ăn thực phẩm có hàm lượng purun và frucozo cao như cá trích, thịt gia súc, gan, thịt lợn muối …
  • Không hút thuốc lá, vì hút sẽ làm tăng khả năng thoát vị và các bệnh lý khác
  • Khi thay đổi tư thế cần phải từ từ nhẹ nhàng để thích nghi dần, tránh đột ngột
  • Khi đang nằm ngửa cần ngồi dậy thì nên từ từ, ngồi dậy rồi sau đó mới đứng lên, thực hiện từng bước một, không nên bật dậy đột ngột khi đang nằm
  • Cần chú ý trong tư thế khiêng vật nặng. Hãy ngồi xuống từ từ dùng lực chân để nâng người dậy khi khiêng vật  nặng, tránh tư thế thõng lưng khiêng vật nặng
  • Khi chạy nhảy cần lưu ý để không gây nên chấn thương do áp lực nén, hoạt động sẽ tác động lên đĩa đệm
  • Không nên xách lệch người hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài, sẽ gây áp lực đè nên đĩa đệm ảnh hưởng trực tiếp tới đĩa đệm cột sống thắt lưng
Question and answer (0 comments)

Bình luận đã bị đóng.