Trầm cảm là một triệu chứng của rối loạn tâm trạng, nó không chỉ khiến trẻ có cảm giác buồn bã, mất hứng thú với cuộc sống mà còn ảnh hưởng tới suy nghĩ, cảm nhận, thậm chí là dẫn tới các vấn đề về thể chất và tinh thần. Điều này gây nên tác động vô cùng xấu tới sự phát triển của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, việc nhận biết các biểu hiện của bệnh trầm cảm ở trẻ em là điều mà các phụ huynh nên biết.

Trầm cảm ở trẻ em là gì?

Trầm cảm ở trẻ em là một trong những rối loạn tâm lý cần được quan tâm hàng đầu.

Hầu hết những đứa trẻ bị trầm cảm đều trải qua các thay đổi về mặt xã hội, mất hứng thú ở trường học, điểm kém, thay đổi về ngoại hình. Khi trẻ lên 12 tuổi, rất có thể tập uống rượu, hút thuốc, dùng ma túy nếu bị ảnh hưởng tâm lý bị trầm cảm.

Trầm cảm ở trẻ em là rối loạn tâm lý cần được quan tâm hàng đầu
Trầm cảm ở trẻ em là rối loạn tâm lý cần được quan tâm hàng đầu

Trẻ em bị trầm cảm cũng có khả năng tự tử, đặc biệt là trẻ thường hay khó chịu hoặc tức giận. Đối với trẻ em là con gái thì có nhiều khả năng nghĩ tới việc tự tử, còn là con trai thì có nhiều khả năng hành động tự sát. Điển hình là trẻ em sống trong môi trường bạo lực, sử dụng ma túy, bị lạm dụng tình dục, có nguy cơ tự tử cao hơn khi xuất hiện dấu hiệu trầm cảm.

Biểu hiện của bệnh trầm cảm ở trẻ em

Các biểu hiện của bệnh trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên thường gặp là:

  • Hay cáu kỉnh hoặc thất thường (gắt gỏng, dễ cáu, thù địch,…)
  • Không còn hứng thú với các hoạt động giải trí được yêu thích trước đây
  • Không muốn đi ra ngoài
  • Né tránh việc đi học
  • Không tham gia các hoạt động trên lớp hoặc không còn muốn đi chơi với bạn bè
  • Kết quả học tập suy giảm, hay bị than phiền vì không tập trung, hay quên
  • Giấc ngủ bị thay đổi, ngủ nhiều hơn hoặc mất ngủ
Biểu hiện của bệnh trầm cảm ở trẻ em có thể là ngủ nhiều hoặc mất ngủ
Giấc ngủ bị thay đổi, ngủ nhiều hay mất ngủ cũng là biểu hiện của bệnh trầm cảm ở trẻ em
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, đau dạ dày,…
  • Trở nên cố chấp hơn, bắt nạt người khác, trốn khỏi nhà
  • Suy nghĩ tiêu cực, có hành vi hoặc ý tưởng tự tử
  • Cảm giác vô dụng, cảm thấy bị từ chối và không được yêu thương
  • Lạm dụng rượu hoặc các chất kích thích khác

Nguyên nhân khiến trẻ bị trầm cảm

Cũng giống như người trưởng thành, nguyên nhân khiến trẻ bị trầm cảm là do nhiều yếu tố liên quan đến sức khỏe, thể chất, biến cố cuộc sống, quá khứ gia đình, môi trường,… Trong đó có hai nguyên nhân thường thấy ở trẻ em bị trầm cảm là do áp lực về việc học hành và hoàn cảnh gia đình.

  • Áp lực về việc học: Nếu ba mẹ gây sức ép, bắt con phải có thành tích học tập vượt trội hơn các bạn sẽ khiến trẻ dễ bị trầm cảm. Cùng với áp lực về việc học, thể chất mệt mỏi sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Gia đình hay xung đột: Nếu trẻ sống trong một gia đình thường xuyên xung đột sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, bất an và ngày càng thu mình lại, không thể nói ra những cảm giác của mình với người lớn. 
Áp lực về việc học là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị trầm cảm
Áp lực về việc học là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị trầm cảm

Cách điều trị về bệnh trầm cảm ở trẻ em

Khi nhận thấy những biểu hiện của bệnh trầm cảm ở trẻ em, gia đình nên áp dụng một số phương pháp sau:

  • Cha mẹ hãy tâm sự, chia sẻ và lắng nghe con nhiều hơn.
  • Không nên tạo áp lực quá lớn cho trẻ em về việc sinh hoạt, học tập hay các mối quan hệ khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
  • Hãy xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng để trẻ được phát triển tốt hơn.
  • Rèn luyện cho trẻ lối sống tốt, ăn ngủ đúng giờ.
  • Cho trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi lành mạnh để trẻ được thoải mái hơn.
  • Khuyến khích trẻ tự do phát triển và vui chơi, cha mẹ cũng nên tham gia vào các hoạt động yêu thích của con.
  • Phối hợp cùng với nhà trường để tìm hiểu về các hoạt động của trẻ, quan tâm tới các mối quan hệ của con, phòng chống bạo lực học đường.

Nếu tình trạng trầm cảm của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn, cha mẹ hãy đưa con gặp bác sĩ, chuyên gia tâm lý để có cách điều trị tốt nhất. Hiện nay, các nhà y học về tâm lý đang đẩy mạnh việc điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ thông qua liệu pháp tâm lý. Đây là một phương pháp điều trị an toàn, không dùng thuốc, không gây tác dụng phụ ở trẻ và có thể hướng dẫn trẻ tốt hơn.

Trẻ em là lứa tuổi nhạy cảm, vậy nên gia đình hãy quan tâm và chú ý đến sức khỏe của con mình. Để ý đến sự phát triển của con, tạo cho con một tâm lý thoải mái vui vẻ, không nên áp đặt, bắt buộc làm những gì mà con không thích.

Xem thêm: Hướng dẫn cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân trầm cảm

Thông qua những thông tin mà Gia Dụng Việt đã cung cấp về nguyên nhân cũng như biểu hiện của bệnh trầm cảm ở trẻ em. Cha mẹ hãy tránh gây áp lực cho con, nếu con xuất hiện các dấu hiệu của bệnh trầm cảm như trên, cha mẹ hãy áp dụng phương pháp điều trị hoặc cho trẻ đi gặp bác sĩ, chuyên gia tâm lý. 

Che Do Bao Hanh Gdv  

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989 - 056.929.9999

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7:  056.929.9999

SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021
Bình luận (0 bình luận)