Ở Việt Nam hiện nay số trẻ mắc tự kỷ ngày càng tăng với tần suất gặp khoảng 1/100 trẻ. Một khi trẻ được chẩn đoán tự kỷ thì chứng bệnh này sẽ theo trẻ đó suốt cả cuộc đời cùng với những rối loạn phát triển: Rối loạn cảm giác, khiếm khuyết về nhận thức, khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người, chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc,… Khiến cho trẻ bị tự kỷ phát triển khác thường về nhân cách, khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng.
Hiện nay, đã có rất nhiều cách để điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ, giúp trẻ đa dạng hóa kỹ năng, tự chăm sóc bản thân và dễ dàng hòa nhập hơn. Vậy nên, nếu chẳng may trẻ mắc phải chứng bệnh này cha mẹ cũng không cần quá lo lắng. Hãy cùng Gia Dụng Việt tham khảo ngay một số cách điều trị bệnh tự kỷ cho trẻ được áp dụng phổ biến trong bài viết dưới đây nhé!
<<>> Chăm sóc sức khỏe chủ động hiệu quả với ghế massage dưới 30 triệu siêu phẩm ghế massage cao cấp nhất hiện nay.
Xem nhanh nội dung
Tìm hiểu về bệnh tự kỷ ở trẻ
Bệnh tự kỷ là gì?
Tự kỷ là một hội chứng rối loạn phát triển có liên quan đến sự phát triển chức năng của não, đặc trưng bởi những khiếm khuyết về ngôn ngữ, hành vi, cảm xúc, kỹ năng giao tiếp với xã hội, sở thích bị hạn chế hoặc lặp đi lặp lại.
>>> Xem thêm: Bệnh mất ngủ ở trẻ em [Nguyên Nhân][Cách điều trị] hiệu quả tại nhà
Nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở trẻ
Hiện nay, các nguyên nhân cụ thể gây bệnh tự kỷ ở trẻ vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy căn bệnh này có liên quan đến sự di truyền, ảnh hưởng của quá trình mang thai và một số yếu tố khác, cụ thể:
Yếu tố di truyền: Sự phát triển mất cân đối của não do một số gen gây ra khiến cho não bị tổn thương. Tự kỷ có xu hướng di chuyển trong gia đình, nếu bố mẹ từng mẹ mắc căn bệnh này thì trẻ khi sinh ra cũng có thể mắc phải. Nguy cơ trẻ mắc chứng bệnh này cũng sẽ cao hơn nếu anh chị em trọng gia đình mắc bệnh.
Ảnh hưởng của quá trình mang thai: Trong quá trình mang thai nếu mẹ bị tiểu đường, cúm, sởi, dùng thuốc không đúng chỉ định của bác sĩ, căng thẳng quá mức hoặc gặp một số vấn đề viêm nhiễm trùng, mắc bệnh tuyến giáp,… thì khi trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh tự kỷ. Mẹ bầu thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc lá, ma túy, rượu bia,… cũng sẽ làm tăng nguy cơ khiến trẻ sinh ra bị tự kỷ. Ngoài ra, nguy cơ trẻ bị tự kỷ còn đến từ việc dùng thuốc chống co giật, thalidomide và axit valproic trong quá trình mang thai.
Các yếu tố khác: Yếu tố gia đình (cha mẹ ít quan tâm con cái, chăm sóc chữa đúng cách…), yếu tố môi trường (ô nhiễm, hóa chất), yếu tố bệnh lý (cấu trúc não bất thường, bị động kinh, hội chứng X dễ gãy),… cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh kỷ ở trẻ hoặc khiến cho bệnh trầm trọng hơn.
Nhận biết dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ
Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết trẻ bị tự kỷ cha mẹ cần lưu ý:
Các dấu hiệu ban đầu
- Ít giao tiếp và chia sẻ với mọi người.
- Phản ứng kém với tên mình.
- Mắt kém.
- Không tự chơi, chơi giả vờ một mình.
- Chưa biết nói từ tháng thứ 12 trở đi.
Hạn chế giao tiếp xã hội
Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường gặp các vấn đề về các kỹ năng tương tác và giao tiếp với xã hội như:
- Ngại giao tiếp bằng mắt, không nhìn thẳng vào mắt người đối diện khi đang trò chuyện.
- Ít phản xạ với lời nói của mọi người và hầu như là không quan tâm tới môi trường xung quanh.
- Sống khép kín, thu mình, thích ngồi chơi một mình.
- Chậm nói, không nói, chỉ nói chuyện để đưa ra yêu cầu hoặc thậm chí là không biết nói.
- Trẻ có giọng nói khác thường như: giọng lớ lớ, nói nhanh, nói rất to, thiếu diễn cảm,…
- Đôi khi lặp đi lặp lại một câu nói nào đó hoặc nói các từ ngữ thường khó hiểu.
- Có xu hướng không thích tiếp xúc cơ thể như ôm ấp, âu yếm,…
- Ít hoặc không giao lưu với ba mẹ, người thân.
Bất thường về hành vi
- Thực hiện các hành vi bất thường lặp đi lặp lại như: Xoay tròn, vỗ tay, đung đưa, chạy vòng quanh, đập vào đầu, kiễng gót, nhìn nghiêng, nhảy chân sáo, ngắm nhìn tay,…
- Hành vi rập khuôn, trở nên bối rối khi có sự thay đổi nhỏ, ví dụ như: chỉ biết một đường về nhà cố định, ngồi đúng một chỗ, thích mặc đúng một bộ quần áo, làm mọi việc đúng theo một trình tự nhất định,…
- Có thái độ, hành vi hung hăng với bản thân và mọi người xung quanh.
- Không thể tập trung lâu.
- Chỉ thích ăn một vài loại thực phẩm nhất định.
- Chỉ chơi đồ chơi theo đúng một cách.
- Khó khăn khi tập thể dục, trò chơi cần trí tưởng tượng.
Nếu các bậc phụ huynh phát hiện trẻ có các dấu hiệu trên, nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
Các cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em
Liệu pháp y sinh học
- Hóa dược: Hiện nay thuốc để điều trị bệnh tự kỷ vẫn chưa có, nhưng bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều trị các triệu chứng liên quan như động kinh, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, rối loạn tăng động giảm chú ý, hành vi hung hăng,…. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây nên một số tác dụng phụ nghiêm trọng, vì thế chỉ nên dùng khi có sự chỉ định và cần đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe để đánh giá hiệu quả của thuốc.
- Vật lý trị liệu: Đây là cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em qua cơ chế hoạt hóa một số cơ quan kém hoặc không được hoạt động. Giúp trẻ làm được các động tác phức tạp như vận động chéo của chân và tay, vận động tinh của bàn tay, vận động cơ quan phát âm,… Ngoài ra, phương pháp này còn có thể loại bỏ một số hành vi đặc trưng của bệnh tự kỷ và thay vào đó là các hành vi tích cực hơn.
- Oxy cao áp: Với phương pháp điều trị bệnh tự kỷ này, trẻ sẽ được đặt trong một môi trường oxy tinh khiết với áp suất cao, lượng oxy sẽ thấm qua da và hòa tan vào máu, giúp lượng oxy hóa trong máu cao hơn nhiều so với bình thường. Một số vùng não của trẻ bị tự kỷ thường có tốc độ tuần hoàn máu chậm với so với trẻ bình thường. Ngoài ra, trẻ có thể xuất hiện các biểu hiện như viêm dạ dày ruột, viêm thần kinh, giảm khả năng vận chuyển oxy đến tế bào và mô. Do đó, liệu pháp này sẽ cung cấp nhiều oxy hóa hơn cho não, tạo các mạch máu mới, tăng lưu lượng oxy hóa đến tế bào và cơ quan, kháng viêm. Tuy nhiên, cách điều trị bệnh tự kỷ này chỉ được áp dụng chủ yếu ở các nước phát triển.
- Bấm huyệt: Phương pháp điều trị bệnh tự kỷ cho trẻ này yêu cầu phải kiên trì, áp dụng trong một khoảng thời gian dài. Sẽ giúp trẻ có những thay đổi tích cực như: nói được một số từ, hợp tác với người lớn, chơi với bạn bè…
Liệu pháp tâm lý
- Can thiệp tâm thần vận động: Việc này sẽ giúp trẻ bị tự kỷ có thể phối hợp các chứng năng tâm lý rời rạc để thực hiện các hoạt động tâm lý có nghĩa. Đồng thời, phương pháp này còn giúp tăng khả năng hợp tác của trẻ.
- Trị liệu ngôn ngữ và chỉnh âm: Mục đích của phương pháp này là giúp cho trẻ có thể nói chuyện lưu loát, giao tiếp với mọi người xung quanh và hiểu được ý nghĩa của lời nói.
Các phương pháp tại nhà
- Hỗ trợ trẻ tương tác với thế giới bên ngoài: Người thân trong gia đình không nên làm trẻ cảm thấy khác biệt so với những đứa trẻ khác, hãy xem trẻ như một đứa trẻ bình thường, cho trẻ hòa nhập với môi trường quanh và hỗ trợ cho trẻ tương tác với xã hội.
- Để ý đến sở thích, điều trẻ quan tâm: Bắt đầu với việc mua những món đồ trẻ thích, cho trẻ chơi đến khi quen thì hãy cất món đồ đó đi. Nếu trẻ đòi chơi tiếp bằng hành động, cha mẹ hãy đưa cho trẻ, sau đó là giả vờ không hiểu hành động này để thúc đẩy trẻ nói chuyện để lấy được món đồ chơi.
- Để cho trẻ có không gian riêng: Việc cha mẹ để cho trẻ bị tự kỷ có không gian riêng, tự học, tự tiếp thu theo tốc độ riêng của bản thân sẽ giúp trẻ phân tích và hiểu rõ tình huống hơn. Tuy việc làm này khá tốn thời gian nhưng lại mang đến hiệu quả lâu dài và bền vững nên cha mẹ cần kiên nhẫn, không thúc ép trẻ.
- Dùng các thiết bị công nghệ để hỗ trợ: Điều trị bệnh tự kỷ cho trẻ sẽ dễ dàng hơn khi cha mẹ áp dụng công nghệ mới và các phương pháp hỗ trợ trực quan, trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ hơn khi tìm hiểu về chúng, nhất là khi tập nói.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Không dùng sữa động vật và các thực phẩm làm từ sữa, nên bổ sung nguồn đạm thực vật bằng các loại đậu cho trẻ bị tự kỷ. Hạn chế các món ăn được làm từ bột mì, thức ăn nhanh, đóng hộp và các loại đồ biển, hải sản như cá thu, cá ngừ, ngao, sò. Và đặc biệt là chú ý đến việc chăm sóc não bộ thông qua dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ vitamin và các yếu tố vi lượng tốt cho sự phát triển của não bộ ở trẻ.
- Hãy tin tưởng trẻ, động viên khi trẻ làm đúng, tránh gây áp lực.
- Cho trẻ một bầu không khí vui vẻ và lạc quan.
- Giao tiếp bằng mắt với trẻ.
- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, ngắn gọn khi giao tiếp với trẻ.
- Nên chủ động tham gia các câu lạc bộ dành cho dành cho cha mẹ của trẻ tự kỷ.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể cho trẻ sử dụng thêm ghế massage toàn thân tại nhà. Một số nghiên cứu đã chứng minh, việc sử dụng ghế massage cho trẻ mắc hội chứng tự kỷ có tác dụng phục hồi thể chất, tinh thần, giúp trẻ mạnh dạn hơn trong khi giao tiếp với người khác. Nhờ vậy, trẻ sẽ nhanh chóng hòa nhập với thế giới xung quanh và các thành viên trong xã hội.
Để trẻ thoát khỏi chứng bệnh tự kỷ, ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị bệnh tự kỷ trên thì sự kiên nhẫn và chân thành của cha mẹ là điều rất quan trọng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có thêm nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh tự kỷ ở trẻ.
Nếu có nhu cầu tìm mua ghế massage hãy liên hệ ngay tới Gia Dụng Việt qua số Hotline 0989.88.66.86 – 0968.621.733 để được tư vấn nhanh nhất!
>>Xem thêm:
- Đệm massage
- Gối massage
- Máy massage
- Tiết kiệm hơn với ghế massage thanh lý ghế massage Nhật hàng chính hãng giá rẻ
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 - 056.929.9999
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
SHOWROOM 3: 561 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://giadungviet.vn